Người dân phường Linh Xuân (Q. Thủ Đức, TP.HCM) nói bà là “người mẹ bất hạnh nhất trên đời”. Khi vết thương từ việc bị người chồng mất nhân tính bán con trai chưa lành miệng thì cô con gái út chưa đầy 10 tháng tuổi cũng mất tích. Nhiều lần bà định tìm đến cái chết nhưng nhớ con lại lê bước chân đi tìm.
Hai lần người đàn bà này phát bệnh tâm thần cũng là khi không chịu đựng được những nỗi nhớ con ùa về. 13 năm trong trung tâm chăm sóc người bị tâm thần, bà vẫn nuôi hi vọng sẽ tìm lại được những đứa con bé nhỏ.
Ngôi nhà của gia đình bà Hữu ở trước đây
Nỗi đau chồng chất
Người phụ nữ bất hạnh đó là bà Châu Tố Hữu (SN 1967, ngụ P.2, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức). Sinh ra trong gia đình đông con với gia cảnh khó khăn, việc học hành của 8 chị em bà dở dang khi còn nhỏ tuổi. Tưởng rằng, sau khi lập gia đình, cuộc sống của bà sẽ được ổn định. Chồng bà là một người đàn ông khỏe mạnh, hàng ngày chạy xe ba gác chở hàng thuê kiếm tiền vun vén cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, gia đình bà đang hạnh phúc thì tai họa ập xuống. Chưa đầy 5 năm, chồng bà là ông Trần Minh Tiến (SN 1967) đổ đốn. Suốt ngày gã đàn ông này lao đầu vào bài bạc rượu chè rồi nợ nần chồng chất.
Để có tiền đốt vào những canh bạc thâu đêm, người cha độc ác đã không ngần ngại bế đứa con trai tên Nguyên mới hơn 2 tuổi bán con cho một gia đình người Hàn Quốc với giá 3 chỉ vàng. Thấy vợ ngất lên, ngất xuống, hắn thanh minh việc bán con là do gia đình không có tiền ăn tiêu nên mới nhắm mắt làm vậy. Bà Ẩn (70 tuổi), người cùng xóm với bà Hữu cho biết: “Vợ chồng cô Hữu sinh con ra, đứa nào cũng xinh xắn, mập mạp trông dễ thương lắm. Từ ngày đứa con gái bị bắt cóc, tôi không còn gặp cô ấy nữa. Nghe nói gia đình đưa Hữu vào bệnh viện tâm thần để điều trị”.
Sự động viên của người thân, hàng xóm giúp bà Hữu phần nào vượt qua cú sốc mất đi người con trai thứ hai thông minh, kháu khỉnh. Tuy nhiên, nỗi đau bị bán con vẫn chưa nguôi ngoai thì hai năm sau cô con gái út Trần Thị Hậu (SN 1997), chưa đầy một tuổi mất tích.
Được biết, cháu bé mất tích trong lúc bà Hữu đang bế con đi lang thang ở nội thành Sài Gòn. Bà lững thững bước về một mình và trong đầu không còn nhớ được gì nữa. Những người trong gia đình hỏi bị mất con ở đâu, người mẹ hoảng loạn vô cùng. Bà lúc chỉ chỗ này, lúc chỉ chỗ khác. Nhớ con quá, bà suốt ngày đi long dong ngoài đường hỏi thăm hết người này đến người kia. Rồi bà trở thành người bị bệnh tâm thần lúc nào không hay.
Sau khi nghe tin đứa cháu ngoại bị mất tích, bố đẻ bà Hữu đã ròng rã ngược xuôi trên các tuyến xe, len lỏi vào các ngõ ngách đường Sài Gòn hi vọng tìm lại được đứa cháu gái. Tuy nhiên, hy vọng bao nhiêu thì họ lại nhận được sự thất vọng bấy nhiêu. Kể từ ngày đó, căn bệnh thần kinh của bà Hữu ngày càng trầm trọng. Bà không còn làm chủ được hành vi của mình nữa. Suốt ngày, người mẹ này đi chửi bới mọi người trong nhà, tự cười nói một mình. Khi nào tỉnh táo, bà lại khóc vì thương nhớ đứa con gái của mình. Thậm chí, dù đói hay no bà cũng không biết được.
Đứng trước hoàn cảnh vợ bệnh tật, người chồng kia lập tức đi tìm cho mình niềm hạnh phúc mới. Hắn bỏ qua sự dị nghị, sự đau đớn của người vợ mắc bệnh tâm thần. Lại thêm một vết xước tình cảm đổ lên người đàn bà bất hạnh. Thương cho số phận hẩm hiu, năm 1999, gia đình đã đưa bà vào Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức (tại 37, đường Phú Châu, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức).
Gần 5.000 ngày sống nhờ thuốc
Qua quá trình tìm hiểu và hỏi thăm nhiều người dân sống nơi đây, chúng tôi mới gặp được chị gái và em gái bà Hữu. Hai người này đang sinh sống tại chợ Linh Xuân. Hai người đàn bà hơn 40 tuổi, mặt buồn rười rượi, sáng nào cũng gánh từng xô nước đổ cho các chủ sạp hàng để chắt chiu từng đồng bạc lẻ. Thấy chúng tôi hỏi về người mẹ tâm thần khốn khổ, bà Châu Sâu Lầm và Châu Sâu Tố vừa ngạc nhiên vừa xúc động.
Bà Lầm cho biết:* “Nhà chị gái tôi nghèo lắm. Hồi đó, chị Hữu đưa cậu con trai cả đi chơi thì ở nhà người chồng thất đức đem đứa con thứ hai đi bán. Thời gian chị mang bầu đứa thứ ba, tên Hậu. Có thêm con, gia đình chị Hữu dường như ngày nào cũng cãi vã gây lộn”. Bà Hữu buồn vì người chồng cờ bạc liền bế con gái vào thành phố. Không ngờ lần ấy, đứa nhỏ bị bắt cóc.
“Hồi đó chị gái tôi còn bệnh dữ lắm. Mất con, chị Hữu chạy đi tìm tùm lum nhưng không tìm được. Mà anh chị em ai cũng có gia đình hết rồi, ba má cũng già yếu không ai chăm sóc nên quyết định đưa chị vào nhà thương. Thỉnh thoảng mấy chị em gom góp tiền lên thăm”, bà Tố cho biết.
Chúng tôi đến Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức để gặp người đàn bà khốn khổ này. Hơn 4.745 ngày vật vã với những cơn đau về tinh thần trông bà Hữu già hơn cái tuổi thật của mình. Đã 13 năm qua, bà phải làm bạn với những vỉ thuốc và những cơn **** hành hạ. Khuôn mặt bà Hữu hốc hác, già và đen đi rất nhiều so với những ngày mới vào trung tâm. Nhận được thông báo có người nhà đến thăm nhưng vẻ mặt bà vẫn rầu rĩ. Trong lúc nói chuyện, giọng bà trầm buồn, ánh mắt nhìn xa xăm trong vô vọng.
Sợ bà sẽ bị “sốc” lần nữa và căn bệnh sẽ càng nặng thêm nên khi bố đẻ bà mất không ai dám thông báo. Chị Vũ Thị Hồng Bích, y sĩ chăm sóc bệnh nhân Trại C (Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Q.Thủ Đức) chia sẻ: “Có một thời gian bà Hữu đã lên cơn động kinh rất nặng. Tuy nhiên, quá trình điều trị và uống thuốc thường xuyên, bệnh tình bà đã đỡ rất nhiều. Hiện tại, trường hợp của Châu Tố Hữu về tinh thần đã tỉnh táo nhưng nói chuyện vẫn còn chậm, có vẻ hơi lầm lì. Bà ít giao tiếp với mọi người trong trại thường hay ngồi một mình”.
Mười ba năm rời xa gia đình chỉ duy nhất một lần ông chồng bất nhân Trần Minh Tiến đặt chân vào thăm. Tuy nhiên, ông đến không phải để chăm sóc hay nhớ nhung bà mà ép vợ ký vào đơn ly dị. Còn đứa con trai đầu năm nay cũng hơn 20 tuổi, hiện tại cháu đang sống với bố và dì ghẻ. Thi thoảng cậu cũng đến thăm mẹ nhưng bà Hữu chẳng thể nhớ rõ gương mặt con. Mười bảy năm trôi qua, nếu 2 đứa con bà Hữu còn trên đời này giờ cũng đã lớn lắm. Những chắc chắn một điều, chúng đã thay tên đổi họ.
Hai lần người đàn bà này phát bệnh tâm thần cũng là khi không chịu đựng được những nỗi nhớ con ùa về. 13 năm trong trung tâm chăm sóc người bị tâm thần, bà vẫn nuôi hi vọng sẽ tìm lại được những đứa con bé nhỏ.
Ngôi nhà của gia đình bà Hữu ở trước đây
Nỗi đau chồng chất
Người phụ nữ bất hạnh đó là bà Châu Tố Hữu (SN 1967, ngụ P.2, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức). Sinh ra trong gia đình đông con với gia cảnh khó khăn, việc học hành của 8 chị em bà dở dang khi còn nhỏ tuổi. Tưởng rằng, sau khi lập gia đình, cuộc sống của bà sẽ được ổn định. Chồng bà là một người đàn ông khỏe mạnh, hàng ngày chạy xe ba gác chở hàng thuê kiếm tiền vun vén cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, gia đình bà đang hạnh phúc thì tai họa ập xuống. Chưa đầy 5 năm, chồng bà là ông Trần Minh Tiến (SN 1967) đổ đốn. Suốt ngày gã đàn ông này lao đầu vào bài bạc rượu chè rồi nợ nần chồng chất.
Để có tiền đốt vào những canh bạc thâu đêm, người cha độc ác đã không ngần ngại bế đứa con trai tên Nguyên mới hơn 2 tuổi bán con cho một gia đình người Hàn Quốc với giá 3 chỉ vàng. Thấy vợ ngất lên, ngất xuống, hắn thanh minh việc bán con là do gia đình không có tiền ăn tiêu nên mới nhắm mắt làm vậy. Bà Ẩn (70 tuổi), người cùng xóm với bà Hữu cho biết: “Vợ chồng cô Hữu sinh con ra, đứa nào cũng xinh xắn, mập mạp trông dễ thương lắm. Từ ngày đứa con gái bị bắt cóc, tôi không còn gặp cô ấy nữa. Nghe nói gia đình đưa Hữu vào bệnh viện tâm thần để điều trị”.
Sự động viên của người thân, hàng xóm giúp bà Hữu phần nào vượt qua cú sốc mất đi người con trai thứ hai thông minh, kháu khỉnh. Tuy nhiên, nỗi đau bị bán con vẫn chưa nguôi ngoai thì hai năm sau cô con gái út Trần Thị Hậu (SN 1997), chưa đầy một tuổi mất tích.
Được biết, cháu bé mất tích trong lúc bà Hữu đang bế con đi lang thang ở nội thành Sài Gòn. Bà lững thững bước về một mình và trong đầu không còn nhớ được gì nữa. Những người trong gia đình hỏi bị mất con ở đâu, người mẹ hoảng loạn vô cùng. Bà lúc chỉ chỗ này, lúc chỉ chỗ khác. Nhớ con quá, bà suốt ngày đi long dong ngoài đường hỏi thăm hết người này đến người kia. Rồi bà trở thành người bị bệnh tâm thần lúc nào không hay.
Sau khi nghe tin đứa cháu ngoại bị mất tích, bố đẻ bà Hữu đã ròng rã ngược xuôi trên các tuyến xe, len lỏi vào các ngõ ngách đường Sài Gòn hi vọng tìm lại được đứa cháu gái. Tuy nhiên, hy vọng bao nhiêu thì họ lại nhận được sự thất vọng bấy nhiêu. Kể từ ngày đó, căn bệnh thần kinh của bà Hữu ngày càng trầm trọng. Bà không còn làm chủ được hành vi của mình nữa. Suốt ngày, người mẹ này đi chửi bới mọi người trong nhà, tự cười nói một mình. Khi nào tỉnh táo, bà lại khóc vì thương nhớ đứa con gái của mình. Thậm chí, dù đói hay no bà cũng không biết được.
Đứng trước hoàn cảnh vợ bệnh tật, người chồng kia lập tức đi tìm cho mình niềm hạnh phúc mới. Hắn bỏ qua sự dị nghị, sự đau đớn của người vợ mắc bệnh tâm thần. Lại thêm một vết xước tình cảm đổ lên người đàn bà bất hạnh. Thương cho số phận hẩm hiu, năm 1999, gia đình đã đưa bà vào Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức (tại 37, đường Phú Châu, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức).
Gần 5.000 ngày sống nhờ thuốc
Qua quá trình tìm hiểu và hỏi thăm nhiều người dân sống nơi đây, chúng tôi mới gặp được chị gái và em gái bà Hữu. Hai người này đang sinh sống tại chợ Linh Xuân. Hai người đàn bà hơn 40 tuổi, mặt buồn rười rượi, sáng nào cũng gánh từng xô nước đổ cho các chủ sạp hàng để chắt chiu từng đồng bạc lẻ. Thấy chúng tôi hỏi về người mẹ tâm thần khốn khổ, bà Châu Sâu Lầm và Châu Sâu Tố vừa ngạc nhiên vừa xúc động.
Bà Lầm cho biết:* “Nhà chị gái tôi nghèo lắm. Hồi đó, chị Hữu đưa cậu con trai cả đi chơi thì ở nhà người chồng thất đức đem đứa con thứ hai đi bán. Thời gian chị mang bầu đứa thứ ba, tên Hậu. Có thêm con, gia đình chị Hữu dường như ngày nào cũng cãi vã gây lộn”. Bà Hữu buồn vì người chồng cờ bạc liền bế con gái vào thành phố. Không ngờ lần ấy, đứa nhỏ bị bắt cóc.
“Hồi đó chị gái tôi còn bệnh dữ lắm. Mất con, chị Hữu chạy đi tìm tùm lum nhưng không tìm được. Mà anh chị em ai cũng có gia đình hết rồi, ba má cũng già yếu không ai chăm sóc nên quyết định đưa chị vào nhà thương. Thỉnh thoảng mấy chị em gom góp tiền lên thăm”, bà Tố cho biết.
Chúng tôi đến Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức để gặp người đàn bà khốn khổ này. Hơn 4.745 ngày vật vã với những cơn đau về tinh thần trông bà Hữu già hơn cái tuổi thật của mình. Đã 13 năm qua, bà phải làm bạn với những vỉ thuốc và những cơn **** hành hạ. Khuôn mặt bà Hữu hốc hác, già và đen đi rất nhiều so với những ngày mới vào trung tâm. Nhận được thông báo có người nhà đến thăm nhưng vẻ mặt bà vẫn rầu rĩ. Trong lúc nói chuyện, giọng bà trầm buồn, ánh mắt nhìn xa xăm trong vô vọng.
Sợ bà sẽ bị “sốc” lần nữa và căn bệnh sẽ càng nặng thêm nên khi bố đẻ bà mất không ai dám thông báo. Chị Vũ Thị Hồng Bích, y sĩ chăm sóc bệnh nhân Trại C (Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Q.Thủ Đức) chia sẻ: “Có một thời gian bà Hữu đã lên cơn động kinh rất nặng. Tuy nhiên, quá trình điều trị và uống thuốc thường xuyên, bệnh tình bà đã đỡ rất nhiều. Hiện tại, trường hợp của Châu Tố Hữu về tinh thần đã tỉnh táo nhưng nói chuyện vẫn còn chậm, có vẻ hơi lầm lì. Bà ít giao tiếp với mọi người trong trại thường hay ngồi một mình”.
Mười ba năm rời xa gia đình chỉ duy nhất một lần ông chồng bất nhân Trần Minh Tiến đặt chân vào thăm. Tuy nhiên, ông đến không phải để chăm sóc hay nhớ nhung bà mà ép vợ ký vào đơn ly dị. Còn đứa con trai đầu năm nay cũng hơn 20 tuổi, hiện tại cháu đang sống với bố và dì ghẻ. Thi thoảng cậu cũng đến thăm mẹ nhưng bà Hữu chẳng thể nhớ rõ gương mặt con. Mười bảy năm trôi qua, nếu 2 đứa con bà Hữu còn trên đời này giờ cũng đã lớn lắm. Những chắc chắn một điều, chúng đã thay tên đổi họ.