Sau một thời gian các nhà mạng tự xây dựng mạng xã hội riêng mà không thành công, tháng 7/2012, MobiFone lại tiếp tục ra mắt mạng xã hội Zoota giúp người dùng gắn kết với những mạng xã hội hiện có như Facebook, Twitter...
Dù đã chọn cách "tiếp cận" khác so với những mạng xã hội cũ của nhà mạng, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Zoota sẽ rất khó thành công vì chưa có nhiều dịch vụ và chức năng hạn chế.
Khi nhà mạng tiếp tục "tham chiến" thị trường mạng xã hội
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ GTGT MobiFone, nguyên nhân khiến các nhà mạng phải xây dựng mạng xã hội là do mạng xã hội đang trở thành xu hướng của người sử dụng và phải gắn kết tập khách hàng thuê bao di động của mình với người dùng. Ngoài ra, khi tham gia vào thị trường mạng xã hội, so với các doanh nghiệp nội dung khác, nhà mạng có những lợi thế nhất định như sử dụng được tập khách hàng thuê bao của mình, khả năng kết nối cùng lúc với nhiều mạng xã hội khác nhau, hỗ trợ truy cập dữ liệu từ di động và có công cụ cập nhật thông tin nhanh thông qua SMS hay voice.
Tuy nhiên, các nhà mạng di động thường phân vân trước 2 lựa chọn: tự xây dựng mạng xã hội riêng để cạnh tranh với các mạng xã hội hiện có và tạo công cụ để tăng khả năng kết nối người dùng di động với các mạng xã hội khác. "MobiFone đã chọn cách tiếp cận thứ 2 để người dùng có thể gắn các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter vào cùng một giao diện Zoota bên cạnh việc người dùng có thể chia sẻ, chat, kết bạn, chơi game... giữa các tài khoản zoota", ông Hùng cho biết thêm.
Cũng theo ông Hùng, so sánh với các mạng xã hội trong nước khác như Ola, Zing me, Mimo.vn, Vitalk thì Zoota có rất nhiều điểm vượt trội với đầy đủ các tính năng như dịch vụ định vị (location base services), social hub, chat, game, SMS, hỗ trợ dữ liệu.."Sau 3 tháng, từ tháng 7 đến 9/2012, số lượng người dùng Zoota đã tăng từ 50.000 người lên 120.000 người và doanh thu tăng từ con số 0 lên 1.050 triệu đồng từ game và nội dung. Mặc dù vậy, quãng thời gian 3 tháng là quá sớm để khẳng định hướng đi này có đúng hay không", ông Hùng nhấn mạnh.
Trước đó, đầu tháng 4/2010, VinaPhone cung cấp thử nghiệm dịch vụ “mạng xã hội” m360 - dịch vụ cộng đồng trên di động dành cho các thuê bao của mạng này, với hệ thống các tiện ích nhằm phục vụ nhu cầu giải trí kết bạn, trao đổi thông tin và chơi game. Cũng trong năm 2010, Viettel cho ra mắt mạng xã hội địa điểm Kunkun và MobiFone cũng giới thiệu mạng xã hội dành cho thuê bao của mình. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, các mạng xã hội này dần dần ít được người sử dụng và truyền thông nhắc đến.
Tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 tháng 6/2011, ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc VNG cho rằng các nhà mạng viễn thông không nên tự xây dựng mạng xã hội của riêng mình và nếu có làm thì rất khó thành công, bởi vì nhu cầu của người sử dụng mạng xã hội là kết nối lẫn nhau.Ví dụ, mạng xã hội địa điểm Kunkun của Viettel, nếu chỉ có thuê bao của Viettel sử dụng thì sẽ không tạo ra nhiều giá trị cho các thuê bao.
Do đó, theo ông Khải, thay vì làm mạng xã hội, các nhà mạng có thể tạo ra những dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp chặt chẽ với các mạng xã hội đã có như Zing Me, Facebook, Twitter, Go.vn… Cùng quan điểm, ông Hùng cho rằng, nhu cầu khi tham gia mạng xã hội là kết nối và chia sẻ và nếu đi ngược nhu cầu đó sẽ không thành công.
Khó thành công vì chức năng hạn chế
Anh Nguyễn Duy Hiến, đại diện kho tải AppstoreVN cho biết, Zoota là một dạng "cổng dịch vụ" tổng hợp hơn là một mạng xã hội đơn thuần, người dùng có thể kết nối Zoota với Facebook, Yahoo, Msn, Google talk và tham gia những game mini khá hấp dẫn. Zoota mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi "gom" các dịch vụ phổ biến lại và đại diện một thế hệ mạng xã hội mới dành riêng cho điện thoại. Đây thực sự là mô hình hay và khá mới lạ ở Việt Nam, nhất là trên nền tảng di động, mô hình này khá giống với mô hình mà các ông lớn trên thế giới như Papaya, Gree, DeNA theo đuổi.
Như vậy, Zoota hoàn toàn có khả năng thu hút được lượng người dùng đáng kể nhưng để trở thành một "hiện tượng" hay cạnh tranh với các mạng xã hội đang thu hút nhiều người dùng Việt Nam thì còn nhiều trở ngại như: chỉ thuê bao MobiFone mới có thể tham gia, chức năng còn hạn chế, ít dịch vụ hấp dẫn… "Mạng xã hội cho điện thoại vẫn là thị trường đầy tiềm năng mà các nhà mạng - đơn vị có ưu thế tuyệt đối về dữ liệu người dùng cũng như nguồn tài chính vững mạnh - không muốn bỏ lỡ", anh Hiến khẳng định.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực di động, mạng xã hội Zoota sẽ chỉ dừng ở mức một ứng dụng "tiềm năng" chứ rất khó thành công. Bởi vì, trước đây, những ứng dụng mạng xã hội được nhiều người biết đến như Ola hay Vitalk cũng được xây dựng nhờ cộng đồng người dùng Yahoo Messenger. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là trong khi người dùng Yahoo Messenger có nhu cầu kết nối, tán gẫu với người khác nên cộng đồng Ola, Vitalk hoạt động rất mạnh còn người sử dụng Facebook chủ yếu để chia sẻ nội dung (content sharing) nên sẽ không quan tâm đến những người dùng Zoota khác. Ngoài ra, người dùng Facebook đã quen với khái niệm miễn phí và chỉ mất cước dữ liệu, trong khi cước 3G hiện nay đã rất rẻ (MobiFone với gói MIU trọn gói chỉ với giá 40.000 đồng/tháng) thì riêng việc đăng ký Zoota đã mất khoảng 15.000 đồng/tháng nên rất khó hấp dẫn người sử dụng.
"Chưa kể, các mạng xã hội như Facebook, Twitter đều đưa ra ứng dụng của mình và tích hợp sẵn trên các thiết bị di động. Vì thế, sản phẩm của họ chắc chắn sẽ tốt và hút người dùng hơn ứng dụng của một đơn vị khác như MobiFone", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đại diện VNG cũng cho rằng, trên thế giới, chưa có bất kỳ một nhà mạng nào tự xây dựng thành công một mạng xã hội. Do đó, các nhà mạng nên đưa ra hững gói cước hỗ trợ người dùng truy cập các mạng xã hội đã có hiện nay như Facebook, Twitter, Zing Me, Go.vn... để tăng lưu lượng sử dụng mạng 3G.
:ict:
Dù đã chọn cách "tiếp cận" khác so với những mạng xã hội cũ của nhà mạng, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Zoota sẽ rất khó thành công vì chưa có nhiều dịch vụ và chức năng hạn chế.
Khi nhà mạng tiếp tục "tham chiến" thị trường mạng xã hội
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ GTGT MobiFone, nguyên nhân khiến các nhà mạng phải xây dựng mạng xã hội là do mạng xã hội đang trở thành xu hướng của người sử dụng và phải gắn kết tập khách hàng thuê bao di động của mình với người dùng. Ngoài ra, khi tham gia vào thị trường mạng xã hội, so với các doanh nghiệp nội dung khác, nhà mạng có những lợi thế nhất định như sử dụng được tập khách hàng thuê bao của mình, khả năng kết nối cùng lúc với nhiều mạng xã hội khác nhau, hỗ trợ truy cập dữ liệu từ di động và có công cụ cập nhật thông tin nhanh thông qua SMS hay voice.
Tuy nhiên, các nhà mạng di động thường phân vân trước 2 lựa chọn: tự xây dựng mạng xã hội riêng để cạnh tranh với các mạng xã hội hiện có và tạo công cụ để tăng khả năng kết nối người dùng di động với các mạng xã hội khác. "MobiFone đã chọn cách tiếp cận thứ 2 để người dùng có thể gắn các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter vào cùng một giao diện Zoota bên cạnh việc người dùng có thể chia sẻ, chat, kết bạn, chơi game... giữa các tài khoản zoota", ông Hùng cho biết thêm.
Cũng theo ông Hùng, so sánh với các mạng xã hội trong nước khác như Ola, Zing me, Mimo.vn, Vitalk thì Zoota có rất nhiều điểm vượt trội với đầy đủ các tính năng như dịch vụ định vị (location base services), social hub, chat, game, SMS, hỗ trợ dữ liệu.."Sau 3 tháng, từ tháng 7 đến 9/2012, số lượng người dùng Zoota đã tăng từ 50.000 người lên 120.000 người và doanh thu tăng từ con số 0 lên 1.050 triệu đồng từ game và nội dung. Mặc dù vậy, quãng thời gian 3 tháng là quá sớm để khẳng định hướng đi này có đúng hay không", ông Hùng nhấn mạnh.
Trước đó, đầu tháng 4/2010, VinaPhone cung cấp thử nghiệm dịch vụ “mạng xã hội” m360 - dịch vụ cộng đồng trên di động dành cho các thuê bao của mạng này, với hệ thống các tiện ích nhằm phục vụ nhu cầu giải trí kết bạn, trao đổi thông tin và chơi game. Cũng trong năm 2010, Viettel cho ra mắt mạng xã hội địa điểm Kunkun và MobiFone cũng giới thiệu mạng xã hội dành cho thuê bao của mình. Tuy nhiên, sang đến năm 2011, các mạng xã hội này dần dần ít được người sử dụng và truyền thông nhắc đến.
Tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 tháng 6/2011, ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc VNG cho rằng các nhà mạng viễn thông không nên tự xây dựng mạng xã hội của riêng mình và nếu có làm thì rất khó thành công, bởi vì nhu cầu của người sử dụng mạng xã hội là kết nối lẫn nhau.Ví dụ, mạng xã hội địa điểm Kunkun của Viettel, nếu chỉ có thuê bao của Viettel sử dụng thì sẽ không tạo ra nhiều giá trị cho các thuê bao.
Do đó, theo ông Khải, thay vì làm mạng xã hội, các nhà mạng có thể tạo ra những dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp chặt chẽ với các mạng xã hội đã có như Zing Me, Facebook, Twitter, Go.vn… Cùng quan điểm, ông Hùng cho rằng, nhu cầu khi tham gia mạng xã hội là kết nối và chia sẻ và nếu đi ngược nhu cầu đó sẽ không thành công.
Khó thành công vì chức năng hạn chế
Anh Nguyễn Duy Hiến, đại diện kho tải AppstoreVN cho biết, Zoota là một dạng "cổng dịch vụ" tổng hợp hơn là một mạng xã hội đơn thuần, người dùng có thể kết nối Zoota với Facebook, Yahoo, Msn, Google talk và tham gia những game mini khá hấp dẫn. Zoota mang lại sự tiện lợi cho người dùng khi "gom" các dịch vụ phổ biến lại và đại diện một thế hệ mạng xã hội mới dành riêng cho điện thoại. Đây thực sự là mô hình hay và khá mới lạ ở Việt Nam, nhất là trên nền tảng di động, mô hình này khá giống với mô hình mà các ông lớn trên thế giới như Papaya, Gree, DeNA theo đuổi.
Như vậy, Zoota hoàn toàn có khả năng thu hút được lượng người dùng đáng kể nhưng để trở thành một "hiện tượng" hay cạnh tranh với các mạng xã hội đang thu hút nhiều người dùng Việt Nam thì còn nhiều trở ngại như: chỉ thuê bao MobiFone mới có thể tham gia, chức năng còn hạn chế, ít dịch vụ hấp dẫn… "Mạng xã hội cho điện thoại vẫn là thị trường đầy tiềm năng mà các nhà mạng - đơn vị có ưu thế tuyệt đối về dữ liệu người dùng cũng như nguồn tài chính vững mạnh - không muốn bỏ lỡ", anh Hiến khẳng định.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực di động, mạng xã hội Zoota sẽ chỉ dừng ở mức một ứng dụng "tiềm năng" chứ rất khó thành công. Bởi vì, trước đây, những ứng dụng mạng xã hội được nhiều người biết đến như Ola hay Vitalk cũng được xây dựng nhờ cộng đồng người dùng Yahoo Messenger. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là trong khi người dùng Yahoo Messenger có nhu cầu kết nối, tán gẫu với người khác nên cộng đồng Ola, Vitalk hoạt động rất mạnh còn người sử dụng Facebook chủ yếu để chia sẻ nội dung (content sharing) nên sẽ không quan tâm đến những người dùng Zoota khác. Ngoài ra, người dùng Facebook đã quen với khái niệm miễn phí và chỉ mất cước dữ liệu, trong khi cước 3G hiện nay đã rất rẻ (MobiFone với gói MIU trọn gói chỉ với giá 40.000 đồng/tháng) thì riêng việc đăng ký Zoota đã mất khoảng 15.000 đồng/tháng nên rất khó hấp dẫn người sử dụng.
"Chưa kể, các mạng xã hội như Facebook, Twitter đều đưa ra ứng dụng của mình và tích hợp sẵn trên các thiết bị di động. Vì thế, sản phẩm của họ chắc chắn sẽ tốt và hút người dùng hơn ứng dụng của một đơn vị khác như MobiFone", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đại diện VNG cũng cho rằng, trên thế giới, chưa có bất kỳ một nhà mạng nào tự xây dựng thành công một mạng xã hội. Do đó, các nhà mạng nên đưa ra hững gói cước hỗ trợ người dùng truy cập các mạng xã hội đã có hiện nay như Facebook, Twitter, Zing Me, Go.vn... để tăng lưu lượng sử dụng mạng 3G.
:ict: