“Nhìn thấy con rồi, không cho nữa đâu”
Đó là lời tâm sự của chị Trần Thị Tình, 31 tuổi, ngụ tại huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), vừa hạ sinh 4 cô “công chúa” tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM.
Chị Tình kể mình đã có “đủ nếp, đủ tẻ” nhưng ông xã muốn đẻ thêm một cô “công chúa” cho các con có chị em thủ thỉ.
Thế là chị Tình có bầu. Như nghe thấu nỗi lòng của anh, chị, trời thương ban cho hẳn 4 cô con gái.
Con cái là lộc trời cho vậy mà khi nhận được kết quả siêu âm chị Tình không tin nổi: “Ở bệnh viện huyện, kết quả siêu âm là sinh đôi, ra bệnh viện TP.Sa Đéc siêu âm người ta lại nói chửa 2 trai 1 gái. Lần cuối cùng siêu âm bác sĩ lại bảo tôi chửa sinh 4. Cầm kết quả siêu âm trong tay tôi run lên, chân đứng không vững. Tới 4 đứa, vợ chồng tôi lấy gì nuôi con đây. Trong phút giây hoảng loạn tôi về bàn với mẹ và chồng đi phá thai.”
4 cô “công chúa” sinh 4 của bà mẹ Trần Thị Tình. Ảnh: Thanh Huyền
Khi phát hiện sinh 4, chị Tình đã mang thai ở tháng thứ 5, thai nhi đã quá lớn, có hình hài. Mẹ ruột chị khuyên can: “Kết quả siêu âm “loạn” lên như vậy, chắc gì đúng. Thai cũng lớn rồi, bỏ đi tội nghiệp. Thôi, con ráng đẻ, để xem mấy đứa rồi hai bên nội ngoại phụ giúp nuôi các cháu.”
Ngày 27/6, sau khi sinh 1 tuần, lần đầu tiên chị Tình được nhìn con trong phòng chăm sóc đặc biệt. Các bé sinh non nên chưa được gần mẹ, mỗi ngày mới chỉ ăn được 2 ml sữa/cữ bằng cách bơm xi lanh vào miệng.
Thấy 4 đứa con rứt ruột đẻ ra, chị Tình quýnh lên, trào nước mắt: “May quá các chị ơi, tụi nhỏ nhà em lành lặn. Vậy mà đã có lúc vì túng quẫn em định bỏ các cháu. Có người thấy hoàn cảnh vợ chồng em nghèo, muốn xin bớt một bé về nuôi. Nay nhìn thấy con rồi, em không cho con em đi đâu. Khổ mấy mẹ con cũng ráng rau cháo qua ngày.”
Gia đình chị Tình thuộc hộ cận nghèo, chồng làm thuê, vợ làm nội trợ.
Từ hôm chị Tình sinh đến nay đã có những bạn đọc hảo tâm đến thăm nom, người tặng sữa, người cho tã giấy em bé.
Theo bác sĩ Lê Thị Cẩm Giang, Khoa Sơ sinh, người phụ trách theo dõi 4 bé gái sinh tư: khó khăn nhất đối với gia đình chị Tình là do sinh non, thể trạng các cháu bé yếu hơn những bé bình thường tới 2 tháng phát triển.
Như vậy, để nuôi các bé người mẹ sẽ phải nghỉ hẳn ở nhà (không có cơ sở giữ trẻ nào dám nhận). Ngoài ra, chị Tình sinh 4 sẽ không thể đủ sữa, các bé sẽ phải ăn sữa ngoài. Tuy nhiên, sữa cho trẻ sinh non trên thị trường khá đắt tiền.
Hiện nay, chị Tình đã đủ sức khỏe xuất viện nhưng do 4 bé còn yếu nên bệnh viện vẫn sắp xếp để chị ở lại với con. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cố tìm nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân để giúp vợ chồng chị nuôi các bé.
Sản phụ đa thai nhiều nguy cơ tai biến
Bác sĩ chuyên khoa II, Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết trường hợp sinh 4 mang thai tự nhiên vô cùng hiếm (tỷ lệ 1/700.000 ca). Vào ngày 28/12/2006 bệnh viện từng tiếp nhận một ca sinh 4 tương tự.
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị K. 30 tuổi, ngụ Cà Mau. Trước đó, chị K. đã có một con trai lên 4 tuổi.
Chị K. nhập viện Từ Dũ trong tình trạng thai 37 tuần, 4 thai (1 ngôi đầu, 3 ngôi ngang). Chị được chích thuốc để hỗ trợ phổi cho thai nhi.
Đến ngày 8/1/2007, chị K. vỡ ối và được chỉ định sinh mổ thành công.
Vợ chồng chị Tình quyết nuôi cả 4 đứa con dù cuộc sống thiếu thốn, vất vả. Ảnh Thanh Huyền
Theo bác sĩ Hải, trên y văn thế giới, tỷ lệ sinh đôi là 1/89 ca, sinh 3 là 1/7921 ca và sinh 4 trở lên là 1/700.000 ca.
Đa thai có cùng trứng và khác trứng. Trường hợp của chị Tình là sinh 4 cùng trứng (trứng tự phân hóa ra thành 4 phôi).
Ở những trường hợp thụ tinh nhân tạo thông thường sản phụ sẽ được phát hiện đa thai từ rất sớm (khoảng tuần thai thứ 4 – 6). Lúc này thai mới chỉ là phôi, do đó tùy hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe mà sản phụ có thể cân nhắc để lại hay bỏ bớt phôi.
Riêng với trường hợp đa thai tự nhiên, sản phụ thường phát hiện ra khi thai đã lớn, đủ hình hài nên không có chỉ định bỏ thai nếu chưa có gì bất thường.
Nguy cơ của các sản phụ đa thai rất nhiều như: sinh non (tử cung căng sức quá mức), băng huyết sau sinh (đây là nguyên nhân chiếm ¾ các ca tử vong sinh nở)…
Từ đó, các thai nhi sinh non sẽ khó nuôi do hệ thống hô hấp chưa tốt, dễ bị nhiễm trùng khi hệ thống miễn nhiễm chưa hoàn thiện và có khả năng mắc các bệnh lý về võng mạc, thính lực.
Đó là lời tâm sự của chị Trần Thị Tình, 31 tuổi, ngụ tại huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), vừa hạ sinh 4 cô “công chúa” tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM.
Chị Tình kể mình đã có “đủ nếp, đủ tẻ” nhưng ông xã muốn đẻ thêm một cô “công chúa” cho các con có chị em thủ thỉ.
Thế là chị Tình có bầu. Như nghe thấu nỗi lòng của anh, chị, trời thương ban cho hẳn 4 cô con gái.
Con cái là lộc trời cho vậy mà khi nhận được kết quả siêu âm chị Tình không tin nổi: “Ở bệnh viện huyện, kết quả siêu âm là sinh đôi, ra bệnh viện TP.Sa Đéc siêu âm người ta lại nói chửa 2 trai 1 gái. Lần cuối cùng siêu âm bác sĩ lại bảo tôi chửa sinh 4. Cầm kết quả siêu âm trong tay tôi run lên, chân đứng không vững. Tới 4 đứa, vợ chồng tôi lấy gì nuôi con đây. Trong phút giây hoảng loạn tôi về bàn với mẹ và chồng đi phá thai.”
4 cô “công chúa” sinh 4 của bà mẹ Trần Thị Tình. Ảnh: Thanh Huyền
Khi phát hiện sinh 4, chị Tình đã mang thai ở tháng thứ 5, thai nhi đã quá lớn, có hình hài. Mẹ ruột chị khuyên can: “Kết quả siêu âm “loạn” lên như vậy, chắc gì đúng. Thai cũng lớn rồi, bỏ đi tội nghiệp. Thôi, con ráng đẻ, để xem mấy đứa rồi hai bên nội ngoại phụ giúp nuôi các cháu.”
Ngày 27/6, sau khi sinh 1 tuần, lần đầu tiên chị Tình được nhìn con trong phòng chăm sóc đặc biệt. Các bé sinh non nên chưa được gần mẹ, mỗi ngày mới chỉ ăn được 2 ml sữa/cữ bằng cách bơm xi lanh vào miệng.
Thấy 4 đứa con rứt ruột đẻ ra, chị Tình quýnh lên, trào nước mắt: “May quá các chị ơi, tụi nhỏ nhà em lành lặn. Vậy mà đã có lúc vì túng quẫn em định bỏ các cháu. Có người thấy hoàn cảnh vợ chồng em nghèo, muốn xin bớt một bé về nuôi. Nay nhìn thấy con rồi, em không cho con em đi đâu. Khổ mấy mẹ con cũng ráng rau cháo qua ngày.”
Gia đình chị Tình thuộc hộ cận nghèo, chồng làm thuê, vợ làm nội trợ.
Từ hôm chị Tình sinh đến nay đã có những bạn đọc hảo tâm đến thăm nom, người tặng sữa, người cho tã giấy em bé.
Theo bác sĩ Lê Thị Cẩm Giang, Khoa Sơ sinh, người phụ trách theo dõi 4 bé gái sinh tư: khó khăn nhất đối với gia đình chị Tình là do sinh non, thể trạng các cháu bé yếu hơn những bé bình thường tới 2 tháng phát triển.
Như vậy, để nuôi các bé người mẹ sẽ phải nghỉ hẳn ở nhà (không có cơ sở giữ trẻ nào dám nhận). Ngoài ra, chị Tình sinh 4 sẽ không thể đủ sữa, các bé sẽ phải ăn sữa ngoài. Tuy nhiên, sữa cho trẻ sinh non trên thị trường khá đắt tiền.
Hiện nay, chị Tình đã đủ sức khỏe xuất viện nhưng do 4 bé còn yếu nên bệnh viện vẫn sắp xếp để chị ở lại với con. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cố tìm nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân để giúp vợ chồng chị nuôi các bé.
Sản phụ đa thai nhiều nguy cơ tai biến
Bác sĩ chuyên khoa II, Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết trường hợp sinh 4 mang thai tự nhiên vô cùng hiếm (tỷ lệ 1/700.000 ca). Vào ngày 28/12/2006 bệnh viện từng tiếp nhận một ca sinh 4 tương tự.
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị K. 30 tuổi, ngụ Cà Mau. Trước đó, chị K. đã có một con trai lên 4 tuổi.
Chị K. nhập viện Từ Dũ trong tình trạng thai 37 tuần, 4 thai (1 ngôi đầu, 3 ngôi ngang). Chị được chích thuốc để hỗ trợ phổi cho thai nhi.
Đến ngày 8/1/2007, chị K. vỡ ối và được chỉ định sinh mổ thành công.
Vợ chồng chị Tình quyết nuôi cả 4 đứa con dù cuộc sống thiếu thốn, vất vả. Ảnh Thanh Huyền
Theo bác sĩ Hải, trên y văn thế giới, tỷ lệ sinh đôi là 1/89 ca, sinh 3 là 1/7921 ca và sinh 4 trở lên là 1/700.000 ca.
Đa thai có cùng trứng và khác trứng. Trường hợp của chị Tình là sinh 4 cùng trứng (trứng tự phân hóa ra thành 4 phôi).
Ở những trường hợp thụ tinh nhân tạo thông thường sản phụ sẽ được phát hiện đa thai từ rất sớm (khoảng tuần thai thứ 4 – 6). Lúc này thai mới chỉ là phôi, do đó tùy hoàn cảnh và điều kiện sức khỏe mà sản phụ có thể cân nhắc để lại hay bỏ bớt phôi.
Riêng với trường hợp đa thai tự nhiên, sản phụ thường phát hiện ra khi thai đã lớn, đủ hình hài nên không có chỉ định bỏ thai nếu chưa có gì bất thường.
Nguy cơ của các sản phụ đa thai rất nhiều như: sinh non (tử cung căng sức quá mức), băng huyết sau sinh (đây là nguyên nhân chiếm ¾ các ca tử vong sinh nở)…
Từ đó, các thai nhi sinh non sẽ khó nuôi do hệ thống hô hấp chưa tốt, dễ bị nhiễm trùng khi hệ thống miễn nhiễm chưa hoàn thiện và có khả năng mắc các bệnh lý về võng mạc, thính lực.