Khi cư dân mạng và dư luận xã hội chưa thôi “dậy sóng” trước hình ảnh một nhóm thanh niên ở miền Trung Tây Nguyên ra tay giết hại dã man hai cá thể Voọc (một trong những loài linh trưởng, thuộc dòng khỉ được xác định nằm trong nhóm quý hiếm, cần được gìn giữ, bảo tồn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới) thì lại được “bồi” thêm chuyện đại gia có thú ăn dị hợm: Óc khỉ, bào thai rắn xanh, bạch tuộc... sống.
Chuyện chưa hề lắng xuống thì người ta lại phát hiện thịt khỉ – voọc được bày bán công khai tại một số chợ ở TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. PV tiếp cận cơ quan chức năng để điều tra rõ ngọn ngành, thịt khỉ – voọc ở đâu ra mà được bày bán công khai tại chợ như… thịt lợn thế? Các cấp chính quyền ở Quảng Ninh lại tỏ ra hết sức ngạc nhiên...
Thịt khỉ được bày bán tại chợ Hà Lầm (TP. Hạ Long, Quảng Ninh)
Thấy các đại gia rỉ tai nhau, ăn óc khỉ bổ âm, bổ dương, bổ đủ thứ, anh bạn tôi gọi điện mời: “Về Quảng Ninh ăn thịt khỉ đi, nhiều lắm, được bày bán la liệt ở chợ. Cần bao nhiêu, chỉ cần một cuộc điện thoại là được đáp ứng ngay. Tất nhiên, muốn ăn óc khỉ thì phải đặt”. Tôi mặc cả: “ Ăn óc khỉ chín nhé?”. Vậy là: “ Ok”. PV đã lên đường bằng một cái hẹn như thế. Nhưng thú thật là người viết không dám ăn bất cứ sản phẩm nào từ khỉ, voọc – chỉ nói thế để anh bạn vui và giúp đỡ tác nghiệp…
Đi tìm “mối hàng” độc
Về đến Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), trong vai trò một người đi mua thịt khỉ, thịt voọc để dùng cho bữa tiệc, tôi đã không bỏ qua bất kỳ chợ nào mà được giới thiệu trước đó là có bày bán loại thịt động vật quý hiếm này. Qua tìm hiểu, tôi được biết, những chợ này là chợ đầu mối bán thịt khỉ – voọc hẳn hoi chứ không phải là bán lẻ. Quả là thú vị.
Theo “xi nhan”, khi nắng chiều dần buông, điểm đầu tiên chúng tôi tìm tới là chợ Sa Tô (nằm trên phố Cao Xanh, phường Cao Xanh, TP.Hạ Long). Dạo quanh chợ một vòng, tuyệt nhiên không thấy bất kì một quầy hàng nào buôn bán thịt khỉ. Tôi trách anh bạn, được nghe an ủi rằng, “sẽ có cách tìm mối”.
Tuy nhiên, khi dò hỏi để mua thịt khỉ về bồi bổ sức khỏe, nhiều tiểu thương trong chợ, mách: “Muốn mua thịt khỉ phải đến chợ vào buổi sáng, chứ buổi chiều muốn mua cũng chẳng được vì người bán mặt hàng độc này từ trước đến nay chưa bao giờ có tiền lệ bán vào buổi chiều. Cũng có hôm, trong sáng không bán hết hàng thì họ lại đóng gói, đem đi đâu đó chứ không hề ngồi bán tiếp tại chợ vào buổi chiều.
Những người bán thịt khỉ kể rằng, họ thịt khỉ thường vào thời điểm rạng sáng. Con khỉ cũng được bịt mắt, trói hoặc là bị đánh bất ngờ từ đằng sau để tránh cái nhìn ai oán…”. Hóa ra, cái chuyện “hóa kiếp” cho “họ hàng xa” của loài người cũng được tính toán kỹ về thời gian để âm dương hòa hợp cơ đấy!?
Tiếp tục tìm về chợ Hạ Long 2 (nằm trên địa bàn phường Yết Kiêu, TP. Hạ Long) chúng tôi cũng gặp câu trả lời tương tự là muốn mua thịt động vật hoang dã, thú rừng quý hiếm thì phải đến vào sáng sớm. Đồng thời theo thông tin các tiểu thương trong chợ cung cấp thì, muốn mua thịt khỉ cần thường xuyên đảo qua chợ. Vì mặt hàng thịt khỉ bán chạy lắm, chỉ trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ, cả con khỉ tầm 5-6kg được chủ hàng bán sạch trơn.
Ngoài ra, các tiểu thương cũng cho biết thêm: “Không phải ngày nào cũng có thịt khỉ bày bán ở chợ. Nó phụ thuộc vào “mối hàng”. Nếu thợ săn săn được thú, bán cho thợ thịt thì chợ mới có hàng. Tóm lại, chuyện có thịt khỉ – voọc bày bán ở chợ hay không, phụ thuộc vào người đi săn chứ không phụ thuộc vào người bán thịt.”
Rợn người với màn xẻ thịt khỉ
Đúng 7h20 sáng hôm sau, chúng tôi có mặt ở chợ Sa Tô với mong muốn mua bằng được thịt khỉ. Nhưng cũng giống như buổi chiều hôm trước, cảnh chợ tấp nập người qua lại mua bán hàng hoá duy chỉ có quầy hàng bán thịt khỉ là vẫn bỏ trống, không thấy xuất hiện.
Chị N.T.H, người dân khu vực chợ cho biết: “Ở chợ này có một người phụ nữ trạc tuổi 45 - 50 thường xuyên mang thịt khỉ đến chợ bày bán. Tuy nhiên, mấy ngày hôm nay không thấy họ xuất hiện. Mỗi lần đến, người phụ nữ này chỉ cần mang theo chiếc làn, một cái rổ rồi chọn vỉa hè ngay trên ngõ 289 đường Cao Xanh (ngõ nằm sát cạnh chợ Sa Tô - PV) làm địa điểm bày bán thịt khỉ”.
Khi đề cập muốn tìm người bán thịt khỉ để mua với số lượng lớn mang về Hà Nội, mong chị H giúp đỡ thì nhận được sự giải thích: “Thường, mọi người đến đây gặp thì mua chứ người dân chúng tôi ít khi hỏi số điện thoại của người ta. Hình như người này từ Cẩm Phả lên đây bán hàng thì phải. Nếu muốn mua, cậu chịu khó siêng đến sẽ gặp. Mà mua thịt khỉ về ăn chữa bệnh hả? Nghe đâu người ta nói ăn thịt khỉ tốt cho cơ thể lắm nhưng không hiểu sao tôi cứ hình dung, nhìn thấy con khỉ bị người ta chém giết, rồi lấy thịt bán bỗng tay chân bủn rủn, nói chi tới việc ăn thịt khỉ nữa”.
Cũng theo hướng dẫn của chị H, thông thường người phụ ấy rất ít bán ở chợ Sa Tô mà thường sang chợ Hạ Long 2 hoặc chợ Hà Lầm bán hàng. Có thể, ở 2 chợ đó, nhu cầu của thực khách lớn hơn. Chị H hướng dẫn “Các chú cứ thử đến 2 chợ đó tìm mua xem sao”.
Có mặt tại chợ Hạ Long 2 khi thời gian đã điểm 8h35, sau khi lần tìm một vòng các khu chợ cũng như khu vực xung quanh cũng không gặp người bán thịt khỉ. Chúng tôi bắt đầu thấy nản. “Xi nhan” đi cùng thì cười mà rằng, phải vất vả mới thú vị chứ!
Theo một số người dân kinh doanh ở khu vực trước cổng chợ, mọi khi vẫn có một người phụ nữ bán hàng thịt khỉ ở đây nhưng thời gian gần đây không thấy họ xuất hiện bán hàng nữa. Cố dò hỏi thông tin và số điện thoại liên lạc mua hàng, những người này đều trả lời không biết.
Mua thịt khỉ... bằng một cú phone, chữa bách bệnh!?
Không chịu bỏ cuộc, chúng tôi quyết định tìm tới chợ Hà Lầm (phường Hà Lầm, TP. Hạ Long). Một chủ cửa hàng buôn bán thực phẩm trong chợ khẳng định, mọi khi vẫn có người đến bán thịt khỉ nhưng hôm nay chưa thấy đâu. Muốn mua, em ra gặp chị N hỏi, sẽ biết thông tin về việc đó.
Theo hướng chỉ tay của người này, chúng tôi tìm gặp một người tên N. Người này rất đon đả và tích cực tiếp chuyện, giúp đỡ sau khi biết ý định của chúng tôi là muốn mua 2kg thịt khỉ. Rất nhanh, chị N vội lấy máy điện thoại gọi ngay cho đầu mối bán thịt khỉ, rồi nhấn mạnh: “Cậu ra ngoài đợi 10 phút, người bán sẽ mang hàng (tức thịt khỉ – PV) đến”.
Thực tế, chúng tôi chỉ đợi có 5 phút, đã thấy một người phụ nữ khoảng chừng 50 tuổi, tay xách làn, tay cầm vài tấm bìa carton, tiến vào cổng chợ. Người phụ nữ này không nói gì, lẳng lặng thao tác rất nhanh, lôi 2/3 con khỉ từ trong chiếc làn ra vứt chỏng trơ trên tấm bìa catton trải trên mặt đất bẩn thỉu rồi buông giọng tỉnh queo: “Lấy 2 kg hả em? 1.300.000 đồng/kg, hàng độc không mặc cả. 2 kg tổng tiền là 2.600.000 đồng. Lấy phần nào để chị cắt? Ăn tảng đùi cho ngon nhé!”…
Thấy chúng tôi bần thần, tỏ vẻ lưỡng lự, chị T nhát gừng, giọng rin rít: “Có mua hay không? Đừng để tôi mất công chạy đôn chạy đáo đến đấy nhé!”. Chúng tôi bừng tỉnh sau lời nói của chị T và quyết định: “Chị cắt cho em miếng nhỏ thôi. Em đem về nhà bạn, ăn thử xem có hết bệnh nội tiêu hoá của mình không? Nếu hết sẽ mua số lượng nhiều mang về Hà Nội cho bạn bè, người thân”. Chị T cắt cho chúng tôi một miếng khoảng hơn 2 lạng thịt khỉ, rồi gói vào tờ giấy rất cẩn thận.
Nghe tôi nói đến nội tiêu hóa, chị T nhân dịp đó, quảng cáo sản phẩm thịt khỉ luôn: “Em bị nội tiêu hoá, đầy hơi, tức bụng… mua thịt khỉ ăn là đúng rồi. Chị đảm bảo sau khi ăn sẽ hết bệnh ngay, nếu không hết chị sẽ không lấy tiền”. Chúng tôi chưa kịp nói gì, chị T “bồi” tiếp: “Thế bao giờ em về trên đó, mua hàng mà không đặt trước sẽ không có hàng bán đâu đấy. Mà em lấy số lượng bao nhiêu, 1 - 2 con thì có sẵn, chứ nhiều phải đợi vài hôm”.
Chị T giới thiệu “rất nhiều người bị bệnh như của em, thậm chí bệnh về não, bệnh gan đều tìm mua thịt khỉ về ăn. Nhiều người đỡ, thậm chí khỏi bệnh đấy”.
(Còn nữa)
Chuyện chưa hề lắng xuống thì người ta lại phát hiện thịt khỉ – voọc được bày bán công khai tại một số chợ ở TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. PV tiếp cận cơ quan chức năng để điều tra rõ ngọn ngành, thịt khỉ – voọc ở đâu ra mà được bày bán công khai tại chợ như… thịt lợn thế? Các cấp chính quyền ở Quảng Ninh lại tỏ ra hết sức ngạc nhiên...
Thịt khỉ được bày bán tại chợ Hà Lầm (TP. Hạ Long, Quảng Ninh)
Thấy các đại gia rỉ tai nhau, ăn óc khỉ bổ âm, bổ dương, bổ đủ thứ, anh bạn tôi gọi điện mời: “Về Quảng Ninh ăn thịt khỉ đi, nhiều lắm, được bày bán la liệt ở chợ. Cần bao nhiêu, chỉ cần một cuộc điện thoại là được đáp ứng ngay. Tất nhiên, muốn ăn óc khỉ thì phải đặt”. Tôi mặc cả: “ Ăn óc khỉ chín nhé?”. Vậy là: “ Ok”. PV đã lên đường bằng một cái hẹn như thế. Nhưng thú thật là người viết không dám ăn bất cứ sản phẩm nào từ khỉ, voọc – chỉ nói thế để anh bạn vui và giúp đỡ tác nghiệp…
Đi tìm “mối hàng” độc
Về đến Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), trong vai trò một người đi mua thịt khỉ, thịt voọc để dùng cho bữa tiệc, tôi đã không bỏ qua bất kỳ chợ nào mà được giới thiệu trước đó là có bày bán loại thịt động vật quý hiếm này. Qua tìm hiểu, tôi được biết, những chợ này là chợ đầu mối bán thịt khỉ – voọc hẳn hoi chứ không phải là bán lẻ. Quả là thú vị.
Theo “xi nhan”, khi nắng chiều dần buông, điểm đầu tiên chúng tôi tìm tới là chợ Sa Tô (nằm trên phố Cao Xanh, phường Cao Xanh, TP.Hạ Long). Dạo quanh chợ một vòng, tuyệt nhiên không thấy bất kì một quầy hàng nào buôn bán thịt khỉ. Tôi trách anh bạn, được nghe an ủi rằng, “sẽ có cách tìm mối”.
Tuy nhiên, khi dò hỏi để mua thịt khỉ về bồi bổ sức khỏe, nhiều tiểu thương trong chợ, mách: “Muốn mua thịt khỉ phải đến chợ vào buổi sáng, chứ buổi chiều muốn mua cũng chẳng được vì người bán mặt hàng độc này từ trước đến nay chưa bao giờ có tiền lệ bán vào buổi chiều. Cũng có hôm, trong sáng không bán hết hàng thì họ lại đóng gói, đem đi đâu đó chứ không hề ngồi bán tiếp tại chợ vào buổi chiều.
Những người bán thịt khỉ kể rằng, họ thịt khỉ thường vào thời điểm rạng sáng. Con khỉ cũng được bịt mắt, trói hoặc là bị đánh bất ngờ từ đằng sau để tránh cái nhìn ai oán…”. Hóa ra, cái chuyện “hóa kiếp” cho “họ hàng xa” của loài người cũng được tính toán kỹ về thời gian để âm dương hòa hợp cơ đấy!?
Tiếp tục tìm về chợ Hạ Long 2 (nằm trên địa bàn phường Yết Kiêu, TP. Hạ Long) chúng tôi cũng gặp câu trả lời tương tự là muốn mua thịt động vật hoang dã, thú rừng quý hiếm thì phải đến vào sáng sớm. Đồng thời theo thông tin các tiểu thương trong chợ cung cấp thì, muốn mua thịt khỉ cần thường xuyên đảo qua chợ. Vì mặt hàng thịt khỉ bán chạy lắm, chỉ trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ, cả con khỉ tầm 5-6kg được chủ hàng bán sạch trơn.
Ngoài ra, các tiểu thương cũng cho biết thêm: “Không phải ngày nào cũng có thịt khỉ bày bán ở chợ. Nó phụ thuộc vào “mối hàng”. Nếu thợ săn săn được thú, bán cho thợ thịt thì chợ mới có hàng. Tóm lại, chuyện có thịt khỉ – voọc bày bán ở chợ hay không, phụ thuộc vào người đi săn chứ không phụ thuộc vào người bán thịt.”
Rợn người với màn xẻ thịt khỉ
Đúng 7h20 sáng hôm sau, chúng tôi có mặt ở chợ Sa Tô với mong muốn mua bằng được thịt khỉ. Nhưng cũng giống như buổi chiều hôm trước, cảnh chợ tấp nập người qua lại mua bán hàng hoá duy chỉ có quầy hàng bán thịt khỉ là vẫn bỏ trống, không thấy xuất hiện.
Chị N.T.H, người dân khu vực chợ cho biết: “Ở chợ này có một người phụ nữ trạc tuổi 45 - 50 thường xuyên mang thịt khỉ đến chợ bày bán. Tuy nhiên, mấy ngày hôm nay không thấy họ xuất hiện. Mỗi lần đến, người phụ nữ này chỉ cần mang theo chiếc làn, một cái rổ rồi chọn vỉa hè ngay trên ngõ 289 đường Cao Xanh (ngõ nằm sát cạnh chợ Sa Tô - PV) làm địa điểm bày bán thịt khỉ”.
Khi đề cập muốn tìm người bán thịt khỉ để mua với số lượng lớn mang về Hà Nội, mong chị H giúp đỡ thì nhận được sự giải thích: “Thường, mọi người đến đây gặp thì mua chứ người dân chúng tôi ít khi hỏi số điện thoại của người ta. Hình như người này từ Cẩm Phả lên đây bán hàng thì phải. Nếu muốn mua, cậu chịu khó siêng đến sẽ gặp. Mà mua thịt khỉ về ăn chữa bệnh hả? Nghe đâu người ta nói ăn thịt khỉ tốt cho cơ thể lắm nhưng không hiểu sao tôi cứ hình dung, nhìn thấy con khỉ bị người ta chém giết, rồi lấy thịt bán bỗng tay chân bủn rủn, nói chi tới việc ăn thịt khỉ nữa”.
Cũng theo hướng dẫn của chị H, thông thường người phụ ấy rất ít bán ở chợ Sa Tô mà thường sang chợ Hạ Long 2 hoặc chợ Hà Lầm bán hàng. Có thể, ở 2 chợ đó, nhu cầu của thực khách lớn hơn. Chị H hướng dẫn “Các chú cứ thử đến 2 chợ đó tìm mua xem sao”.
Có mặt tại chợ Hạ Long 2 khi thời gian đã điểm 8h35, sau khi lần tìm một vòng các khu chợ cũng như khu vực xung quanh cũng không gặp người bán thịt khỉ. Chúng tôi bắt đầu thấy nản. “Xi nhan” đi cùng thì cười mà rằng, phải vất vả mới thú vị chứ!
Theo một số người dân kinh doanh ở khu vực trước cổng chợ, mọi khi vẫn có một người phụ nữ bán hàng thịt khỉ ở đây nhưng thời gian gần đây không thấy họ xuất hiện bán hàng nữa. Cố dò hỏi thông tin và số điện thoại liên lạc mua hàng, những người này đều trả lời không biết.
Mua thịt khỉ... bằng một cú phone, chữa bách bệnh!?
Không chịu bỏ cuộc, chúng tôi quyết định tìm tới chợ Hà Lầm (phường Hà Lầm, TP. Hạ Long). Một chủ cửa hàng buôn bán thực phẩm trong chợ khẳng định, mọi khi vẫn có người đến bán thịt khỉ nhưng hôm nay chưa thấy đâu. Muốn mua, em ra gặp chị N hỏi, sẽ biết thông tin về việc đó.
Theo hướng chỉ tay của người này, chúng tôi tìm gặp một người tên N. Người này rất đon đả và tích cực tiếp chuyện, giúp đỡ sau khi biết ý định của chúng tôi là muốn mua 2kg thịt khỉ. Rất nhanh, chị N vội lấy máy điện thoại gọi ngay cho đầu mối bán thịt khỉ, rồi nhấn mạnh: “Cậu ra ngoài đợi 10 phút, người bán sẽ mang hàng (tức thịt khỉ – PV) đến”.
Thực tế, chúng tôi chỉ đợi có 5 phút, đã thấy một người phụ nữ khoảng chừng 50 tuổi, tay xách làn, tay cầm vài tấm bìa carton, tiến vào cổng chợ. Người phụ nữ này không nói gì, lẳng lặng thao tác rất nhanh, lôi 2/3 con khỉ từ trong chiếc làn ra vứt chỏng trơ trên tấm bìa catton trải trên mặt đất bẩn thỉu rồi buông giọng tỉnh queo: “Lấy 2 kg hả em? 1.300.000 đồng/kg, hàng độc không mặc cả. 2 kg tổng tiền là 2.600.000 đồng. Lấy phần nào để chị cắt? Ăn tảng đùi cho ngon nhé!”…
Thấy chúng tôi bần thần, tỏ vẻ lưỡng lự, chị T nhát gừng, giọng rin rít: “Có mua hay không? Đừng để tôi mất công chạy đôn chạy đáo đến đấy nhé!”. Chúng tôi bừng tỉnh sau lời nói của chị T và quyết định: “Chị cắt cho em miếng nhỏ thôi. Em đem về nhà bạn, ăn thử xem có hết bệnh nội tiêu hoá của mình không? Nếu hết sẽ mua số lượng nhiều mang về Hà Nội cho bạn bè, người thân”. Chị T cắt cho chúng tôi một miếng khoảng hơn 2 lạng thịt khỉ, rồi gói vào tờ giấy rất cẩn thận.
Nghe tôi nói đến nội tiêu hóa, chị T nhân dịp đó, quảng cáo sản phẩm thịt khỉ luôn: “Em bị nội tiêu hoá, đầy hơi, tức bụng… mua thịt khỉ ăn là đúng rồi. Chị đảm bảo sau khi ăn sẽ hết bệnh ngay, nếu không hết chị sẽ không lấy tiền”. Chúng tôi chưa kịp nói gì, chị T “bồi” tiếp: “Thế bao giờ em về trên đó, mua hàng mà không đặt trước sẽ không có hàng bán đâu đấy. Mà em lấy số lượng bao nhiêu, 1 - 2 con thì có sẵn, chứ nhiều phải đợi vài hôm”.
Chị T giới thiệu “rất nhiều người bị bệnh như của em, thậm chí bệnh về não, bệnh gan đều tìm mua thịt khỉ về ăn. Nhiều người đỡ, thậm chí khỏi bệnh đấy”.
Rợn người với màn “đồ tể” xẻ thịt và tiếp thị khỉ Quả thực, khi nhìn thấy con khỉ được chị T – người bán hàng lôi ra từ chiếc làn, chúng tôi thấy lạnh người và lạnh đến tận gáy khi mà chị T miệng vừa nói, tay vừa thoăn thoắt pha thịt khỉ. Miến thịt đỏ au, bên cạnh cái đầu khỉ vẫn mở mắt… Cảnh tượng ấy khiến người viết phải sởn gai ốc. Theo lời tiếp thị của chị T, một bộ óc bán 1.000.000 đồng, đây là óc khỉ đông lạnh. Thịt khỉ, mua nhiều ít như nhau, giá 1.300.000 đồng /kg. “Quyết định mua, em phải đặt hàng, báo trước. Khi lấy hàng, có thể chị sẽ mang đến chợ này hoặc không, tốt nhất em xuống Cẩm Phả lấy cho tiện”- chị T khẳng định và đọc số điện thoại để khách liên lạc khi cần. |