Theo báo cáo thống kê từ một công ty công nghệ tại Mỹ cho biết, với 180 triệu người xem ở Đông Nam Á, tiêu thụ 8 tỷ giờ nội dung OTT qua internet mỗi tháng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp OTT ở khu vực này. Bên cạnh đó, dưới tác động của dịch COVID-19, OTT lập tức trở thành xu hướng chuyển đổi thiết yếu, và được dự báo sẽ vẫn phát triển ngay cả sau khi dịch COVID-19 kết thúc.
Cùng VNETWORK tìm hiểu rõ hơn về những tiến triển của ngành OTT trong năm vừa qua ở khu vực Đông Nam Á, để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng thị trường đang diễn ra, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Theo thống kê, có tới 180 triệu người ở Đông Nam Á xem trực tuyến qua nền tảng này vào năm 2020. Mức độ thâm nhập của OTT trung bình ở các quốc gia trong khu vực là 31%.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) của doanh thu video trực tuyến tại khu vực này được dự báo là 4% trong giai đoạn từ năm 2019 – 2024.
Tổng số người xem qua nền tảng trực tuyến OTT lên tới 180 triệu người ở Đông Nam Á
Cụ thể, có tới 57% người xem đã dùng OTT đang xem vieo trên nền tảng này nhiều hơn, 72% người xem vẫn duy trì hoặc tăng lượt xem trong thời gian tới.
Ý định duy trì hoặc tăng mức sử dụng OTT sau COVID đối với từng quốc gia trong khu vực
Mức sử dụng OTT trong một ngày của người xem ở từng quốc gia
Một con số khác đáng chú ý nữa là 8 tỷ giờ OTT được xem trong một tháng, chứng tỏ sức ảnh hưởng của nền tảng này rất lớn trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Indonesia có số giờ xem nội dung nhiều nhất với tổng gần ba tỷ giờ.
Indonesia có tổng số giờ xem trên OTT lớn nhất khu vực
Các quốc gia có mức tiêu thụ lớn tiếp theo là Philippines, Việt Nam, Thái Lan. Do quy mô dân số nhỏ hơn, nên Singapore và Malaysia tiêu thụ ít giờ OTT hơn.
Mặt khác, Philippines dẫn đầu khu vực về mức xem trung bình mỗi ngày (giờ đã xem trên OTT mỗi ngày) với trung bình 3,1 giờ cho mỗi người xem. Trong khi Thái Lan dẫn đầu khu vực về tần suất (số ngày xem OTT mỗi tháng), với lượng người xem trung bình 19,4 ngày/ tháng.
Thị trường OTT hết sức sôi động ở khu vực Đông Nam Á nói chung và từng quốc gia trong khu vực nói riêng.
Không những thế, OTT còn đang phá vỡ khung giờ vàng của TV truyền thống. Vì có tới 70% tất cả người xem OTT ở Đông Nam Á họ xem nội dung trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 12 giờ sáng (trong khi khung giờ vàng của TV truyền thống là từ 8-11h pm)
Lượng người xem OTT theo thời gian trong ngày
Xu hướng xem OTT thay vì xem TV truyền thống đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới bởi sự tiện lợi và mức độ phổ biến của nền tảng này ngày càng rộng. Xu hướng này đặc biệt rõ rệt ở Malaysia. Gần 1/5 người xem OTT đã cho biết rằng họ đã không xem TV truyền thống trong ba tháng liền.
Kể cả ở Việt Nam, xu hướng này cũng đang diễn ra và phát triển nhanh chóng.
Người xem OTT trên khắp Đông Nam Á đều đồng ý rằng, lý do họ xem video trên ứng dụng OTT là vì họ có thể kiểm soát thời điểm xem và có nhiều nội dung mà họ yêu thích trên nền tảng này.
Theo thống kê, 57% người xem OTT cho biết nội dung yêu thích của họ có sẵn trên OTT.
Lý do OTT được người dùng chọn xem
Số lượng quảng cáo được chấp nhận trong một giờ cho nội dung miễn phí trên OTT
Đây là một dấu hiệu đáng mừng, khi người dùng tiếp nhận quảng cáo thoải mái hơn, do đó các doanh nghiệp nên chủ động hơn cho chương trình marketing trên nền tảng này. Đây cũng là lý do giúp OTT phát triển hơn trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo này cho biết, 80% người xem OTT ở Đông Nam Á sử dụng nhiều hơn một nền tảng OTT. 100 triệu người xem sử dụng nền tảng OTT có hỗ trợ quảng cáo. Cho thấy việc ứng dụng quảng cáo và marketing trong nền tảng này là rất lớn.
Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thời gian sử dụng, TV thông minh là một phần quan trọng trong việc phát triển OTT. Tỷ lệ xem trên TV thông minh cao hơn điện thoại thông minh ở Singapore và Việt Nam.
Thời gian xem OTT trên Smart TV lâu hơn so với trên Smartphone
Trong khi những người xem nhỏ tuổi dành nhiều thời gian hơn để xem OTT trên điện thoại thông minh, thì người xem từ 35 tuổi trở lên lại dành nhiều thời gian để xem OTT trên Smart TV hơn.
Vì vậy, Smartphone là thiết bị phổ biến nhất nhưng Smart TV sẽ là thiết bị tiềm năng nhất trên ứng dụng OTT.
Tuy nhiên nội dung theo ngôn ngữ địa phương cũng thúc đẩy việc sử dụng xem OTT đáng kể, đặc biệt là ở các thị trường như Thái Lan và Việt Nam, nơi nội dung địa phương phổ biến hơn so với các chương trình phương Tây.
Bên cạnh đó, nội dung châu Á từ các cường quốc trong khu vực như Hàn Quốc cũng thu hút sự chú ý, 39% người xem trên OTT đã xem nội dung từ các chương trình Hàn Quốc, trong khi chỉ có 20% theo dõi các chương trình của Trung Quốc.
Trước tình hình thị trường năng động và phát triển như trên, nếu bạn là nhà cung cấp và phân phối nội dung trên các ứng dụng OTT như web/app cho người dùng, hoặc là đơn vị truyền thông đang cung cấp nội dung trên các nền tảng giải trí, truyền hình OTT bạn cũng cần nâng cấp hạ tầng hệ thống CNTT của mình với công nghệ CDN để đáp ứng nhu cầu xem của người dùng và tăng tính cạnh tranh ở thời điểm hiện tại.
Cùng VNETWORK tìm hiểu rõ hơn về những tiến triển của ngành OTT trong năm vừa qua ở khu vực Đông Nam Á, để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng thị trường đang diễn ra, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tình hình sử dụng OTT tại khu vực Đông Nam Á
OTT (Over the top) là một nền tảng ứng dụng để người dùng xem nội dung video chuyên nghiệp qua mạng internet. Mọi người sẽ chủ động hơn trong việc xem những nội dung trực tuyến mà họ muốn xem, ở bất kì không gian, thời gian nào, và trên bất kỳ thiết bị nào. OTT đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới.Theo thống kê, có tới 180 triệu người ở Đông Nam Á xem trực tuyến qua nền tảng này vào năm 2020. Mức độ thâm nhập của OTT trung bình ở các quốc gia trong khu vực là 31%.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) của doanh thu video trực tuyến tại khu vực này được dự báo là 4% trong giai đoạn từ năm 2019 – 2024.
Tổng số người xem qua nền tảng trực tuyến OTT lên tới 180 triệu người ở Đông Nam Á
Sự gia tăng của OTT dưới tác động của đại dịch COVID-19
Hơn một nửa số người xem OTT cho biết rằng họ đang dành nhiều thời gian xem video trên nên tảng này so với trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Ở Indonesia và Thái Lan, khi được hỏi về nhu cầu sử dụng OTT trong tương lai, cứ 5 người được hỏi thì có tới 4 người trả lời rằng sẽ dành thời gian xem OTT nhiều hơn khi họ phải ở nhà vì COVID-19.Cụ thể, có tới 57% người xem đã dùng OTT đang xem vieo trên nền tảng này nhiều hơn, 72% người xem vẫn duy trì hoặc tăng lượt xem trong thời gian tới.
Ý định duy trì hoặc tăng mức sử dụng OTT sau COVID đối với từng quốc gia trong khu vực
OTT đang thu hút người xem hơn bao giờ hết
Theo thống kê trong khu vực, mỗi ngày 80% người dùng dành từ một giờ trở lên để xem nội dung OTT. Và trung bình 18% trong số họ dành hơn 4 giờ mỗi ngày để xem video.Mức sử dụng OTT trong một ngày của người xem ở từng quốc gia
Một con số khác đáng chú ý nữa là 8 tỷ giờ OTT được xem trong một tháng, chứng tỏ sức ảnh hưởng của nền tảng này rất lớn trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Indonesia có số giờ xem nội dung nhiều nhất với tổng gần ba tỷ giờ.
Indonesia có tổng số giờ xem trên OTT lớn nhất khu vực
Các quốc gia có mức tiêu thụ lớn tiếp theo là Philippines, Việt Nam, Thái Lan. Do quy mô dân số nhỏ hơn, nên Singapore và Malaysia tiêu thụ ít giờ OTT hơn.
Mặt khác, Philippines dẫn đầu khu vực về mức xem trung bình mỗi ngày (giờ đã xem trên OTT mỗi ngày) với trung bình 3,1 giờ cho mỗi người xem. Trong khi Thái Lan dẫn đầu khu vực về tần suất (số ngày xem OTT mỗi tháng), với lượng người xem trung bình 19,4 ngày/ tháng.
Thị trường OTT hết sức sôi động ở khu vực Đông Nam Á nói chung và từng quốc gia trong khu vực nói riêng.
OTT cạnh tranh trực tiếp với TV truyền thống
Trung bình, người dùng đăng nhập vào OTT là 17 ngày/ tháng với 2,5h/ ngày. Trong số những người xem này, mức tiêu thụ OTT hàng tháng chỉ sau TV 4%.Không những thế, OTT còn đang phá vỡ khung giờ vàng của TV truyền thống. Vì có tới 70% tất cả người xem OTT ở Đông Nam Á họ xem nội dung trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 12 giờ sáng (trong khi khung giờ vàng của TV truyền thống là từ 8-11h pm)
Lượng người xem OTT theo thời gian trong ngày
Xu hướng xem OTT thay vì xem TV truyền thống đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới bởi sự tiện lợi và mức độ phổ biến của nền tảng này ngày càng rộng. Xu hướng này đặc biệt rõ rệt ở Malaysia. Gần 1/5 người xem OTT đã cho biết rằng họ đã không xem TV truyền thống trong ba tháng liền.
Kể cả ở Việt Nam, xu hướng này cũng đang diễn ra và phát triển nhanh chóng.
Người xem OTT trên khắp Đông Nam Á đều đồng ý rằng, lý do họ xem video trên ứng dụng OTT là vì họ có thể kiểm soát thời điểm xem và có nhiều nội dung mà họ yêu thích trên nền tảng này.
Theo thống kê, 57% người xem OTT cho biết nội dung yêu thích của họ có sẵn trên OTT.
Lý do OTT được người dùng chọn xem
Tình hình tiếp nhận quảng cáo trên OTT
Theo thống kê năm 2020 vừa qua, 89% người xem OTT của khu vực Đông Nam Á cởi mở hơn, chấp nhận xem quảng cáo khi họ xem nội dung miễn phí.Số lượng quảng cáo được chấp nhận trong một giờ cho nội dung miễn phí trên OTT
Đây là một dấu hiệu đáng mừng, khi người dùng tiếp nhận quảng cáo thoải mái hơn, do đó các doanh nghiệp nên chủ động hơn cho chương trình marketing trên nền tảng này. Đây cũng là lý do giúp OTT phát triển hơn trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo này cho biết, 80% người xem OTT ở Đông Nam Á sử dụng nhiều hơn một nền tảng OTT. 100 triệu người xem sử dụng nền tảng OTT có hỗ trợ quảng cáo. Cho thấy việc ứng dụng quảng cáo và marketing trong nền tảng này là rất lớn.
Thiết bị truy cập OTT tiềm năng
Với 90% người xem OTT ở Đông Nam Á sử dụng điện thoại thông minh để truy cập OTT, di động đang là thiết bị được dùng nhiều nhất cho OTT.Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thời gian sử dụng, TV thông minh là một phần quan trọng trong việc phát triển OTT. Tỷ lệ xem trên TV thông minh cao hơn điện thoại thông minh ở Singapore và Việt Nam.
Thời gian xem OTT trên Smart TV lâu hơn so với trên Smartphone
Trong khi những người xem nhỏ tuổi dành nhiều thời gian hơn để xem OTT trên điện thoại thông minh, thì người xem từ 35 tuổi trở lên lại dành nhiều thời gian để xem OTT trên Smart TV hơn.
Vì vậy, Smartphone là thiết bị phổ biến nhất nhưng Smart TV sẽ là thiết bị tiềm năng nhất trên ứng dụng OTT.
Nội dung thúc đẩy người xem OTT
Theo khảo sát, người xem OTT ở khu vực Đông Nam Á muốn xem nhiều hơn những bộ phim bom tấn từ Hollywood.Tuy nhiên nội dung theo ngôn ngữ địa phương cũng thúc đẩy việc sử dụng xem OTT đáng kể, đặc biệt là ở các thị trường như Thái Lan và Việt Nam, nơi nội dung địa phương phổ biến hơn so với các chương trình phương Tây.
Bên cạnh đó, nội dung châu Á từ các cường quốc trong khu vực như Hàn Quốc cũng thu hút sự chú ý, 39% người xem trên OTT đã xem nội dung từ các chương trình Hàn Quốc, trong khi chỉ có 20% theo dõi các chương trình của Trung Quốc.
Tổng kết
Bài viết phân tích và đưa ra các số liệu thống kê về ngành công nghiệp OTT, nhất là chỉ ra những xu hướng và báo cáo thực tế và tình hình sử dụng OTT trong năm 2020 của khu vực Đông Nam Á. OTT là xu hướng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Do vậy, việc bắt kịp xu hướng cũng là cách giúp doanh nghiệp sẽ phát triển tốt hơn.Trước tình hình thị trường năng động và phát triển như trên, nếu bạn là nhà cung cấp và phân phối nội dung trên các ứng dụng OTT như web/app cho người dùng, hoặc là đơn vị truyền thông đang cung cấp nội dung trên các nền tảng giải trí, truyền hình OTT bạn cũng cần nâng cấp hạ tầng hệ thống CNTT của mình với công nghệ CDN để đáp ứng nhu cầu xem của người dùng và tăng tính cạnh tranh ở thời điểm hiện tại.