Theo thông tin ban đầu, vào lúc 9 giờ ngày 4/10, trên đường Trần Hưng Đạo (Thừa Thiên - Huế), lực lượng trinh sát Cảnh sát kinh tế (Công an TP. Huế) phát hiện Trần Xuân Tuấn Anh (SN 1992, trú tại 103 đường Vạn Xuân) chở nhiều mũ bảo hiểm có nghi vấn kém chất lượng. Qua điều tra, Anh khai nhận: Số mũ trên được từ cơ sở sản xuất ở số nhà 17/71 đường Nhật Lệ, TP. Huế.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hàng nghìn chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng
Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Công an TP. Huế, một mũi trinh sát nhanh chóng tiến hành kiểm tra tại kho hàng và cơ sở sản xuất nói trên. Đây là cơ sở do Lê Thị Hương (SN 1966) làm chủ. Tại đây, lực lượng Công an đã phát hiện hàng ngàn mũ, vật liệu sản xuất cùng phương tiện, máy móc các loại dùng để sản xuất mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, Hương vẫn tìm cách quanh co, giấu tội.
Lê Thị Hương khai nhận: Sản phẩm được bán ở nhiều tỉnh miền Trung
Khi công an ập vào, công nhân của sơ sở này vẫn đang sản xuất. Chỉ cần 3 - 5 phút là những công nhân này đã hoàn thiện một chiếc mũ bảo hiểm. Với một thợ lành nghề, mỗi ngày có thể làm được 60 - 100 sản phẩm.
Bước đầu, Lê Thị Hương khai nhận: Vật liệu sản xuất mũ nhập từ Sài Gòn về, sau đó mua máy móc và thuê nhân công sản xuất. Một ngày sản xuất được từ 1.000 – 1.500 mũ bảo hiểm các loại. Trừ chi phí, mỗi sản phẩm lời 1.000 – 1.500 đồng. Sản phẩm làm xong được bán rộng rãi trên địa bàn các tỉnh TT. Huế, Quảng Bình, Quảng Trị…
Những chiếc mũ bảo hiểm được sản xuất tại đây có cấu tạo rất mỏng, giòn và chỉ cần gõ nhẹ, mũ đã bể nát.
Cốt xốp sản xuất mũ rất mỏng
Hiện Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và chức vụ, Công an TP. Huế đang tiếp tục củng cố hồ sơ, để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Lê Thị Hương.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện hàng nghìn chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng
Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy Công an TP. Huế, một mũi trinh sát nhanh chóng tiến hành kiểm tra tại kho hàng và cơ sở sản xuất nói trên. Đây là cơ sở do Lê Thị Hương (SN 1966) làm chủ. Tại đây, lực lượng Công an đã phát hiện hàng ngàn mũ, vật liệu sản xuất cùng phương tiện, máy móc các loại dùng để sản xuất mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, Hương vẫn tìm cách quanh co, giấu tội.
Lê Thị Hương khai nhận: Sản phẩm được bán ở nhiều tỉnh miền Trung
Khi công an ập vào, công nhân của sơ sở này vẫn đang sản xuất. Chỉ cần 3 - 5 phút là những công nhân này đã hoàn thiện một chiếc mũ bảo hiểm. Với một thợ lành nghề, mỗi ngày có thể làm được 60 - 100 sản phẩm.
Bước đầu, Lê Thị Hương khai nhận: Vật liệu sản xuất mũ nhập từ Sài Gòn về, sau đó mua máy móc và thuê nhân công sản xuất. Một ngày sản xuất được từ 1.000 – 1.500 mũ bảo hiểm các loại. Trừ chi phí, mỗi sản phẩm lời 1.000 – 1.500 đồng. Sản phẩm làm xong được bán rộng rãi trên địa bàn các tỉnh TT. Huế, Quảng Bình, Quảng Trị…
Những chiếc mũ bảo hiểm được sản xuất tại đây có cấu tạo rất mỏng, giòn và chỉ cần gõ nhẹ, mũ đã bể nát.
Cốt xốp sản xuất mũ rất mỏng
Hiện Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và chức vụ, Công an TP. Huế đang tiếp tục củng cố hồ sơ, để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Lê Thị Hương.