Trong khi đi dạo cùng với chú chó của mình tại khu vực trạm khí tượng học trên bán đảo Taimyr thuộc biển bắc Siberia (Nga), một cậu bé 11 tuổi đã bất ngờ phát hiện thấy xác ướp còn nguyên vẹn của một con voi ma mút đực.
Xác ước voi ma mút sau đó đã được chuyển tới vùng Krasnoyarsk trước khi được đưa về thủ đô Moscow để các nhà khoa học nghiên cứu. Tiến sĩ Yevgeny Mashchenko, thuộc Viện cổ sinh vật học của Nga, nhận định đây là một xác ướp voi ma mút có một không hai.
Xác ướp voi ma mút mới phát hiện, được đặt tên là Zhenya, có trọng lượng khoảng 500 kg. Cơ thể của nó còn cả nguyên vẹn với khá nhiều thịt, 1 tai, 1 ngà, xương và đặc biệt vẫn còn dương vật cũng như tinh hoàn.
Các nhà khoa học xác định con voi va mút này được khoảng 15 hay 16 năm tuổi tại thời điểm tử vong. Điều này cho thấy con voi còn khá trẻ so với tuổi thọ trung bình của loài voi ma mút vào khoảng 60 đến 80 tuổi.
Tuy nhiên, tiến sĩ Boris Kuznetsov, thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học – Viện khoa học Nga, khẳng định tế bào sống của xác ướp của voi ma mút cổ đại đã phân hủy và không thể nhân bản vô tính để hồi phục loài voi này.
Xác ước voi ma mút sau đó đã được chuyển tới vùng Krasnoyarsk trước khi được đưa về thủ đô Moscow để các nhà khoa học nghiên cứu. Tiến sĩ Yevgeny Mashchenko, thuộc Viện cổ sinh vật học của Nga, nhận định đây là một xác ướp voi ma mút có một không hai.
Xác ướp voi ma mút mới phát hiện, được đặt tên là Zhenya, có trọng lượng khoảng 500 kg. Cơ thể của nó còn cả nguyên vẹn với khá nhiều thịt, 1 tai, 1 ngà, xương và đặc biệt vẫn còn dương vật cũng như tinh hoàn.
Các nhà khoa học xác định con voi va mút này được khoảng 15 hay 16 năm tuổi tại thời điểm tử vong. Điều này cho thấy con voi còn khá trẻ so với tuổi thọ trung bình của loài voi ma mút vào khoảng 60 đến 80 tuổi.
Tuy nhiên, tiến sĩ Boris Kuznetsov, thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học – Viện khoa học Nga, khẳng định tế bào sống của xác ướp của voi ma mút cổ đại đã phân hủy và không thể nhân bản vô tính để hồi phục loài voi này.