• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Nỗi lo con… đỗ đại học

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Chi tiêu như bị mất cắp
Sau khi đưa con vào phòng thi, nhiều phụ huynh ở ngoài mới bắt đầu bữa sáng: Một tay cầm chiếc bánh mì khô khốc, tay kia cầm chai nước, “thực đơn” phổ biến trong những buổi sáng thi cử ở Hà Nội. Trong đó nhiều vị phụ huynh “tay xách nách mang” theo rất nhiều đồ đạc, để sẵn sàng về quê ngay khi con cái thi xong. Chị Nguyễn Thị Yên (Thái Bình) đưa con đi thi vào ĐH Sư Phạm giải thích: “Bao nhiêu của nải trong này hết. Ở một phòng đến cả chục người, chả biết ai vào ai, nên tốt nhất cứ gói ghém mang đi”.
Chưa dứt câu chuyện, một người đàn ông đến “tay bắt mặt mừng” với cô Yên, cảm ơn rối rít: “May quá lại gặp chị ở đây, em cứ tìm chị mãi. Khi nào chị rảnh về quê em chơi nhé, em để dành một tạ cam chờ bác” rồi anh vội vã rời đi.
Cô Yên kể: “Hai bố con nhà đấy tôi gặp hôm đăng ký dự thi. Không đủ tiền xe ôm, cả bố và con bị họ giữ lại. Con bé con sợ muộn giờ đăng ký nên cứ khóc mãi. Thấy hoàn cảnh tội quá, tôi trả giúp cho tiền xe ôm”.
Đó là hai bố con*chú Đoàn Văn Phúc, người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Trước khi đưa con đi thi, vợ chồng chú đã bán hết vốn liếng thu hoạch: gồm 5 tạ cam, một con lợn và 4 tạ thóc, được khoảng 5 triệu. Chú để lại*cho vợ và 5 đứa con 500 nghìn để chi tiêu, còn lại mang đi để chi phí cho đứa con lớn thi đại học. Số tiền ấy những tưởng là dư dả, ai ngờ chưa đến ngày thi đã… cạn sạch.*Chú Phúc liệt kê những chi phí sinh hoạt: “Tôi đưa con lên thi đại học hai đợt, tiền ở đã 180 nghìn/ngày. 10 ngày đã hết triệu tám, chưa kể tiền ăn uống cũng phải bằng ấy. Rồi những chi phí khác như tiền xe cộ đi lại. Ở quê lên, cái gì cũng không biết, người nhà cũng không có, chẳng biết phải hỏi ai. Chưa đến ngày thi đợt 2, hai bố con đã gần cạn sạch tiền, không biết lúc về tính sao”.
Thấy hoàn cảnh chú Phúc đáng thương, nhiều phụ huynh chứng kiến cảnh bố con chú Phúc bị xe ôm giữ lại, mỗi người góp một ít để chú chi tiêu tằn tiện cho qua ngày thi. Có phụ huynh tốt bụng tìm hộ nhà trọ mới có giá 40 nghìn/ngày cho hai bố con chú Phúc ở.
1341905127-phu-huynh90.jpg

Những gương mặt lộ rõ vẻ lo âu, mệt mỏi, căng thẳng
Chi tiêu tằn tiện cả năm trời để có chút tiền đưa con lên thành phố thi đại học, nhiều người bị “choáng” vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Nội. Chị Lại Huyền Thu (Vĩnh Phúc) kể lể trong lúc chờ con: “Ở đây tiêu có mấy ngày mà như bị mất cắp. Tôi đã tiết kiệm hết sức có thể. Con thi ở ĐH Sư phạm mà trọ tận Cổ Nhuế. Lại xin nhà trọ cho tôi được đem thức ăn, nấu nướng cho con. Thế mà tiền vẫn cứ hết. Một đợt thi thế này cũng mất toi 2, đến 3 triệu rồi”.
Trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), một người đàn ông có khuôn mặt sạm nắng, móng tay, móng chân vẫn còn dính bùn*đất đang ngóng con qua khung cổng sắt của trường. Đó là anh Bá Văn Lôi (quê Nam Định). Điều bất ngờ là anh không biết chính xác con mình thi vào khoa gì: “Tôi không rõ nó thi vào chuyên ngành gì. Mình ít chữ, chỉ biết làm ruộng nên có biết gì đâu. Nhưng con bé nhà tôi nó học hành chăm chỉ và có chí lắm, nên tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của nó. Tôi chỉ biết chăm chỉ đi làm nuôi nó thôi.” Để có tiền đưa con đi thi, anh Lôi tích cóp số tiền bán thóc của cả vụ mùa 6 tháng, khăn gói hết đưa con đi thi: “Mình thì thế nào chẳng được, ăn cơm một bữa thôi, bữa còn lại ăn bánh mì. Miễn sao con nó đỗ đại học là mừng”.
1341904369-phu-huynh7.jpg

.... Khắc khoải ngóng vào trường thi
Lo đường dài nuôi con ăn học
Với những người nông dân khăn gói đưa con đi thi, họ mong mỏi cho con đỗ đại học, sẽ đổi đời, nhưng nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cho con theo đuổi đèn sách đè nặng trên vai. Chị Lê Thuý Hạnh (Thanh Hoá) chờ con đi thi mà vừa ngồi vừa tranh thủ… ngủ, khuôn mặt chị hốc hác và đôi mắt trũng sâu mệt mỏi: “Lên đây tôi chóng hết cả mặt, nhìn thấy cái gì cũng hối hả gấp gáp mà đầu quay quay”- cô Hạnh tâm sự.
Ở làng chị nhiều nhà có con học đại học. Mỗi năm họ thống kê hết gần 20 triệu cho con cái. Với cả nhà chị đó là số tiền lớn, cả nhà có nhịn ăn nhịn mặc để dành cho con học đại học cũng không đủ. Chị chia sẻ: “Con đỗ thì mừng, nhưng cũng lo lắm. Chặng đường còn dài, biết làm gì nuôi con ăn học”. Thôi thì cứ thi đã, nước nổi bèo nổi, chứ biết tính sao bây giờ - chị nói như tự trấn an mình.
1341904369-phu-huynh2.jpg

Con thi đỗ đại học, vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học
Ngồi bên chiếc xe*82 cũ đã hoen gỉ, chồng chất túi lớn túi bé đồ đạc, anh Đinh Văn Hùng (quê Thái Nguyên) đang lật giở quyển sách toán lớp 12 ra xem. Vừa ngẫm công thức toán, anh vừa giải thích: “Ngày trước tôi cũng được học, nhưng lâu dần quên hết cả rồi. Giờ đọc lại xem có biết gì không. Lát con ra còn biết đường mà hỏi nó”. May mắn hơn nhiều người cùng làng, anh Hùng đã được học hết lớp 12, giờ muốn cố gắng để con mình vào đại học: “Làng tôi ít nhà có con thi đại học lắm. Nhưng thấy con nó ham học, mình cũng cố thôi chứ biết làm sao. Nếu nó đỗ được còn có tương lai thoát khỏi cảnh nghèo. Tôi và nhà tôi có cực đến đâu cũng chịu được. Trước ăn 3 bữa thì giờ 2 bữa thôi, nếu cần thì 1 bữa cũng cố chịu để đầu tư cho con ăn học.”
Giữa cái nắng oi ả của mấy ngày thi ĐH đợt 2, nhiều phụ huynh*có vẻ*đuối sức vì mệt mỏi nhưng còn vì nỗi lo đang đè nặng trên vai, khi cái nghèo còn đeo đẳng mà con cái lại theo đuổi giấc mơ đèn sách. Con mà thi đỗ đại học, thì vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads
Thread starter Title Forum Replies Date
H Hướng dẫn Phụ huynh chật vật lo cho con học online? Chìa khoá xua tan nỗi lo của phụ huynh Trẻ em nói chung và con em trong gia đình công nhân nói riêng phải t Phần mềm 0
C Youtube Bộ tranh vui - Nỗi lòng heo đất Video, clip 1
congtust24 [Live đỉnh]hát hay đến nỗi giám khảo tưởng hát nhép Video, clip 0
Admin Nỗi Đau Thể Xác - Claustrofobia 2011 720p Hd x 264(mp4/fshare/share.vnn.vn/subviet/18+) Phim 0
Admin Việt Mix Tận cùng của nỗi đau - DJ Zun Âm nhạc 0
blog4me [STORY] Vẽ Em Bằng Màu Nỗi Nhớ Sách, truyện, tài liệu 3
Admin Ngàn Nỗi Nhớ Gửi Đến Em - DJ Cường Mix Âm nhạc 0
S Nỗi lo mới ở đập Sông Tranh 2 Tin tức, sự kiện thường ngày 0
T Hướng dẫn Đánh giá về zenbook u21 và zenbook 31 ,bạn sẽ thấy những tính năng nỗi bật Thủ thuật máy tính 0
N [EM MUON KHOC] Nỗi đau của hai bà mẹ Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Những người chia vợi nỗi đau ung thư Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Bạo lực kép: Nỗi đau của phụ nữ nhập cư Tin tức, sự kiện thường ngày 0
X Phần mềm giải quyết nỗi bioonf :)~ Sách, truyện, tài liệu 1
S Gián điệp tin học từ TQ: Nỗi ám ảnh Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Đường đi của nỗi đau Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nỗi đau “xứ mù” Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nỗi lo mã độc từ 2 đại gia viễn thông TQ Tin tức, sự kiện thường ngày 1
S Nỗi lo "tay lái ngoại" trên đường phố Sài Gòn Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Ám ảnh nỗi đau ung thư nơi mỏ sắt Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Tay thợ khóa và nỗi oan "trộm ngân hàng" Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S “Nỗi thống khổ” việc làm của người đồng tính Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nỗi kinh hoàng trong thế giới người **** Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Vụ nổ xe máy ở Bắc Ninh: Nỗi đau ở lại Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Cứu người TNGT: Nỗi lo "làm ơn mắc oán" Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nỗi xấu hổ ở "thiên đường du lịch" Sa Pa Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nỗi hổ thẹn ở "thiên đường du lịch" Sa Pa Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Da cam: Nỗi đau dai dẳng suốt đời Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Thoát tay cướp biển: Niềm vui bên nỗi bùi ngùi Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S 7 người chết ở quán ăn: Nỗi đau xé lòng Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nữ tài xế “húc” cảnh sát: Nỗi đời cơ cực Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Nỗi niềm nam giới làm nghề giúp việc Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Virus Flame và nỗi lo về trận Trân Châu Cảng trên Internet Mạng internet 0
L Xin Có bác nào còn con cc live nào ko cho e vào tn với Security - Local - Hacking 0
H Chia sẻ phần mềm giúp con học Online tại nhà hiệu quả cho các bậc phụ huynh Tin tức CNTT 0
H Phần mềm PC Phần mềm số một trong việc chặn các web đen, web game độc hại gây ảnh hưởng đến con trẻ Phần mềm 0
H Phần mềm PC PHẦN MỀM CHẶN WEB ĐEN, GAME ONLINE CHUYÊN NGHIỆP DÀNH CHO PHỤ HUYNH QUẢN LÝ CON CÁI Phần mềm 0
T Share Phần mềm bảo vệ và giám sát con cái học online hiệu quả nhất Phần mềm 0
Admin Share ssl 5 năm chỉ 13.25$ tương đương mỗi năm chỉ 2.65$ tại ssls.com công ty con của Namecheap Chia sẻ mã giảm giá 0
haopro Nonstop Squid Game Remix Trò Chơi Con Mực BASS Đập Vô Cực Thủng Cả Loa Thùng - Vol 2 Âm nhạc 0
haopro Nonstop 2022 Phiên Bản Trôi Lú - Con Cáo Cũng Phải Ngáo Âm nhạc 0
haopro Nonstop 2022 Con Nhạc Này Hay Quá Mấy Fen Ơi - Max Vol & Cảm Nhận | Full Vinahouse Bay Phòng Hay Âm nhạc 0
haopro Nonstop Squid Game Remix Trò Chơi Con Mực Căng Cực - Vol 1 Âm nhạc 0
tunglamed MobiFone triển khai gói cước CS21G - Chia sẻ cùng bà con miền Tây vượt qua dịch Covid Điện thoại di động 4
H Con Nợ Mẹ ( Trịnh Đình Quang ) - karaoke Video, clip 0
haopro Nonstop Faded Kéo Nhị Max Phê 1 Con 2 Nắp 3 Đường 4 Bay Thôi Âm nhạc 0
haopro Nonstop 2021 Uy Tính - Vol 11 DJ Binh Hồ - Con Nhạc Uy Tính 100% Nghe Đi Rồi Bê Âm nhạc 0
haopro Nonstop BASS Căng Đập Liên Tục 2021 Nghiện ! Hết Giờ Rồi | Con nhạc cực lên cho anh em chơi lễ Âm nhạc 0
haopro Nonstop 2021 Nhìn Lại Vol 10 DJ Bình Hồ Remix - Con Nhạc Uy Tính Không Nghe Thì Hơi Phí Âm nhạc 0
haopro Nonstop 2021 - 3 Tiếng Rưỡi Vọng Cổ Teen Remix Căng Cực Phiêu Bạt Kéo Rít Tê Như Con Dê Âm nhạc 0
cuongpro9x Share UnPacKing Ebook. Ebook dành cho các bạn tham gia vào con đường cracker Sử dụng, chia sẻ, hỏi đáp 0

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top