Cho đến nay đã có khoảng 200 trường đại học công bố điểm thi. Dù chưa có điểm chuẩn chính thức nhưng nhiều trường dự đoán điểm sẽ cao hơn năm trước. Bức tranh đối nghịch giữa người đỗ- kẻ trượt đẩy nhiều thí sinh vào tâm trạng chán nản, tuyệt vọng. Gia đình không kịp thời quan tâm và động viên các em, rất có thể nhiều câu chuyện đau lòng như các năm trước lại tái diễn.
Tuyệt vọng vì… quá kì vọng
Bạn Đồng Thu Hà (Thái Nguyên) đã chia sẻ trên facebook của mình: “Có phải con không muốn đỗ đâu, chỉ là con thiếu một chút may mắn thôi, nhưng tại sao bố mẹ không hiểu cho con? Đôi lúc con rất ganh tị với những đứa bạn mình được bố mẹ động viên, chăm sóc. Con cũng trách móc bản thân mình nhiều lắm rồi, xin bố mẹ đừng gây sức ép cho con nữa”.
Kết quả thi đại học của Hà là niềm mơ ước của nhiều thí sinh khác. Hà đạt số điểm chắc chắn đỗ ở khối A vào trường ĐH Thái Nguyên. Trong khi đó, khối C, Hà được 20 điểm. Năm nay, Hà dự thi vào Khoa Truyền hình của HV Báo chí và Truyên truyền. Nhưng các năm trước, khoa này đều lấy từ 21 điểm trở lên và năm nay dự kiến còn cao hơn. Với 20 điểm, Hà thừa khả năng để đăng ký nguyện vọng 2 vào các chuyên ngành khác của trường.
Không hài lòng với kết quả của con mình, bố mẹ Hà luôn so sánh con với bạn bè khác có kết quả cao hơn. Thậm chí có những câu nói làm Hà cảm thấy tổn thương. Hà tâm sự: “Bố mẹ em không bao giờ nghĩ em sẽ trượt đại học nguyện vọng 1, bản thân em cũng tự tin vì biết lực học của mình. Nhưng có lẽ vì thế bố mẹ không muốn chấp nhận kết quả này. Em cảm thấy khổ tâm và có lỗi với bố mẹ.”
Những ánh mắt hi vọng trong ngày đầu thi đại học
Nhiều thí sinh bị ám ảnh bởi cụm từ đỗ- trượt, dù không cần biết điểm số ra sao. Nguyễn Phương Mai (Quận Đống Đa, Hà Nội) đăng ký dự thi vào ĐH Ngoại Thương. Với điểm số 21 của khối D không phải là thấp, nhưng để vào ĐH Ngoại thương lại là điều xa vời.
Mai chán nản kể nỗi khổ tâm của mình:“Từ khi biết kết quả em gần như không dám ra khỏi nhà. Em sợ nhất đi đâu hàng xóm, người quen cũng hỏi đỗ đại học không? Từ trước tới nay kết quả học tập của em luôn cao nên bố mẹ rất tự hào. Giờ thì chấm hết!”
Không quát tháo con nhưng bố mẹ Mai tỏ rõ nỗi phiền muộn. Cả ngày không ai nói với ai câu nào, không khí ảm đạm bao trùm lên ngôi nhà và những vẻ mặt ủ rũ. Chỉ tội cho Mai đã chịu nỗi buồn trượt đại học lại thêm không khí nặng nề trong nhà khiến có lúc Mai thấy mình tuyệt vọng: “Em không biết làm thế nào để giải thoát. Nhiều lúc chỉ muốn trốn chạy đi thật xa đâu đó”.
Quanh đi quẩn lại với 4 bức tường nhà, hạn chế cả điện thoại hỏi thăm của bạn bè, người thân, Mai có lúc rơi vào trầm cảm: “Chỉ có mấy ngày mà em cảm thấy mình như mắc bệnh sợ gặp người, dù bất kể ai. Lúc nào em cũng thấy tâm trạng bất an”.
Trượt đại học là “đồ bỏ đi”?
Theo Thạc sỹ Tâm lý Trương Quang Lâm, việc con cái thi trượt ĐH, cha mẹ buồn là điều tất yếu, vì ai cũng muốn con mình cái đỗ đạt, điều này xuất phát từ tình yêu thương của đấng sinh thành. Tuy nhiên thạc sỹ Lâm cũng cho rằng, thể hiện không đúng cách có thể gây tổn thương con cái: “Khi đón nhận kết quả con mình trượt đại học một số phụ huynh mắng mỏ con hoặc cha mẹ đổ lỗi cho nhau. Thực ra tâm lý đó cũng xuất phát từ tình thương con chỉ có điều cách thể hiện không đúng. Trong trường hợp cha mẹ quá lời, trách móc thậm tệ sẽ làm tổn thương con cái, tạo cho con cảm giác vô giá trị, như mình là “đồ bỏ đi”.
Từ năm 2005 trở lại đây, năm nào cũng có những cái chết thương tâm do trượt đại học. Bức tranh đối nghịch giữa một bên điểm số rất cao, được dư luận ca ngợi, một bên điểm số thấp, bị đánh giá thua kém kèm theo nhiều nhận xét không hay càng đẩy các thí sinh thi trượt vào đường cùng.
Nguyễn Hoài Lâm (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự, từ hôm biết điểm thi đã không gặp gỡ bạn bè: “Em thấy xấu hổ lắm, lớp em đứa nào cũng điểm cao, trong khi điểm mình thấp. Bạn em đã có một số đứa còn được thủ khoa, á khoa đại học nữa. Bố mẹ lúc nào cũng nói học hành kiểu gì, cùng học với nhau mà bạn ấy được như thế trong khi kết quả của mình lại tồi tệ.”
Mặc cảm, tự ti trước bạn bè và hàng xóm, Lâm luôn tìm cách lẩn tránh người quen mỗi khi có việc phải ra ngoài: “Em thấy mình như đứa vô dụng. Đâu ai cần biết quá trình học ra sao, chỉ nhìn vào kết quả. Trước học nhiều thì thèm ngủ thế, giờ đêm nào em cũng mất ngủ. Em lao vào game để giết thời gian”.
Thạc sỹ Lâm phân tích, chính bởi các em đã lớn và đều có mong muốn đỗ đạt nên khi gặp thất bại đã tự tạo sức ép cho bản thân. Sau đó là cảm giác chán nản và thấy mình không có giá trị. Nếu đi xa hơn có thể dẫn đến những hành động làm liều hoặc thay đổi về tâm lý, ứng xử.
Cách tốt nhất để đưa các em vượt qua giai đoạn này, không ai khác chính là các vị phụ huynh: “Cha mẹ cần biết lực học của con mình. Việc thi trượt hay đỗ đôi khi còn do nhiều yếu tố như may mắn, tâm lý khi làm bài thi hoặc do chọn trường cao quá. Trong hoàn cảnh này, học sinh rất cần có sự cảm thông và động viên từ cha mẹ. Bởi chính các em đã cố gắng hết sức rồi. Phụ huynh tạo được cho con mình sự tin tưởng mới có thể giúp các em cân bằng tâm lý và có những sự lựa chọn đúng đắn sau đó”- Thạc sỹ Trương Quang Lâm cho biết.
Tuyệt vọng vì… quá kì vọng
Bạn Đồng Thu Hà (Thái Nguyên) đã chia sẻ trên facebook của mình: “Có phải con không muốn đỗ đâu, chỉ là con thiếu một chút may mắn thôi, nhưng tại sao bố mẹ không hiểu cho con? Đôi lúc con rất ganh tị với những đứa bạn mình được bố mẹ động viên, chăm sóc. Con cũng trách móc bản thân mình nhiều lắm rồi, xin bố mẹ đừng gây sức ép cho con nữa”.
Kết quả thi đại học của Hà là niềm mơ ước của nhiều thí sinh khác. Hà đạt số điểm chắc chắn đỗ ở khối A vào trường ĐH Thái Nguyên. Trong khi đó, khối C, Hà được 20 điểm. Năm nay, Hà dự thi vào Khoa Truyền hình của HV Báo chí và Truyên truyền. Nhưng các năm trước, khoa này đều lấy từ 21 điểm trở lên và năm nay dự kiến còn cao hơn. Với 20 điểm, Hà thừa khả năng để đăng ký nguyện vọng 2 vào các chuyên ngành khác của trường.
Không hài lòng với kết quả của con mình, bố mẹ Hà luôn so sánh con với bạn bè khác có kết quả cao hơn. Thậm chí có những câu nói làm Hà cảm thấy tổn thương. Hà tâm sự: “Bố mẹ em không bao giờ nghĩ em sẽ trượt đại học nguyện vọng 1, bản thân em cũng tự tin vì biết lực học của mình. Nhưng có lẽ vì thế bố mẹ không muốn chấp nhận kết quả này. Em cảm thấy khổ tâm và có lỗi với bố mẹ.”
Những ánh mắt hi vọng trong ngày đầu thi đại học
Nhiều thí sinh bị ám ảnh bởi cụm từ đỗ- trượt, dù không cần biết điểm số ra sao. Nguyễn Phương Mai (Quận Đống Đa, Hà Nội) đăng ký dự thi vào ĐH Ngoại Thương. Với điểm số 21 của khối D không phải là thấp, nhưng để vào ĐH Ngoại thương lại là điều xa vời.
Mai chán nản kể nỗi khổ tâm của mình:“Từ khi biết kết quả em gần như không dám ra khỏi nhà. Em sợ nhất đi đâu hàng xóm, người quen cũng hỏi đỗ đại học không? Từ trước tới nay kết quả học tập của em luôn cao nên bố mẹ rất tự hào. Giờ thì chấm hết!”
Không quát tháo con nhưng bố mẹ Mai tỏ rõ nỗi phiền muộn. Cả ngày không ai nói với ai câu nào, không khí ảm đạm bao trùm lên ngôi nhà và những vẻ mặt ủ rũ. Chỉ tội cho Mai đã chịu nỗi buồn trượt đại học lại thêm không khí nặng nề trong nhà khiến có lúc Mai thấy mình tuyệt vọng: “Em không biết làm thế nào để giải thoát. Nhiều lúc chỉ muốn trốn chạy đi thật xa đâu đó”.
Quanh đi quẩn lại với 4 bức tường nhà, hạn chế cả điện thoại hỏi thăm của bạn bè, người thân, Mai có lúc rơi vào trầm cảm: “Chỉ có mấy ngày mà em cảm thấy mình như mắc bệnh sợ gặp người, dù bất kể ai. Lúc nào em cũng thấy tâm trạng bất an”.
Trượt đại học là “đồ bỏ đi”?
Theo Thạc sỹ Tâm lý Trương Quang Lâm, việc con cái thi trượt ĐH, cha mẹ buồn là điều tất yếu, vì ai cũng muốn con mình cái đỗ đạt, điều này xuất phát từ tình yêu thương của đấng sinh thành. Tuy nhiên thạc sỹ Lâm cũng cho rằng, thể hiện không đúng cách có thể gây tổn thương con cái: “Khi đón nhận kết quả con mình trượt đại học một số phụ huynh mắng mỏ con hoặc cha mẹ đổ lỗi cho nhau. Thực ra tâm lý đó cũng xuất phát từ tình thương con chỉ có điều cách thể hiện không đúng. Trong trường hợp cha mẹ quá lời, trách móc thậm tệ sẽ làm tổn thương con cái, tạo cho con cảm giác vô giá trị, như mình là “đồ bỏ đi”.
Từ năm 2005 trở lại đây, năm nào cũng có những cái chết thương tâm do trượt đại học. Bức tranh đối nghịch giữa một bên điểm số rất cao, được dư luận ca ngợi, một bên điểm số thấp, bị đánh giá thua kém kèm theo nhiều nhận xét không hay càng đẩy các thí sinh thi trượt vào đường cùng.
Nguyễn Hoài Lâm (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự, từ hôm biết điểm thi đã không gặp gỡ bạn bè: “Em thấy xấu hổ lắm, lớp em đứa nào cũng điểm cao, trong khi điểm mình thấp. Bạn em đã có một số đứa còn được thủ khoa, á khoa đại học nữa. Bố mẹ lúc nào cũng nói học hành kiểu gì, cùng học với nhau mà bạn ấy được như thế trong khi kết quả của mình lại tồi tệ.”
Mặc cảm, tự ti trước bạn bè và hàng xóm, Lâm luôn tìm cách lẩn tránh người quen mỗi khi có việc phải ra ngoài: “Em thấy mình như đứa vô dụng. Đâu ai cần biết quá trình học ra sao, chỉ nhìn vào kết quả. Trước học nhiều thì thèm ngủ thế, giờ đêm nào em cũng mất ngủ. Em lao vào game để giết thời gian”.
Thạc sỹ Lâm phân tích, chính bởi các em đã lớn và đều có mong muốn đỗ đạt nên khi gặp thất bại đã tự tạo sức ép cho bản thân. Sau đó là cảm giác chán nản và thấy mình không có giá trị. Nếu đi xa hơn có thể dẫn đến những hành động làm liều hoặc thay đổi về tâm lý, ứng xử.
Cách tốt nhất để đưa các em vượt qua giai đoạn này, không ai khác chính là các vị phụ huynh: “Cha mẹ cần biết lực học của con mình. Việc thi trượt hay đỗ đôi khi còn do nhiều yếu tố như may mắn, tâm lý khi làm bài thi hoặc do chọn trường cao quá. Trong hoàn cảnh này, học sinh rất cần có sự cảm thông và động viên từ cha mẹ. Bởi chính các em đã cố gắng hết sức rồi. Phụ huynh tạo được cho con mình sự tin tưởng mới có thể giúp các em cân bằng tâm lý và có những sự lựa chọn đúng đắn sau đó”- Thạc sỹ Trương Quang Lâm cho biết.
Câu chuyện tự tử vì trượt ĐH dù được cảnh báo nhưng vẫn tái diễn nhiều năm liên tiếp. Ngày 10/7/2011, một thí sinh thi vào ĐHQG Hà Nội bị phát hiện mang tài liệu đình chỉ thi. Sau đó, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi với tâm trạng hoảng loạn, định nhảy qua lan can tự tử. Ngày 12/7/2010, Trịnh Công S. (HS lớp 12 chuyên Toán Trường THPT chuyên Lê Khiết, trú huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) uống thuốc rầy tự tử khi đối chiếu thấy kết quả bài làm của mình không đúng với đáp án. Trước đó, ngày 20/8/2009, em Nguyễn Thị V. (SN 1991, ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) đã tự tử bằng lá ngón do thất vọng trước kết quả dự thi ĐH. Ngày 14/8/2006, em Nguyễn Thị Diệu T. (SN 1988, ở Nam Định) đã treo cổ tự tử trong phòng riêng sau khi biết tin mình thi trượt ĐH. Cũng tại Nam Định, chiều 2/8/2005, em Trần Duy H. (SN 1987) đã thắt cổ tự tử sau khi biết tin mình không đỗ vào ĐH. Ngày 2/7/2005, em Lê Thu T. (sinh năm 1984, ở Hà Tĩnh) đã ra cầu Bến Thủy nhảy xuống sông tự tử. Thủy thi rớt ĐH đã 2 năm liền. |