Dân Mỹ còn niềm tin
Ngay từ khi chiến dịch tranh cử mở màn, dù khít khao nhưng các cuộc thăm dò đều cho thấy tổng thống Obama luôn dẫn đầu ở những bang đã có tiếng nói cuối cùng như đã thấy trong ngày bầu cử.
Phải thấy rằng, ông Obama đã dựa vào một chiến dịch vận động đầy phức tạp để huy động các nhóm nhân khẩu học từng là những người ủng hộ đáng tin cậy nhất của ông: những cử tri thiểu số, người trẻ và phụ nữ. Ông Romney đã lôi kéo được rất nhiều cử tri da trắng, đặc biệt tầng lớp lao động nam giới, người già nhưng điều đó chưa đủ để ông choán ngôi tổng thống.
Chiến dịch tranh cử 2012 rất khác biệt với năm 2008 khi ông Obama bước vào cuộc đua bằng một thông điệp cao cả: “thay đổi” và trước sự bất mãn của cử tri với chính quyền George W. Bush, đặc biệt với cuộc chiến Iraq, để đánh bại ứng cử viên Cộng hòa John McCain. Lần nay, thông điệp tranh cử của mỗi ứng cử viên gắn chặt với tình trạng của nền kinh tế Mỹ vốn đã chịu tác động ngay trước thời điểm ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ 1. Ông Romney đã kịch liệt công kích Obama thất bại trong việc đưa nền kinh tế phục hồi trở lại sau suy thoái.
Tổng thống Obama phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Concord, N.H ngày 4/11/2012
Nhưng sau tất cả, ông Obama cho rằng dù hệ thống có chậm chạm nhưng nước Mỹ đang đi đúng hướng. Ồng đã viện dẫn đến các báo cáo kinh tế gần đây, trong đó có dữ liệu của Bộ Lao động cho thấy, lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới 8%. Đó là những dấu hiệu, theo Obama, kinh tế Mỹ đang cải thiện và sẽ tốt hơn theo thời gian.
Nền kinh tế trì trệ không đủ để đưa Romney vượt lên trong cuộc chạy đua năm 2012 dù đó là ưu tiên số 1 của cử tri. Kết quả các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy, rất nhiều người vẫn tin tưởng vào khả năng xử lý nền kinh tế của ông Obama nhiều hơn là ông Romney. Họ đổ lỗi những vấn đề kinh tế Mỹ hiện nay cho cựu tổng thổng George W. Bush chứ không phải Barack Obama.
Mặt khác, ngày từ những ngày đầu, nhóm vận động tranh cử của Obama đã khôn ngoan khi nỗ lực dựng lên hình ảnh ông Romney là một người giàu có, thế lực nhưng vô tâm, không lo âu cho nỗi thống khổ của tầng lớp trung lưu. Trong khi màn trình diễn mạnh mẽ tại cuộc tranh luận tổng thống lần thứ nhất đã giúp ông Romney làm mờ nhạt đi đôi chút hình ảnh đó thì Obama đã phản pháo vững chắc trong các cuộc tranh luận thứ 2 và thứ 3. Dù các cuộc thăm dò cho thấy những người Cộng hòa giành được thiện cảm của cử tri hơn thì các chiến thuật tinh vi và mạnh mẽ của đảng Dân chủ dường như đã mang lại cho Obama nhiều phiếu bầu hơn với cương lĩnh của ông.
Thắng cử nhưng con đường phía trước với ông Obama còn rất gian truân
Chặng đường phía trước còn gian nan
Chiến thắng nhưng có lẽ ông Obama sẽ chỉ có rất ít thời gian để ăn mừng. 4 năm tới, Washington vẫn cần phải đối phó với một nền kinh tế ì ạch, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục (đặc biệt với những người Mỹ gốc Phi), một khoản nợ 16 nghìn tỷ USD và các phần tử Hồi giáo cực đoan luôn muốn nhìn thấy nước Mỹ sụp đổ.
Tổng thống Mỹ tương lai cũng phải giải quyết những bất bình đẳng về giáo dục công, đem lại cho giới trẻ những công cụ khác ngoài bạo lực đang tiếp tục làm sói mòn các thành phố trên khắp đất nước, giải quyết tỷ lệ đói nghèo và béo phì, những vấn đề sẽ để lại hậu quả lâu dài cho nước Mỹ. Bên cạnh đó, một cuộc thăm dò của Hãng thông tấn AP cho thấy, thái độ phân biệt chủng tộc vẫn chưa được cải thiện trong 4 năm qua kể từ khi nước Mỹ bầu ra vị tổng thống da màu đầu tiên.
Ông Obama cũng sẽ phải đưa ra các lộ trình hành động cho nước Mỹ trong 4 năm tới về các vấn đề chi tiêu, thuế khóa, chăm sóc y tế và vai trò của chính phủ cũng như các thách thức ngoại giao như sự trỗi dậy của Trung Quốc hay các tham vọng hạt nhân của Iran.
Ngay từ khi chiến dịch tranh cử mở màn, dù khít khao nhưng các cuộc thăm dò đều cho thấy tổng thống Obama luôn dẫn đầu ở những bang đã có tiếng nói cuối cùng như đã thấy trong ngày bầu cử.
Phải thấy rằng, ông Obama đã dựa vào một chiến dịch vận động đầy phức tạp để huy động các nhóm nhân khẩu học từng là những người ủng hộ đáng tin cậy nhất của ông: những cử tri thiểu số, người trẻ và phụ nữ. Ông Romney đã lôi kéo được rất nhiều cử tri da trắng, đặc biệt tầng lớp lao động nam giới, người già nhưng điều đó chưa đủ để ông choán ngôi tổng thống.
Chiến dịch tranh cử 2012 rất khác biệt với năm 2008 khi ông Obama bước vào cuộc đua bằng một thông điệp cao cả: “thay đổi” và trước sự bất mãn của cử tri với chính quyền George W. Bush, đặc biệt với cuộc chiến Iraq, để đánh bại ứng cử viên Cộng hòa John McCain. Lần nay, thông điệp tranh cử của mỗi ứng cử viên gắn chặt với tình trạng của nền kinh tế Mỹ vốn đã chịu tác động ngay trước thời điểm ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ 1. Ông Romney đã kịch liệt công kích Obama thất bại trong việc đưa nền kinh tế phục hồi trở lại sau suy thoái.
Tổng thống Obama phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Concord, N.H ngày 4/11/2012
Nhưng sau tất cả, ông Obama cho rằng dù hệ thống có chậm chạm nhưng nước Mỹ đang đi đúng hướng. Ồng đã viện dẫn đến các báo cáo kinh tế gần đây, trong đó có dữ liệu của Bộ Lao động cho thấy, lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới 8%. Đó là những dấu hiệu, theo Obama, kinh tế Mỹ đang cải thiện và sẽ tốt hơn theo thời gian.
Nền kinh tế trì trệ không đủ để đưa Romney vượt lên trong cuộc chạy đua năm 2012 dù đó là ưu tiên số 1 của cử tri. Kết quả các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy, rất nhiều người vẫn tin tưởng vào khả năng xử lý nền kinh tế của ông Obama nhiều hơn là ông Romney. Họ đổ lỗi những vấn đề kinh tế Mỹ hiện nay cho cựu tổng thổng George W. Bush chứ không phải Barack Obama.
Mặt khác, ngày từ những ngày đầu, nhóm vận động tranh cử của Obama đã khôn ngoan khi nỗ lực dựng lên hình ảnh ông Romney là một người giàu có, thế lực nhưng vô tâm, không lo âu cho nỗi thống khổ của tầng lớp trung lưu. Trong khi màn trình diễn mạnh mẽ tại cuộc tranh luận tổng thống lần thứ nhất đã giúp ông Romney làm mờ nhạt đi đôi chút hình ảnh đó thì Obama đã phản pháo vững chắc trong các cuộc tranh luận thứ 2 và thứ 3. Dù các cuộc thăm dò cho thấy những người Cộng hòa giành được thiện cảm của cử tri hơn thì các chiến thuật tinh vi và mạnh mẽ của đảng Dân chủ dường như đã mang lại cho Obama nhiều phiếu bầu hơn với cương lĩnh của ông.
Thắng cử nhưng con đường phía trước với ông Obama còn rất gian truân
Chặng đường phía trước còn gian nan
Chiến thắng nhưng có lẽ ông Obama sẽ chỉ có rất ít thời gian để ăn mừng. 4 năm tới, Washington vẫn cần phải đối phó với một nền kinh tế ì ạch, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục (đặc biệt với những người Mỹ gốc Phi), một khoản nợ 16 nghìn tỷ USD và các phần tử Hồi giáo cực đoan luôn muốn nhìn thấy nước Mỹ sụp đổ.
Tổng thống Mỹ tương lai cũng phải giải quyết những bất bình đẳng về giáo dục công, đem lại cho giới trẻ những công cụ khác ngoài bạo lực đang tiếp tục làm sói mòn các thành phố trên khắp đất nước, giải quyết tỷ lệ đói nghèo và béo phì, những vấn đề sẽ để lại hậu quả lâu dài cho nước Mỹ. Bên cạnh đó, một cuộc thăm dò của Hãng thông tấn AP cho thấy, thái độ phân biệt chủng tộc vẫn chưa được cải thiện trong 4 năm qua kể từ khi nước Mỹ bầu ra vị tổng thống da màu đầu tiên.
Ông Obama cũng sẽ phải đưa ra các lộ trình hành động cho nước Mỹ trong 4 năm tới về các vấn đề chi tiêu, thuế khóa, chăm sóc y tế và vai trò của chính phủ cũng như các thách thức ngoại giao như sự trỗi dậy của Trung Quốc hay các tham vọng hạt nhân của Iran.