- Dù sở có quản lý, thanh tra, kiểm tra nhiều phòng khám, trong đó có những phòng khám hoạt động biến tướng nhưng thật sự chúng tôi không nắm bắt hết được hoạt động của họ nếu không có sự hỗ trợ của người dân và các báo đài. Khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại hay phản ảnh của người dân, chưa bao giờ Sở Y tế bỏ qua hay chậm đi thanh tra, kiểm tra.
* Vì sao vi phạm của các “phòng khám Trung Quốc” cứ kéo dài, không chấn chỉnh được? Có ai đó “che chắn” cho họ không?
- Điều này chúng tôi không rõ. Thanh tra chỉ nói những gì thanh tra thấy và biết. Vì sao họ biết trước khi có đoàn kiểm tra đến, theo tôi, thường là họ rất cảnh giác khi báo đã đăng chuyện sai phạm của một phòng khám nào đó...
* Hằng năm Sở Y tế đều có đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Khi kiểm tra định kỳ, sở có chú trọng kiểm tra các “phòng khám Trung Quốc” không?
- Mỗi năm chúng tôi đi kiểm tra định kỳ một lần, chưa kể những lần đột xuất. Cụ thể, tháng 10/2011, sở tổ chức một đợt thanh tra toàn diện các “phòng khám Trung Quốc” và đã thông tin công khai kết quả cho các cơ quan báo đài. Tuy nhiên, ở các phòng khám này có chuyện rất lạ, khi chúng tôi kiểm tra một cơ sở nào đó rồi thì khi đến các cơ sở khác thường đều ít hiệu quả hơn. Có thể các phòng khám có liên kết nhau, khi một cơ sở bị thanh tra là các cơ sở khác sẽ hoạt động “ém” lại để đối phó với đoàn thanh tra.
* Có khi nào thanh tra viên của sở báo trước kế hoạch, thời gian thanh tra cho các “phòng khám Trung Quốc” để họ chuẩn bị đối phó trước không?
- Nếu thanh tra sở có một người như vậy thì vừa rồi khi thanh tra ở phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận) sẽ không ghi nhận được đầy đủ những sai phạm của phòng khám này.
* Có thể việc này do báo đã phản ánh nên không dám báo trước?
- Nếu có thanh tra viên nào đó báo trước thì không thể nào có việc khi thanh tra tới, những người ở một số phòng khám Trung Quốc lại nháo nhào chạy như vậy.
* Thời gian qua sở có được các cơ quan khác hỗ trợ trong việc quản lý không?
- Thanh tra sở không thể quản lý tất cả các cơ sở, phòng khám. Vì vậy, có phân cấp quản lý một số phòng khám cho các phòng y tế quận huyện. Hằng năm sở đều trao quyết định cho phòng y tế quận huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra. Phòng y tế là đơn vị tham mưu cho UBND địa phương trong quá trình quản lý y tế trên địa bàn. Riêng thanh tra sở khi xuống thanh tra, kiểm tra mà cần phải có sự phối hợp thì thông qua phòng y tế và đều được chính quyền địa phương hỗ trợ tốt.
* Ở những quận huyện có “phòng khám Trung Quốc” hoạt động, phòng y tế có chủ động kiểm tra, phát hiện sai phạm của các phòng khám này?
- Nếu phòng y tế phát hiện vấn đề gì quá tầm mới báo Sở Y tế. Còn theo phân cấp quản lý, quận huyện được quyền thanh tra, kiểm tra các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa trên địa bàn, kể cả “phòng khám Trung Quốc”.
* Ý chúng tôi muốn hỏi là các phòng y tế có chủ động thanh tra, kiểm tra và phát hiện các sai phạm của “phòng khám Trung Quốc” không?
- Phòng y tế quận huyện cũng có thanh tra, kiểm tra và gửi biên bản kiểm tra những “phòng khám Trung Quốc” có sai phạm về sở. Tuy nhiên, ghi nhận kiểm tra của phòng y tế quận huyện không thấy sai phạm nặng nề như lần này thanh tra sở đi kiểm tra.
* Vì sao vi phạm của các “phòng khám Trung Quốc” cứ kéo dài, không chấn chỉnh được? Có ai đó “che chắn” cho họ không?
- Điều này chúng tôi không rõ. Thanh tra chỉ nói những gì thanh tra thấy và biết. Vì sao họ biết trước khi có đoàn kiểm tra đến, theo tôi, thường là họ rất cảnh giác khi báo đã đăng chuyện sai phạm của một phòng khám nào đó...
* Hằng năm Sở Y tế đều có đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ các cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Khi kiểm tra định kỳ, sở có chú trọng kiểm tra các “phòng khám Trung Quốc” không?
- Mỗi năm chúng tôi đi kiểm tra định kỳ một lần, chưa kể những lần đột xuất. Cụ thể, tháng 10/2011, sở tổ chức một đợt thanh tra toàn diện các “phòng khám Trung Quốc” và đã thông tin công khai kết quả cho các cơ quan báo đài. Tuy nhiên, ở các phòng khám này có chuyện rất lạ, khi chúng tôi kiểm tra một cơ sở nào đó rồi thì khi đến các cơ sở khác thường đều ít hiệu quả hơn. Có thể các phòng khám có liên kết nhau, khi một cơ sở bị thanh tra là các cơ sở khác sẽ hoạt động “ém” lại để đối phó với đoàn thanh tra.
* Có khi nào thanh tra viên của sở báo trước kế hoạch, thời gian thanh tra cho các “phòng khám Trung Quốc” để họ chuẩn bị đối phó trước không?
- Nếu thanh tra sở có một người như vậy thì vừa rồi khi thanh tra ở phòng khám bệnh y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận) sẽ không ghi nhận được đầy đủ những sai phạm của phòng khám này.
* Có thể việc này do báo đã phản ánh nên không dám báo trước?
- Nếu có thanh tra viên nào đó báo trước thì không thể nào có việc khi thanh tra tới, những người ở một số phòng khám Trung Quốc lại nháo nhào chạy như vậy.
* Thời gian qua sở có được các cơ quan khác hỗ trợ trong việc quản lý không?
- Thanh tra sở không thể quản lý tất cả các cơ sở, phòng khám. Vì vậy, có phân cấp quản lý một số phòng khám cho các phòng y tế quận huyện. Hằng năm sở đều trao quyết định cho phòng y tế quận huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra. Phòng y tế là đơn vị tham mưu cho UBND địa phương trong quá trình quản lý y tế trên địa bàn. Riêng thanh tra sở khi xuống thanh tra, kiểm tra mà cần phải có sự phối hợp thì thông qua phòng y tế và đều được chính quyền địa phương hỗ trợ tốt.
* Ở những quận huyện có “phòng khám Trung Quốc” hoạt động, phòng y tế có chủ động kiểm tra, phát hiện sai phạm của các phòng khám này?
- Nếu phòng y tế phát hiện vấn đề gì quá tầm mới báo Sở Y tế. Còn theo phân cấp quản lý, quận huyện được quyền thanh tra, kiểm tra các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa trên địa bàn, kể cả “phòng khám Trung Quốc”.
* Ý chúng tôi muốn hỏi là các phòng y tế có chủ động thanh tra, kiểm tra và phát hiện các sai phạm của “phòng khám Trung Quốc” không?
- Phòng y tế quận huyện cũng có thanh tra, kiểm tra và gửi biên bản kiểm tra những “phòng khám Trung Quốc” có sai phạm về sở. Tuy nhiên, ghi nhận kiểm tra của phòng y tế quận huyện không thấy sai phạm nặng nề như lần này thanh tra sở đi kiểm tra.
Thanh tra muốn phát hiện, phải đóng giả bệnh nhân Trao đổi về những sai phạm của các “phòng khám Trung Quốc”, phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Sơn nói: - Trước khi Luật khám chữa bệnh có hiệu lực, việc cấp phép cho thầy thuốc nước ngoài do các sở y tế thực hiện, nay quyền này thuộc Bộ Y tế. Quy định mới được áp dụng khoảng hai tháng nay, đầu mối là Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Vụ Y dược cổ truyền có tham gia lĩnh vực y dược cổ truyền và theo tôi biết, đến nay đã cấp phép hành nghề cho 4-5 thầy thuốc y học cổ truyền nước ngoài. * Thưa ông, có rất nhiều sai phạm đã được phát hiện tại các phòng khám có yếu tố nước ngoài. Dư luận đang đặt ra câu hỏi có hay không việc cơ quan chức năng bao che sai phạm? - Theo cá nhân tôi, bao che là không có. Nhưng có một điều là giá khám chữa bệnh, theo quy định, phải niêm yết công khai cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến khám, họ có thể xem xét về giá, nếu không phù hợp họ có thể đi nơi khác chữa bệnh. Nhưng có hiện tượng niêm yết một đằng làm một nẻo. Giải quyết vấn đề này, tôi cho rằng phải tăng cường kiểm tra, không phải thanh tra bằng hình thức bình thường, mà kiểm tra theo hình thức đóng giả bệnh nhân đến khám hoặc điều trị mới phát hiện được. Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng quy trình thanh tra cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Quy trình thanh tra chung có rồi, nhưng đó là áp dụng cho cơ sở tây y, có khám bệnh và kê đơn, còn cơ sở y học cổ truyền thì ngoài khám bệnh, kê đơn còn bán thuốc trực tiếp, quy trình thanh tra cơ sở kiểu này cần cụ thể hơn. * Một trong những sai phạm nhiều nhất ở các “phòng khám Trung Quốc” là quảng cáo. Quảng cáo từ trước đến nay đều do Bộ Y tế cấp phép... - Về quảng cáo, Vụ Y dược cổ truyền (đối với cơ sở khám chữa bệnh theo hình thức cổ truyền) tiếp nhận hồ sơ, xem xét nội dung và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo, trên hồ sơ ghi rõ nội dung được quảng cáo là gì, hình thức yêu cầu là thông tin cho bệnh nhân. Một số đài phát không đúng nội dung đã được xem xét thẩm định, chúng tôi đã làm nhiều công văn đình chỉ quảng cáo gửi đến các đài. Khi cấp giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo, chúng tôi có gửi nội dung quảng cáo về các sở y tế để theo dõi, sở cũng phải có trách nhiệm. * “Phòng khám Trung Quốc” sai phạm thì rất nhiều, vì sao không đình chỉ hoạt động của các phòng khám này? - Với phòng khám nhốt bệnh nhân ở địa chỉ 141 Phan Đăng Lưu (TP.HCM), chúng tôi có trao đổi ngay với Sở Y tế TP.HCM và được thông báo phòng khám có ba vi phạm: người nước ngoài hành nghề không phép, có thuốc không rõ nguồn gốc và hành nghề quá phạm vi cho phép. Căn cứ nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, Sở Y tế TP.HCM có dự kiến ngoài phạt tiền sẽ đình chỉ hoạt động của phòng khám. Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP.HCM xử nghiêm minh vi phạm này để làm gương. * Ông có thể cho biết bằng cấp của những người nước ngoài ở các “phòng khám Trung Quốc” có đủ điều kiện khám chữa bệnh? - Về bằng cấp, những văn bằng, tài liệu nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch và công chứng, bằng cấp này phải tương đương với yêu cầu của phía VN. Nhưng tôi có một khuyến cáo với người dân rằng khi đi khám chữa bệnh phải tự mình tìm hiểu kỹ thêm về cơ sở y tế, không nên nghe quảng cáo một chiều. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện theo Luật khám chữa bệnh, các thầy thuốc, phòng khám nước ngoài phải gửi hồ sơ lên Bộ Y tế, bộ có hội đồng tư vấn xem xét và mỗi tháng tổ thư ký của hội đồng sẽ họp một lần để xem hồ sơ. LAN ANH thực hiện |