Vừa bắt mạch vừa chơi game
3 giờ chiều ngày 18/7/2012, trong vai bệnh nhân, tôi đến Phòng khám Đông Y Hoa Việt Hữu Hào (Số 601 đường Giải Phóng, Hà Nội). Xe vừa tấp vào lề đường, lập tức người bảo vệ chạy ra săn đón dắt xe, vừa nhanh nhảu dẫn vào gặp cô nhân viên đang ngồi ở bàn tư vấn. Kiểu chăm sóc “khách hàng” như thế thì những người còn đang lưỡng lự cũng chả kịp suy nghĩ thêm trước khi rơi vào ma trận của các “thầy Tàu”.
Cô nhân viên tư vấn đề nghị tôi đưa 40.000 đồng để mua sổ khám bệnh, rồi điền tên, tuổi, địa chỉ bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc. Lát sau phụ nữ chừng 35 tuổi đi ra nói vài ba câu với cô ghi chép sổ sách bằng tiếng Trung Quốc về trường hợp của tôi. Hai người Việt lại trao đổi và ghi chép bằng tiếng Trung Quốc thế mới chuyên nghiệp!
Lên tầng hai, tôi gặp một BS Trung Quốc ngoài 40 tuổi, không mặc áo blouse, không đeo biển tên và đang chơi game trên máy tính.
Chỉ tôi ngồi xuống ghế, vị BS một tay bắt mạch, một tay vẫn click chuột chơi game, mắt vẫn không rời màn hình máy tính. Rồi ông quay sang hỏi một số vấn đề tưởng chừng không liên quan gì đến bệnh tật. Người đàn bà dẫn tôi lên làm nhiệm vụ phiên dịch: Cô bị bệnh khi nào? Có gia đình chưa? Có con chưa? Nhà cách đây bao xa? Đã chữa ở đâu chưa? Chữa ở đó họ kết luận bệnh gì? Cảm thấy khó chịu như thế nào về hiện tượng này?
Kết luận của phòng khám Đông Y Trung Quốc trên đường Giải Phóng
Vị BS Trung Quốc phán tôi bị bệnh “can đản thấp nhiệt”, gan của tôi có vấn đề, nếu không chữa sớm thì bệnh của tôi sẽ rất nguy hiểm. Bây giờ chữa là phải chữa triệt để. Nói rồi, vị này kê cho tôi một liệu trình điều trị thuốc là 20 ngày với giá là 300.000 đồng/ngày, khi nào uống hết liệu trình thuốc này đến khám lại rồi lại lấy một liệu trình thuốc khác.
“Những 6 triệu à chị? Nhiều thế thì em không đủ tiền”- tôi trình bày với chị phiên dịch, thì được cô ta giảng giải: “Bệnh của em phải chữa thế, nếu không đủ tiền thì lấy thuốc loại khác rẻ hơn nhưng ngấm lâu hơn một chút”. Thấy tôi ngập ngừng, chị hỏi tôi tiếp: “Thế em mang bao nhiêu tiền đấy, chỉ có 1 triệu thì lấy 2,3 ngày thuốc, rồi về nhà lấy thêm tiền mua thuốc nhé”.
Bệnh nhân đã nói không có tiền, nhưng các BS Trung Quốc lẫn chị phiên dịch cố chèo kéo kiểu “quyết không để gà xổng”. Bệnh nhân là tôi lúc này cũng nể nang quá, không biết cách nào chuồn êm, đành hoãn binh: “Cho em suy nghĩ đã nhé”. Lập tức, vị BS cười nhạt còn chị phiên dịch thì tỏ thái độ: “Không có đủ tiền thì khám luôn người ngồi bàn ghi chép sổ sách ấy, lên đây làm gì cho mất thời gian”!
Hù dọa bằng bệnh nan y
Rời Phòng khám Đông Y Hoa Việt Hữu Hào tôi có mặt tại Phòng khám Việt Trung (Số 77 Giải Phóng). Hỏi cô nhân viên tư vấn rằng mình muốn mua thuốc Đông Y để chữa bệnh viêm da. Cô này niềm nở nói: Để rõ hơn về bệnh của em thì lên trên tầng bác sỹ sẽ khám và bốc thuốc.
Lại đóng 40.000 đồng tiền khám, giá này có vẻ không có vấn đề gì. Phòng khám được đặt trên tầng 2 với diện tích khá khiêm tốn, sơ sài. Tại đó chỉ có một chiếc bàn và một chiếc giường 1m kê sát bên cạnh, ngoài ra, không có bất kỳ dụng cụ y tế nào.
Bác sĩ bắt mạch cho tôi khoảng 2 phút phán qua cô phiên dịch: Tây y kết luận bệnh viêm da cơ địa là đúng nhưng em còn bị thêm bệnh gan, thận, nội tiết. Rồi vị này kê một liệu trình thuốc 15 ngày, mỗi ngày 300.000 đồng và không quên dặn: “Sau khi uống xong đến khám lại và lấy một liệu trình thuốc khác”.
Không riêng gì tôi, một số bệnh nhân đặc biệt là những người đứng tuổi cũng bị phán gan nóng, thận hư, tì vị có vấn đề, mỗi liệu trình thuốc từ 4- 6 triệu đồng cho 15 – 20 ngày điều trị, kèm thêm những lời dặn dò cần uống đủ một số liệu trình mới có kết quả tốt.
Mặc dù hoàn toàn khỏe mạnh nhưng tôi vẫn băn khoăn lo ngại vì căn bệnh "can đản thấp nhiệt" vừa được vị BS Trung Quốc phát hiện, cộng thêm căn bệnh thận hư, tì vị kém của BS Trung Quốc thứ hai. Vì thế không trách người dân rơi vào “ma trận” của các BS Đông y Trung Quốc đến nỗi tiền mất tật mang, lại rước thêm lo lắng vì những căn bệnh nan y có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
3 giờ chiều ngày 18/7/2012, trong vai bệnh nhân, tôi đến Phòng khám Đông Y Hoa Việt Hữu Hào (Số 601 đường Giải Phóng, Hà Nội). Xe vừa tấp vào lề đường, lập tức người bảo vệ chạy ra săn đón dắt xe, vừa nhanh nhảu dẫn vào gặp cô nhân viên đang ngồi ở bàn tư vấn. Kiểu chăm sóc “khách hàng” như thế thì những người còn đang lưỡng lự cũng chả kịp suy nghĩ thêm trước khi rơi vào ma trận của các “thầy Tàu”.
Cô nhân viên tư vấn đề nghị tôi đưa 40.000 đồng để mua sổ khám bệnh, rồi điền tên, tuổi, địa chỉ bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc. Lát sau phụ nữ chừng 35 tuổi đi ra nói vài ba câu với cô ghi chép sổ sách bằng tiếng Trung Quốc về trường hợp của tôi. Hai người Việt lại trao đổi và ghi chép bằng tiếng Trung Quốc thế mới chuyên nghiệp!
Lên tầng hai, tôi gặp một BS Trung Quốc ngoài 40 tuổi, không mặc áo blouse, không đeo biển tên và đang chơi game trên máy tính.
Chỉ tôi ngồi xuống ghế, vị BS một tay bắt mạch, một tay vẫn click chuột chơi game, mắt vẫn không rời màn hình máy tính. Rồi ông quay sang hỏi một số vấn đề tưởng chừng không liên quan gì đến bệnh tật. Người đàn bà dẫn tôi lên làm nhiệm vụ phiên dịch: Cô bị bệnh khi nào? Có gia đình chưa? Có con chưa? Nhà cách đây bao xa? Đã chữa ở đâu chưa? Chữa ở đó họ kết luận bệnh gì? Cảm thấy khó chịu như thế nào về hiện tượng này?
Kết luận của phòng khám Đông Y Trung Quốc trên đường Giải Phóng
Vị BS Trung Quốc phán tôi bị bệnh “can đản thấp nhiệt”, gan của tôi có vấn đề, nếu không chữa sớm thì bệnh của tôi sẽ rất nguy hiểm. Bây giờ chữa là phải chữa triệt để. Nói rồi, vị này kê cho tôi một liệu trình điều trị thuốc là 20 ngày với giá là 300.000 đồng/ngày, khi nào uống hết liệu trình thuốc này đến khám lại rồi lại lấy một liệu trình thuốc khác.
“Những 6 triệu à chị? Nhiều thế thì em không đủ tiền”- tôi trình bày với chị phiên dịch, thì được cô ta giảng giải: “Bệnh của em phải chữa thế, nếu không đủ tiền thì lấy thuốc loại khác rẻ hơn nhưng ngấm lâu hơn một chút”. Thấy tôi ngập ngừng, chị hỏi tôi tiếp: “Thế em mang bao nhiêu tiền đấy, chỉ có 1 triệu thì lấy 2,3 ngày thuốc, rồi về nhà lấy thêm tiền mua thuốc nhé”.
Bệnh nhân đã nói không có tiền, nhưng các BS Trung Quốc lẫn chị phiên dịch cố chèo kéo kiểu “quyết không để gà xổng”. Bệnh nhân là tôi lúc này cũng nể nang quá, không biết cách nào chuồn êm, đành hoãn binh: “Cho em suy nghĩ đã nhé”. Lập tức, vị BS cười nhạt còn chị phiên dịch thì tỏ thái độ: “Không có đủ tiền thì khám luôn người ngồi bàn ghi chép sổ sách ấy, lên đây làm gì cho mất thời gian”!
Hù dọa bằng bệnh nan y
Rời Phòng khám Đông Y Hoa Việt Hữu Hào tôi có mặt tại Phòng khám Việt Trung (Số 77 Giải Phóng). Hỏi cô nhân viên tư vấn rằng mình muốn mua thuốc Đông Y để chữa bệnh viêm da. Cô này niềm nở nói: Để rõ hơn về bệnh của em thì lên trên tầng bác sỹ sẽ khám và bốc thuốc.
Băn khoăn về căn bệnh mà vị BS người Trung Quốc vừa phán, tôi tìm đến Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng để tìm hiểu về bệnh “can đản thấp nhiệt”. BS cho biết: “Can đản thấp nhiệt” là bệnh rất nặng, cụ thể là xơ gan. Nếu mắc bệnh đó thật thì chẳng mấy mà tử vong”. BS Hướng bắt mạch cho tôi và khẳng định: “Cô hoàn toàn khỏe mạnh, đến giờ phút này cô không có bất cứ một loại bệnh nào trong người”. |
Bác sĩ bắt mạch cho tôi khoảng 2 phút phán qua cô phiên dịch: Tây y kết luận bệnh viêm da cơ địa là đúng nhưng em còn bị thêm bệnh gan, thận, nội tiết. Rồi vị này kê một liệu trình thuốc 15 ngày, mỗi ngày 300.000 đồng và không quên dặn: “Sau khi uống xong đến khám lại và lấy một liệu trình thuốc khác”.
Không riêng gì tôi, một số bệnh nhân đặc biệt là những người đứng tuổi cũng bị phán gan nóng, thận hư, tì vị có vấn đề, mỗi liệu trình thuốc từ 4- 6 triệu đồng cho 15 – 20 ngày điều trị, kèm thêm những lời dặn dò cần uống đủ một số liệu trình mới có kết quả tốt.
Mặc dù hoàn toàn khỏe mạnh nhưng tôi vẫn băn khoăn lo ngại vì căn bệnh "can đản thấp nhiệt" vừa được vị BS Trung Quốc phát hiện, cộng thêm căn bệnh thận hư, tì vị kém của BS Trung Quốc thứ hai. Vì thế không trách người dân rơi vào “ma trận” của các BS Đông y Trung Quốc đến nỗi tiền mất tật mang, lại rước thêm lo lắng vì những căn bệnh nan y có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
“Việc các phòng khám Trung Quốc hoạt động sẽ là hoàn toàn bình thường nếu được quản lý nghiêm theo pháp luật và cơ quan có trách nhiệm làm đúng chức trách của mình. Đằng này do buông lỏng trong một thời dài dài khiến cơ sở khám chữa bệnh Trung Quốc tự tung tự tác trên sức khỏe người dân chỉ vì mối lợi trước mắt. Người dân không thể biết và kiểm chứng trình độ “bác sĩ Đông y Trung Quốc” cũng như bằng cấp của các vị đó ra sao, kinh nghiệm của các vị đó thế nào, đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý.” Trao đổi về BS Đông Y Trung Quốc tại Việt Nam, BS Hướng cho biết: “Bác sỹ đông y giỏi thực sự của Trung Quốc không bao giờ sang Việt Nam hành nghề khám chữa bệnh đông y. Theo tìm hiểu thực tế của tôi, những người sang Việt Nam hành nghề "bác sỹ đông y" đều là lao động tự do chứ không phải chuyên gia”. |