Kỹ sư Zhong Lin Wang và các cộng sự thuộc trường đại học California ở Mỹ đã phát hiện thấy rằng, virut ăn vi khuẩn M13 sở hữu đặc tính điện áp, giúp chúng có thể chuyển năng lượng cơ học thành năng lượng điện.
Để tạo ra điện, các nhà khoa học tiến hành gắn các virut M13 lên một tấm phim có diện tích khoảng 1cm2 với 2 điện cực ở hai đầu và sau đó, nhấn mạnh một trong hai điện cực. Kết quả, khoảng 400 mili V điện đã được tạo ra, tương đương với 1/4 năng lượng của một quả pin AAA.
Virut ăn vi khuẩn M13 có thể tạo ra điện
Các nhà khoa học hy vọng phát hiện của họ một ngày nào đó sẽ mở đường cho thế hệ điện thoại di động mới có thể tự sạc pin trong khi bạn đang đi bộ. Ngoài ra, virut M13 có thể thay thế các thiết bị áp điện độc hại đang được sử dụng trong điện thoại di động.
Phần lớn micrô trong điện thoại di động hiện nay sử dụng vật liệu áp điện bởi vì chúng cần chuyển năng lượng sóng âm thành năng lượng điện ở máy điện thoại gửi để có thể truyền đi và sau đó chuyển trở lại sóng ấm ở điện thoại di động nhận. Tuy nhiên, các thiết bị áp điện này được làm từ những kim loại nặng và độc hại như chì và catmi.
Trong khi đó, virut ăn vi khuẩn M13 có khả năng tạo ra điện nhưng không chứa những chất độc hại như vật liệu truyền thống. Ngoài ra, phương pháp sản xuất điện bằng virut M13 có chi phí rất thấp. Bởi vì các nhà khoa học có thể dễ dàng tạo ra hàng nghìn tỷ virut trong phòng thí nghiệm.
Để tạo ra điện, các nhà khoa học tiến hành gắn các virut M13 lên một tấm phim có diện tích khoảng 1cm2 với 2 điện cực ở hai đầu và sau đó, nhấn mạnh một trong hai điện cực. Kết quả, khoảng 400 mili V điện đã được tạo ra, tương đương với 1/4 năng lượng của một quả pin AAA.
Virut ăn vi khuẩn M13 có thể tạo ra điện
Các nhà khoa học hy vọng phát hiện của họ một ngày nào đó sẽ mở đường cho thế hệ điện thoại di động mới có thể tự sạc pin trong khi bạn đang đi bộ. Ngoài ra, virut M13 có thể thay thế các thiết bị áp điện độc hại đang được sử dụng trong điện thoại di động.
Phần lớn micrô trong điện thoại di động hiện nay sử dụng vật liệu áp điện bởi vì chúng cần chuyển năng lượng sóng âm thành năng lượng điện ở máy điện thoại gửi để có thể truyền đi và sau đó chuyển trở lại sóng ấm ở điện thoại di động nhận. Tuy nhiên, các thiết bị áp điện này được làm từ những kim loại nặng và độc hại như chì và catmi.
Trong khi đó, virut ăn vi khuẩn M13 có khả năng tạo ra điện nhưng không chứa những chất độc hại như vật liệu truyền thống. Ngoài ra, phương pháp sản xuất điện bằng virut M13 có chi phí rất thấp. Bởi vì các nhà khoa học có thể dễ dàng tạo ra hàng nghìn tỷ virut trong phòng thí nghiệm.