Sự khác biệt giữa chuyên ngành mạng và công nghệ phần mềm
Một Hệ thống thông tin có thể chia làm 3 đối tượng con người là người dùng (user), người lập trình (programmer) và người triển khai (implementer).Người dùng đặt ra các yêu cầu của mình (vd: quản lý điểm của sinh viên) và người lập trình sẽ thực hiện viết ra chương trình theo yêu cầu (vd viết chương trình quản lý điểm của sinh viên). Sau khi chương trình được viết xong, người triển khai sẽ triển khai ứng dụng đó trên hệ thống mạng.Triển khai sẽ bao gồm xây dựng hạ tầng truyền dẫn (mạng truy cập, mạng lõi), xây dựng hệ thống (cài đặt server Linux/Windows, cơ sở dữ liệu MS SQL/MySQL./Oracle, ứng dụng), xây dựng hệ thống hỗ trợ (điện thoại IP, hệ thống giám sát mạng, hệ thống lưu trữ) và sau cùng là bảo mật và vận hành toàn bộ hệ thống.Sự khác biệt giữa ngành Mạng máy tính và Công nghệ phần mềm
Ngành Công nghệ phần mềm sẽ nghiên về hướng lập trìnhHọc Công nghệ phần mềm giúp ta biết cách làm được một phần mềm chuyên nghiệp, có thể xây dựng sản phẩm cho công ty, hoặc xây dựng sản phẩm để ra kinh doanh riêng hay freelance;Ngành Mạng máy tính nghiên về hướng người triển khaiNgành Mạng máy tính thường chia thành các chuyên ngành con như sau:
Mỗi phần được phát triển và cung ứng thiết bị bởi một hãng công nghệ riêng biệt. Hãng Cisco, Juniper dẫn đầu về thiết bị và công nghệ ở mảng cơ sở hạ tầng. Hãng Microsoft, Linux, IBM chiếm thị phần lớn về hệ điều hành.Các dịch vụ ứng dụng cơ sở dữ liệu thì có Oracle, Microsoft SQL… Trong mỗi phần kể trên lại được được phân chia thành nhiều mảng nhỏ bên trong.“Mạng máy tính” là một cụm từ chung chỉ về một ngành nghề trong lĩnh vực CNTT. Nó bao gồm công việc của một quản trị viên trên các thiết bị hạ tầng (Cisco…), quản trị viên Windows, quản trị viên về webserver, về cơ sở dữ liệu…. Vì vậy, để được “bước” vào nghề và làm nghề, chúng ta chỉ cần am tường, giỏi ở một mảng nhất định.Tại các công ty lớn, công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty ứng dụng rộng rãi CNTT vào hoạt động như ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử thì quản trị mạng thường là một phòng ban với nhiều chuyên viên. Tại đây, mỗi chuyên viên sẽ phụ trách một mảng chuyên biệt, và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến phạm vi được phân công quản lý, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong giải quyết công việc và đưa CNTT thành “xương sống” trong hoạt động của doanh nghiệp.Xem thêm tại: https://www.facebook.com/hauisoftware
Một Hệ thống thông tin có thể chia làm 3 đối tượng con người là người dùng (user), người lập trình (programmer) và người triển khai (implementer).Người dùng đặt ra các yêu cầu của mình (vd: quản lý điểm của sinh viên) và người lập trình sẽ thực hiện viết ra chương trình theo yêu cầu (vd viết chương trình quản lý điểm của sinh viên). Sau khi chương trình được viết xong, người triển khai sẽ triển khai ứng dụng đó trên hệ thống mạng.Triển khai sẽ bao gồm xây dựng hạ tầng truyền dẫn (mạng truy cập, mạng lõi), xây dựng hệ thống (cài đặt server Linux/Windows, cơ sở dữ liệu MS SQL/MySQL./Oracle, ứng dụng), xây dựng hệ thống hỗ trợ (điện thoại IP, hệ thống giám sát mạng, hệ thống lưu trữ) và sau cùng là bảo mật và vận hành toàn bộ hệ thống.Sự khác biệt giữa ngành Mạng máy tính và Công nghệ phần mềm
Ngành Công nghệ phần mềm sẽ nghiên về hướng lập trìnhHọc Công nghệ phần mềm giúp ta biết cách làm được một phần mềm chuyên nghiệp, có thể xây dựng sản phẩm cho công ty, hoặc xây dựng sản phẩm để ra kinh doanh riêng hay freelance;Ngành Mạng máy tính nghiên về hướng người triển khaiNgành Mạng máy tính thường chia thành các chuyên ngành con như sau:
- Hạ tầng mạng truyền dẫn
- Hạ tầng thông tin
- Bảo mật hệ thống
Mỗi phần được phát triển và cung ứng thiết bị bởi một hãng công nghệ riêng biệt. Hãng Cisco, Juniper dẫn đầu về thiết bị và công nghệ ở mảng cơ sở hạ tầng. Hãng Microsoft, Linux, IBM chiếm thị phần lớn về hệ điều hành.Các dịch vụ ứng dụng cơ sở dữ liệu thì có Oracle, Microsoft SQL… Trong mỗi phần kể trên lại được được phân chia thành nhiều mảng nhỏ bên trong.“Mạng máy tính” là một cụm từ chung chỉ về một ngành nghề trong lĩnh vực CNTT. Nó bao gồm công việc của một quản trị viên trên các thiết bị hạ tầng (Cisco…), quản trị viên Windows, quản trị viên về webserver, về cơ sở dữ liệu…. Vì vậy, để được “bước” vào nghề và làm nghề, chúng ta chỉ cần am tường, giỏi ở một mảng nhất định.Tại các công ty lớn, công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty ứng dụng rộng rãi CNTT vào hoạt động như ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử thì quản trị mạng thường là một phòng ban với nhiều chuyên viên. Tại đây, mỗi chuyên viên sẽ phụ trách một mảng chuyên biệt, và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến phạm vi được phân công quản lý, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong giải quyết công việc và đưa CNTT thành “xương sống” trong hoạt động của doanh nghiệp.Xem thêm tại: https://www.facebook.com/hauisoftware