Để bạn đọc rõ hơn về những sai phạm của ông Quang, chúng xin điểm lại những sai phạm của ông Quang mà báo đã đề cập.
Khuất tất trong vay tiền
Theo tố cáo của TGĐ BV Pharma Nguyễn Quốc Dũng: "Trong lúc khó khăn, công ty chúng tôi đang lỗ hàng chục tỷ đồng/năm, nhưng khi ông Quang hỏi mượn 1 tỷ đồng, TGĐ của chúng tôi (thời điểm đó là ông Ngô Chí Dũng) đã phải hội ý cả ban giám đốc và vì sợ ông Quang trù dập, vu khống gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi phải giao cho kế toán đưa cho ông Ngô Chí Dũng 1 tỷ đồng và làm đại diện xác nhận vào văn bản vay, bắt ông Quang trực tiếp viết tay".
Thứ trưởng Cao Minh Quang
Có một số bất thường trong chuyện vay tiền này như: Ông Quang là người được Bộ Y tế phân công phụ trách ngành dược kiêm Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế, là người có trách nhiệm cao nhất quyết định số đăng ký thuốc và quy cách đóng gói thuốc... vậy mà ông lại đi vay tiền của TGĐ một công ty dược thuộc ngành mình phụ trách.
Bất thường khác là, TGĐ này không phải bỏ tiền túi của mình ra cho ông Quang vay mà lại lấy tiền của doanh nghiệp cho ông vay. Và bất thường ở chỗ, chịu không được, công ty này đã làm đơn khiếu nại việc ông Quang có biểu hiện trù dập công ty khi công ty "đòi nợ rát quá"...
Thế nhưng, thật trớ trêu khi ngày 9/9/2011, ông Cao Minh Quang tiếp tục đăng đàn, trả lời phỏng vấn một tờ báo và nói rằng: "Quan điểm của tôi vay ai cũng là vay, vay người có khả năng. Vấn đề là tôi vay có giấy nhận nợ...". Ông Quang còn cho biết ông vay tới … 2 tỷ đồng chứ không phải chỉ 1 tỷ đồng.
Mập mờ trong trả tiền
Ngày 13/9/2011, ông Quang trả lời phỏng vấn trên một tờ báo rằng vợ ông đã chuyển trả tiền cho ông TGĐ BV Pharma 2,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngày 12/9, thông tin từ BV Pharma cho biết, một phần nguồn tiền trả nợ của ông Quang lại từ một người khác cũng trong ngành dược chuyển về cho BV Pharma. Theo tài liệu mà PV thu thập được, ngày 14/5/2007, bà Nguyễn Ngân Quyên (đại diện đăng ký vaccin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung của Hãng GlaxoSmithKline tại Việt Nam) đã chuyển vào tài khoản của Công ty cổ phần BV Pharma số tiền 2 tỷ đồng.
Ngày 15/5/2007, BV Pharma nhận được 2 tỷ đồng. Sau khi vừa nhận được tiền thì Công ty BV Pharma lại nhận được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên số tiền đó nhưng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ của Thứ trưởng Cao Minh Quang.
Vì sao bà Nguyễn Ngân Quyên lại chuyển 2 tỷ đồng vào BV Pharma trong khi bà Quyên không có mối quan hệ làm ăn gì với BV Pharma và vì sao chỉ một ngày sau khi nhận được tiền của bà Nguyễn Ngân Quyên thì BV Pharma buộc phải chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang?
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, trước đó, năm 2008, ông Cao Minh Quang đã ký quyết định cho phép vaccin ung thư cổ tử cung Cervarix của Hãng GlaxoSmithKline, nơi bà Nguyễn Ngân Quyên làm việc tại VN, nhưng với chỉ định đối tượng nữ từ 10-55 tuổi. Trong khi vaccin Gardasil chỉ dùng cho độ tuổi từ 9-26 và vaccin Cervarix lưu hành ở nhiều nước cũng có chỉ định đối tượng dùng từ 10-25 tuổi.
Trước quyết định khó hiểu này, Hội đồng xét duyệt thuốc và vaccin, sinh phẩm y tế đã họp và quyết định giảm độ tuổi sử dụng vaccin Cervarix chỉ từ 10-25 tuổi. Lúc đó, ông Cao Minh Quang không thể giải thích được vì sao lại có "ưu ái" đặc biệt với Hãng GlaxoSmithKline.
Khai man bằng cấp
Theo điều tra của phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khai trong hồ sơ lý lịch là tiến sĩ, đồng thời in danh thiếp là tiến sĩ dược khoa. Tuy nhiên, sự thật là ông Cao Minh Quang chưa bao giờ có học vị tiến sĩ.
Theo điều tra của PV, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) thuộc Tổng cục An ninh II đã đều có văn bản khẳng định chứng chỉ của ông Cao Minh Quang do Trường Đại học Uppsala Thụy Điển cấp chỉ là chứng chỉ cần đạt được để theo học tiến sĩ. Tuy nhiên, ông Quang lại khai là mình có bằng tiến sĩ do Thụy Điển cấp.
Vu khống cán bộ?
Khi ông Cao Minh Quang mới lên chức Cục trưởng Cục Quản lý dược, 5 cán bộ, trong đó có 1 phó cục trưởng, 4 trưởng phòng đã bị đề nghị luân chuyển.
Theo tài liệu mà phóng viên của báo thu thập được, ngày 17/1/2005, khi mới được lên chức Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), ông Cao Minh Quang đã có tờ trình về việc đề nghị luân chuyển cán bộ gửi Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.
Trong tờ trình, ông Cao Minh Quang cho rằng, tại Cục nơi ông mới được bổ nhiệm: "Có một số cá nhân biểu hiện các động thái rất tiêu cực như liên kết, bưng bít, bao che một số nội dung liên quan đến thanh tra; bất hợp tác, gây cản trở tiến trình cải cách hành chính và công khai hóa của Cục theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; kích động, trì kéo, gây khó khăn cho một số chuyên viên, không được triển khai thấu đáo và hiệu quả các chỉ thị của lãnh đạo Cục; cố tình gây trở ngại và kéo dài một số công việc của Cục như việc xây dựng hoàn thiện các đề án, các hoạt động chương trình viện trợ; cố ý tạo ra những lỗi về quy phạm pháp luật trong quá trình trình ký các văn bản hồ sơ với các bộ ngành liên quan...".
Ông Cao Minh Quang cho rằng, tất cả các hiện tượng tiêu cực đã kéo dài âm ỉ nhiều tháng và hiện nay đã có biểu hiện liên kết và lan rộng ở các phòng trong Cục. Cuối cùng ông Quang đề xuất: "Xuất phát từ tình hình trên, tôi xin phép đề xuất với Ban cán sự, lãnh đạo Bộ việc luân chuyển công tác của một số cán bộ của Cục".
Sau đó, 5 cán bộ của Cục Quản lý dược nhận quyết định bị điều chuyển sang công tác khác. Tuy nhiên, sau đó, dư luận trong Bộ Y tế đặt câu hỏi: Liệu có sự bất thường nào trong việc luân chuyển cán bộ này hay không? Những sai phạm, tiêu cực của một số cá nhân trong Cục Quản lý dược mà ông Quang tố cáo trong tờ trình trên vì sao đến nay không bị xử lý? Tại sao cho đến thời điểm này vẫn chưa có một cuộc họp nào của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế để xem xét hành vi của các cán bộ mà ông Cao Minh Quang tố cáo?
Cuối cùng dư luận cho rằng, nếu không có bất cứ một kết luận nào về các tiêu cực mà ông Quang nêu ra trong tờ trình trên, thì phải chăng ông Quang đã vu khống các cán bộ của Cục Quản lý dược?
Cũng theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, tại hội nghị phòng chống tham nhũng do Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tổ chức năm 2009 có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, ông Quang đã đăng ký phát biểu và nói rằng: "Tại Cục Quản lý dược, có một đồng chí lãnh đạo cấp phòng tham nhũng 70 triệu đồng nhưng không ai xử lý, chỉ đến khi tôi về công tác tại Cục Quản lý dược thì mọi việc mới được xử lý".
Việc này gây nghi ngờ trong tập thể Cục Quản lý dược và gây bức xúc cho các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế. Khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã mời ông Cao Minh Quang, Chánh Thanh tra Bộ Y tế và Chánh Văn phòng Bộ Y tế làm việc để làm rõ nội dung này, tìm ra người vi phạm. Tuy nhiên, ông Cao Minh Quang đã không đưa ra được bằng chứng nào.
Chỉ đạo phá Cục?
TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) nói: "Tôi khẳng định khi Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP đã không góp phần xây dựng Cục mà còn có những chỉ đạo phá Cục".
Với nhiều năm làm cấp dưới của Thứ trưởng Cao Minh Quang, TS Trần Đáng đã khẳng định sau nhiều lần nghe ông Cao Minh Quang chỉ đạo "hai lời" và vô lý nên ông có hẳn một cuốn nhật ký để ghi chép riêng về ông Quang và lưu lại tất cả các thông báo, chỉ thị mà ông Quang đã chỉ đạo Cục ATVSTP suốt từ năm 2007 đến 2008.
TS Trần Đáng dẫn ra ví dụ: Ngay khi được phân công quản lý Cục ATVSTP, ông Quang đã cho thanh tra gần 3 tháng khiến công việc của Cục bị đình trệ nhưng cuối cùng không có kết luận gì. TS Trần Đáng cho biết, khi phụ trách Cục ATVSTP, ông Quang ký những quyết định hết sức cảm tính và sai nguyên tắc.
TS Trần Đáng đưa ra một văn bản "thượng khẩn" mà Thứ trưởng Quang đã gửi Cục ATVSTP ngày 26/12/2007 với nội dung: "Hoãn hội nghị vì "kinh phí ăn trưa cho hội nghị chưa bố trí" trong khi đây là hội nghị toàn quốc, đã lên lịch từ trước rất lâu và mời nhiều đại biểu.
Xung quanh Nghị định 79/2008 về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại Việt Nam, TS Trần Đáng cho biết: Tập thể Cục đã vất vả 2 năm để xây dựng xong dự thảo nghị định. Thứ trưởng Quang đã tham dự tất cả các cuộc họp giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, nhất trí về nội dung dự thảo, trong đó có nội dung thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm ATVSTP tại một số khu vực dựa trên cơ sở Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh dịch tễ…
Tuy nhiên sau đó, ông Quang đã về tự ý sửa chữa dự thảo đề nghị thành lập trung tâm phối hợp kiểm nghiệm cả thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm (thuốc và thực phẩm là hai sản phẩm khác hẳn nhau, có các tiêu chuẩn riêng biệt vì thế không thể "nhốt" chung vào một "rọ" - TS Trần Đáng), tự gửi cho Bộ trưởng. Nhưng TS Trần Đáng đã kịp thời phát hiện và phản đối.
Ngày 14/7/2008, hai Bộ trưởng đã ký nháy văn bản dự thảo thống nhất trình lên Chính phủ, đợi phê duyệt. Nhưng Thứ trưởng Quang vẫn gửi kiến nghị sang Vụ Khoa giáo Văn xã - Văn phòng Chính phủ với nội dung theo ý mình. Cuối cùng Nghị định 79/2008 vẫn được ban hành theo nội dung mà Cục ATVSTP đã soạn. TS Đáng cho rằng: "Những điều đó là minh chứng cho việc Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP nhưng lại chỉ thích phá Cục".
Khuất tất trong vay tiền
Theo tố cáo của TGĐ BV Pharma Nguyễn Quốc Dũng: "Trong lúc khó khăn, công ty chúng tôi đang lỗ hàng chục tỷ đồng/năm, nhưng khi ông Quang hỏi mượn 1 tỷ đồng, TGĐ của chúng tôi (thời điểm đó là ông Ngô Chí Dũng) đã phải hội ý cả ban giám đốc và vì sợ ông Quang trù dập, vu khống gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi phải giao cho kế toán đưa cho ông Ngô Chí Dũng 1 tỷ đồng và làm đại diện xác nhận vào văn bản vay, bắt ông Quang trực tiếp viết tay".
Thứ trưởng Cao Minh Quang
Có một số bất thường trong chuyện vay tiền này như: Ông Quang là người được Bộ Y tế phân công phụ trách ngành dược kiêm Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế, là người có trách nhiệm cao nhất quyết định số đăng ký thuốc và quy cách đóng gói thuốc... vậy mà ông lại đi vay tiền của TGĐ một công ty dược thuộc ngành mình phụ trách.
"Điều đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lơ là trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Thế nhưng, thật trớ trêu khi ngày 9/9/2011, ông Cao Minh Quang tiếp tục đăng đàn, trả lời phỏng vấn một tờ báo và nói rằng: "Quan điểm của tôi vay ai cũng là vay, vay người có khả năng. Vấn đề là tôi vay có giấy nhận nợ...". Ông Quang còn cho biết ông vay tới … 2 tỷ đồng chứ không phải chỉ 1 tỷ đồng.
Mập mờ trong trả tiền
Ngày 13/9/2011, ông Quang trả lời phỏng vấn trên một tờ báo rằng vợ ông đã chuyển trả tiền cho ông TGĐ BV Pharma 2,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngày 12/9, thông tin từ BV Pharma cho biết, một phần nguồn tiền trả nợ của ông Quang lại từ một người khác cũng trong ngành dược chuyển về cho BV Pharma. Theo tài liệu mà PV thu thập được, ngày 14/5/2007, bà Nguyễn Ngân Quyên (đại diện đăng ký vaccin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung của Hãng GlaxoSmithKline tại Việt Nam) đã chuyển vào tài khoản của Công ty cổ phần BV Pharma số tiền 2 tỷ đồng.
Ngày 15/5/2007, BV Pharma nhận được 2 tỷ đồng. Sau khi vừa nhận được tiền thì Công ty BV Pharma lại nhận được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên số tiền đó nhưng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ của Thứ trưởng Cao Minh Quang.
Vì sao bà Nguyễn Ngân Quyên lại chuyển 2 tỷ đồng vào BV Pharma trong khi bà Quyên không có mối quan hệ làm ăn gì với BV Pharma và vì sao chỉ một ngày sau khi nhận được tiền của bà Nguyễn Ngân Quyên thì BV Pharma buộc phải chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang?
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, trước đó, năm 2008, ông Cao Minh Quang đã ký quyết định cho phép vaccin ung thư cổ tử cung Cervarix của Hãng GlaxoSmithKline, nơi bà Nguyễn Ngân Quyên làm việc tại VN, nhưng với chỉ định đối tượng nữ từ 10-55 tuổi. Trong khi vaccin Gardasil chỉ dùng cho độ tuổi từ 9-26 và vaccin Cervarix lưu hành ở nhiều nước cũng có chỉ định đối tượng dùng từ 10-25 tuổi.
Trước quyết định khó hiểu này, Hội đồng xét duyệt thuốc và vaccin, sinh phẩm y tế đã họp và quyết định giảm độ tuổi sử dụng vaccin Cervarix chỉ từ 10-25 tuổi. Lúc đó, ông Cao Minh Quang không thể giải thích được vì sao lại có "ưu ái" đặc biệt với Hãng GlaxoSmithKline.
Khai man bằng cấp
Theo điều tra của phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khai trong hồ sơ lý lịch là tiến sĩ, đồng thời in danh thiếp là tiến sĩ dược khoa. Tuy nhiên, sự thật là ông Cao Minh Quang chưa bao giờ có học vị tiến sĩ.
Theo điều tra của PV, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) thuộc Tổng cục An ninh II đã đều có văn bản khẳng định chứng chỉ của ông Cao Minh Quang do Trường Đại học Uppsala Thụy Điển cấp chỉ là chứng chỉ cần đạt được để theo học tiến sĩ. Tuy nhiên, ông Quang lại khai là mình có bằng tiến sĩ do Thụy Điển cấp.
Vu khống cán bộ?
Khi ông Cao Minh Quang mới lên chức Cục trưởng Cục Quản lý dược, 5 cán bộ, trong đó có 1 phó cục trưởng, 4 trưởng phòng đã bị đề nghị luân chuyển.
Một số diễn biến chính trong quá trình xử lý Ngày 20/9/2011 Bộ Y tế đã yêu cầu Thứ trưởng Cao Minh Quang giải trình. Theo đó, Ban cán sự Đảng - Bộ Y tế đã họp và yêu cầu ông Cao Minh Quang giải trình một số vấn đề báo chí nêu về việc vay nợ, bằng cấp, tuổi và trù dập cán bộ. Ngày 18/11/2011 Theo tin từ Văn phóng Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ vụ tố cáo ông Cao Minh Quang. Theo đó, Công ty cổ phần BV Pharma có đơn tố cáo ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế - có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Chính phủ làm rõ nội dung đơn tố cáo để xử lý theo pháp luật. Ngày 25/11/2011 Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc. Phát biểu với báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Ngô Văn Dụ cho biết đang xem xét nội dung tố cáo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang về việc giả mạo học vị tiến sĩ và tiêu cực liên quan đến các công ty dược. Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng đã yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Y tế kiểm điểm, xử lý ông Cao Minh Quang theo quy trình. Ngày 16/2/2012 Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế đã họp, thảo luận và bỏ phiếu đề nghị kỷ luật ông Quang. Ngày 14/3/2012 Ủy ban Kiểm tra T.Ư khóa XI đã có thông báo về kết quả kỳ họp thứ 10 của Ủy ban, diễn ra trong hai ngày 7 và 8/3, do ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư chủ trì. Tại hội nghị này, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, kết luận một số nội dung vụ việc. trong đó, với ông Cao Minh Quang - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế. Ủy ban Kiểm tra T.Ư nhận định một số việc làm của ông Cao Minh Quang đã vi phạm tiêu chuẩn đảng viên và Quy định về những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm cho uy tín của cá nhân giảm sút. |
Trong tờ trình, ông Cao Minh Quang cho rằng, tại Cục nơi ông mới được bổ nhiệm: "Có một số cá nhân biểu hiện các động thái rất tiêu cực như liên kết, bưng bít, bao che một số nội dung liên quan đến thanh tra; bất hợp tác, gây cản trở tiến trình cải cách hành chính và công khai hóa của Cục theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; kích động, trì kéo, gây khó khăn cho một số chuyên viên, không được triển khai thấu đáo và hiệu quả các chỉ thị của lãnh đạo Cục; cố tình gây trở ngại và kéo dài một số công việc của Cục như việc xây dựng hoàn thiện các đề án, các hoạt động chương trình viện trợ; cố ý tạo ra những lỗi về quy phạm pháp luật trong quá trình trình ký các văn bản hồ sơ với các bộ ngành liên quan...".
Ông Cao Minh Quang cho rằng, tất cả các hiện tượng tiêu cực đã kéo dài âm ỉ nhiều tháng và hiện nay đã có biểu hiện liên kết và lan rộng ở các phòng trong Cục. Cuối cùng ông Quang đề xuất: "Xuất phát từ tình hình trên, tôi xin phép đề xuất với Ban cán sự, lãnh đạo Bộ việc luân chuyển công tác của một số cán bộ của Cục".
Sau đó, 5 cán bộ của Cục Quản lý dược nhận quyết định bị điều chuyển sang công tác khác. Tuy nhiên, sau đó, dư luận trong Bộ Y tế đặt câu hỏi: Liệu có sự bất thường nào trong việc luân chuyển cán bộ này hay không? Những sai phạm, tiêu cực của một số cá nhân trong Cục Quản lý dược mà ông Quang tố cáo trong tờ trình trên vì sao đến nay không bị xử lý? Tại sao cho đến thời điểm này vẫn chưa có một cuộc họp nào của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế để xem xét hành vi của các cán bộ mà ông Cao Minh Quang tố cáo?
Cuối cùng dư luận cho rằng, nếu không có bất cứ một kết luận nào về các tiêu cực mà ông Quang nêu ra trong tờ trình trên, thì phải chăng ông Quang đã vu khống các cán bộ của Cục Quản lý dược?
Cũng theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, tại hội nghị phòng chống tham nhũng do Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tổ chức năm 2009 có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, ông Quang đã đăng ký phát biểu và nói rằng: "Tại Cục Quản lý dược, có một đồng chí lãnh đạo cấp phòng tham nhũng 70 triệu đồng nhưng không ai xử lý, chỉ đến khi tôi về công tác tại Cục Quản lý dược thì mọi việc mới được xử lý".
Việc này gây nghi ngờ trong tập thể Cục Quản lý dược và gây bức xúc cho các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế. Khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã mời ông Cao Minh Quang, Chánh Thanh tra Bộ Y tế và Chánh Văn phòng Bộ Y tế làm việc để làm rõ nội dung này, tìm ra người vi phạm. Tuy nhiên, ông Cao Minh Quang đã không đưa ra được bằng chứng nào.
Chỉ đạo phá Cục?
TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) nói: "Tôi khẳng định khi Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP đã không góp phần xây dựng Cục mà còn có những chỉ đạo phá Cục".
Với nhiều năm làm cấp dưới của Thứ trưởng Cao Minh Quang, TS Trần Đáng đã khẳng định sau nhiều lần nghe ông Cao Minh Quang chỉ đạo "hai lời" và vô lý nên ông có hẳn một cuốn nhật ký để ghi chép riêng về ông Quang và lưu lại tất cả các thông báo, chỉ thị mà ông Quang đã chỉ đạo Cục ATVSTP suốt từ năm 2007 đến 2008.
TS Trần Đáng dẫn ra ví dụ: Ngay khi được phân công quản lý Cục ATVSTP, ông Quang đã cho thanh tra gần 3 tháng khiến công việc của Cục bị đình trệ nhưng cuối cùng không có kết luận gì. TS Trần Đáng cho biết, khi phụ trách Cục ATVSTP, ông Quang ký những quyết định hết sức cảm tính và sai nguyên tắc.
TS Trần Đáng đưa ra một văn bản "thượng khẩn" mà Thứ trưởng Quang đã gửi Cục ATVSTP ngày 26/12/2007 với nội dung: "Hoãn hội nghị vì "kinh phí ăn trưa cho hội nghị chưa bố trí" trong khi đây là hội nghị toàn quốc, đã lên lịch từ trước rất lâu và mời nhiều đại biểu.
Xung quanh Nghị định 79/2008 về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại Việt Nam, TS Trần Đáng cho biết: Tập thể Cục đã vất vả 2 năm để xây dựng xong dự thảo nghị định. Thứ trưởng Quang đã tham dự tất cả các cuộc họp giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, nhất trí về nội dung dự thảo, trong đó có nội dung thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm ATVSTP tại một số khu vực dựa trên cơ sở Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh dịch tễ…
Tuy nhiên sau đó, ông Quang đã về tự ý sửa chữa dự thảo đề nghị thành lập trung tâm phối hợp kiểm nghiệm cả thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm (thuốc và thực phẩm là hai sản phẩm khác hẳn nhau, có các tiêu chuẩn riêng biệt vì thế không thể "nhốt" chung vào một "rọ" - TS Trần Đáng), tự gửi cho Bộ trưởng. Nhưng TS Trần Đáng đã kịp thời phát hiện và phản đối.
Ngày 14/7/2008, hai Bộ trưởng đã ký nháy văn bản dự thảo thống nhất trình lên Chính phủ, đợi phê duyệt. Nhưng Thứ trưởng Quang vẫn gửi kiến nghị sang Vụ Khoa giáo Văn xã - Văn phòng Chính phủ với nội dung theo ý mình. Cuối cùng Nghị định 79/2008 vẫn được ban hành theo nội dung mà Cục ATVSTP đã soạn. TS Đáng cho rằng: "Những điều đó là minh chứng cho việc Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP nhưng lại chỉ thích phá Cục".