Chi tiêu như bị mất cắp
Sau khi đưa con vào phòng thi, nhiều phụ huynh ở ngoài mới bắt đầu bữa sáng: Một tay cầm chiếc bánh mì khô khốc, tay kia cầm chai nước, “thực đơn” phổ biến trong những buổi sáng thi cử ở Hà Nội. Trong đó nhiều vị phụ huynh “tay xách nách mang” theo rất nhiều đồ đạc, để sẵn sàng về quê ngay khi con cái thi xong. Chị Nguyễn Thị Yên (Thái Bình) đưa con đi thi vào ĐH Sư Phạm giải thích: “Bao nhiêu của nải trong này hết. Ở một phòng đến cả chục người, chả biết ai vào ai, nên tốt nhất cứ gói ghém mang đi”.
Chưa dứt câu chuyện, một người đàn ông đến “tay bắt mặt mừng” với cô Yên, cảm ơn rối rít: “May quá lại gặp chị ở đây, em cứ tìm chị mãi. Khi nào chị rảnh về quê em chơi nhé, em để dành một tạ cam chờ bác” rồi anh vội vã rời đi.
Cô Yên kể: “Hai bố con nhà đấy tôi gặp hôm đăng ký dự thi. Không đủ tiền xe ôm, cả bố và con bị họ giữ lại. Con bé con sợ muộn giờ đăng ký nên cứ khóc mãi. Thấy hoàn cảnh tội quá, tôi trả giúp cho tiền xe ôm”.
Đó là hai bố con*chú Đoàn Văn Phúc, người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Trước khi đưa con đi thi, vợ chồng chú đã bán hết vốn liếng thu hoạch: gồm 5 tạ cam, một con lợn và 4 tạ thóc, được khoảng 5 triệu. Chú để lại*cho vợ và 5 đứa con 500 nghìn để chi tiêu, còn lại mang đi để chi phí cho đứa con lớn thi đại học. Số tiền ấy những tưởng là dư dả, ai ngờ chưa đến ngày thi đã… cạn sạch.*Chú Phúc liệt kê những chi phí sinh hoạt: “Tôi đưa con lên thi đại học hai đợt, tiền ở đã 180 nghìn/ngày. 10 ngày đã hết triệu tám, chưa kể tiền ăn uống cũng phải bằng ấy. Rồi những chi phí khác như tiền xe cộ đi lại. Ở quê lên, cái gì cũng không biết, người nhà cũng không có, chẳng biết phải hỏi ai. Chưa đến ngày thi đợt 2, hai bố con đã gần cạn sạch tiền, không biết lúc về tính sao”.
Thấy hoàn cảnh chú Phúc đáng thương, nhiều phụ huynh chứng kiến cảnh bố con chú Phúc bị xe ôm giữ lại, mỗi người góp một ít để chú chi tiêu tằn tiện cho qua ngày thi. Có phụ huynh tốt bụng tìm hộ nhà trọ mới có giá 40 nghìn/ngày cho hai bố con chú Phúc ở.
Những gương mặt lộ rõ vẻ lo âu, mệt mỏi, căng thẳng
Chi tiêu tằn tiện cả năm trời để có chút tiền đưa con lên thành phố thi đại học, nhiều người bị “choáng” vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Nội. Chị Lại Huyền Thu (Vĩnh Phúc) kể lể trong lúc chờ con: “Ở đây tiêu có mấy ngày mà như bị mất cắp. Tôi đã tiết kiệm hết sức có thể. Con thi ở ĐH Sư phạm mà trọ tận Cổ Nhuế. Lại xin nhà trọ cho tôi được đem thức ăn, nấu nướng cho con. Thế mà tiền vẫn cứ hết. Một đợt thi thế này cũng mất toi 2, đến 3 triệu rồi”.
Trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), một người đàn ông có khuôn mặt sạm nắng, móng tay, móng chân vẫn còn dính bùn*đất đang ngóng con qua khung cổng sắt của trường. Đó là anh Bá Văn Lôi (quê Nam Định). Điều bất ngờ là anh không biết chính xác con mình thi vào khoa gì: “Tôi không rõ nó thi vào chuyên ngành gì. Mình ít chữ, chỉ biết làm ruộng nên có biết gì đâu. Nhưng con bé nhà tôi nó học hành chăm chỉ và có chí lắm, nên tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của nó. Tôi chỉ biết chăm chỉ đi làm nuôi nó thôi.” Để có tiền đưa con đi thi, anh Lôi tích cóp số tiền bán thóc của cả vụ mùa 6 tháng, khăn gói hết đưa con đi thi: “Mình thì thế nào chẳng được, ăn cơm một bữa thôi, bữa còn lại ăn bánh mì. Miễn sao con nó đỗ đại học là mừng”.
.... Khắc khoải ngóng vào trường thi
Lo đường dài nuôi con ăn học
Với những người nông dân khăn gói đưa con đi thi, họ mong mỏi cho con đỗ đại học, sẽ đổi đời, nhưng nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cho con theo đuổi đèn sách đè nặng trên vai. Chị Lê Thuý Hạnh (Thanh Hoá) chờ con đi thi mà vừa ngồi vừa tranh thủ… ngủ, khuôn mặt chị hốc hác và đôi mắt trũng sâu mệt mỏi: “Lên đây tôi chóng hết cả mặt, nhìn thấy cái gì cũng hối hả gấp gáp mà đầu quay quay”- cô Hạnh tâm sự.
Ở làng chị nhiều nhà có con học đại học. Mỗi năm họ thống kê hết gần 20 triệu cho con cái. Với cả nhà chị đó là số tiền lớn, cả nhà có nhịn ăn nhịn mặc để dành cho con học đại học cũng không đủ. Chị chia sẻ: “Con đỗ thì mừng, nhưng cũng lo lắm. Chặng đường còn dài, biết làm gì nuôi con ăn học”. Thôi thì cứ thi đã, nước nổi bèo nổi, chứ biết tính sao bây giờ - chị nói như tự trấn an mình.
Con thi đỗ đại học, vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học
Ngồi bên chiếc xe*82 cũ đã hoen gỉ, chồng chất túi lớn túi bé đồ đạc, anh Đinh Văn Hùng (quê Thái Nguyên) đang lật giở quyển sách toán lớp 12 ra xem. Vừa ngẫm công thức toán, anh vừa giải thích: “Ngày trước tôi cũng được học, nhưng lâu dần quên hết cả rồi. Giờ đọc lại xem có biết gì không. Lát con ra còn biết đường mà hỏi nó”. May mắn hơn nhiều người cùng làng, anh Hùng đã được học hết lớp 12, giờ muốn cố gắng để con mình vào đại học: “Làng tôi ít nhà có con thi đại học lắm. Nhưng thấy con nó ham học, mình cũng cố thôi chứ biết làm sao. Nếu nó đỗ được còn có tương lai thoát khỏi cảnh nghèo. Tôi và nhà tôi có cực đến đâu cũng chịu được. Trước ăn 3 bữa thì giờ 2 bữa thôi, nếu cần thì 1 bữa cũng cố chịu để đầu tư cho con ăn học.”
Giữa cái nắng oi ả của mấy ngày thi ĐH đợt 2, nhiều phụ huynh*có vẻ*đuối sức vì mệt mỏi nhưng còn vì nỗi lo đang đè nặng trên vai, khi cái nghèo còn đeo đẳng mà con cái lại theo đuổi giấc mơ đèn sách. Con mà thi đỗ đại học, thì vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học.
Sau khi đưa con vào phòng thi, nhiều phụ huynh ở ngoài mới bắt đầu bữa sáng: Một tay cầm chiếc bánh mì khô khốc, tay kia cầm chai nước, “thực đơn” phổ biến trong những buổi sáng thi cử ở Hà Nội. Trong đó nhiều vị phụ huynh “tay xách nách mang” theo rất nhiều đồ đạc, để sẵn sàng về quê ngay khi con cái thi xong. Chị Nguyễn Thị Yên (Thái Bình) đưa con đi thi vào ĐH Sư Phạm giải thích: “Bao nhiêu của nải trong này hết. Ở một phòng đến cả chục người, chả biết ai vào ai, nên tốt nhất cứ gói ghém mang đi”.
Chưa dứt câu chuyện, một người đàn ông đến “tay bắt mặt mừng” với cô Yên, cảm ơn rối rít: “May quá lại gặp chị ở đây, em cứ tìm chị mãi. Khi nào chị rảnh về quê em chơi nhé, em để dành một tạ cam chờ bác” rồi anh vội vã rời đi.
Cô Yên kể: “Hai bố con nhà đấy tôi gặp hôm đăng ký dự thi. Không đủ tiền xe ôm, cả bố và con bị họ giữ lại. Con bé con sợ muộn giờ đăng ký nên cứ khóc mãi. Thấy hoàn cảnh tội quá, tôi trả giúp cho tiền xe ôm”.
Đó là hai bố con*chú Đoàn Văn Phúc, người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Trước khi đưa con đi thi, vợ chồng chú đã bán hết vốn liếng thu hoạch: gồm 5 tạ cam, một con lợn và 4 tạ thóc, được khoảng 5 triệu. Chú để lại*cho vợ và 5 đứa con 500 nghìn để chi tiêu, còn lại mang đi để chi phí cho đứa con lớn thi đại học. Số tiền ấy những tưởng là dư dả, ai ngờ chưa đến ngày thi đã… cạn sạch.*Chú Phúc liệt kê những chi phí sinh hoạt: “Tôi đưa con lên thi đại học hai đợt, tiền ở đã 180 nghìn/ngày. 10 ngày đã hết triệu tám, chưa kể tiền ăn uống cũng phải bằng ấy. Rồi những chi phí khác như tiền xe cộ đi lại. Ở quê lên, cái gì cũng không biết, người nhà cũng không có, chẳng biết phải hỏi ai. Chưa đến ngày thi đợt 2, hai bố con đã gần cạn sạch tiền, không biết lúc về tính sao”.
Thấy hoàn cảnh chú Phúc đáng thương, nhiều phụ huynh chứng kiến cảnh bố con chú Phúc bị xe ôm giữ lại, mỗi người góp một ít để chú chi tiêu tằn tiện cho qua ngày thi. Có phụ huynh tốt bụng tìm hộ nhà trọ mới có giá 40 nghìn/ngày cho hai bố con chú Phúc ở.
Những gương mặt lộ rõ vẻ lo âu, mệt mỏi, căng thẳng
Chi tiêu tằn tiện cả năm trời để có chút tiền đưa con lên thành phố thi đại học, nhiều người bị “choáng” vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Nội. Chị Lại Huyền Thu (Vĩnh Phúc) kể lể trong lúc chờ con: “Ở đây tiêu có mấy ngày mà như bị mất cắp. Tôi đã tiết kiệm hết sức có thể. Con thi ở ĐH Sư phạm mà trọ tận Cổ Nhuế. Lại xin nhà trọ cho tôi được đem thức ăn, nấu nướng cho con. Thế mà tiền vẫn cứ hết. Một đợt thi thế này cũng mất toi 2, đến 3 triệu rồi”.
Trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), một người đàn ông có khuôn mặt sạm nắng, móng tay, móng chân vẫn còn dính bùn*đất đang ngóng con qua khung cổng sắt của trường. Đó là anh Bá Văn Lôi (quê Nam Định). Điều bất ngờ là anh không biết chính xác con mình thi vào khoa gì: “Tôi không rõ nó thi vào chuyên ngành gì. Mình ít chữ, chỉ biết làm ruộng nên có biết gì đâu. Nhưng con bé nhà tôi nó học hành chăm chỉ và có chí lắm, nên tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của nó. Tôi chỉ biết chăm chỉ đi làm nuôi nó thôi.” Để có tiền đưa con đi thi, anh Lôi tích cóp số tiền bán thóc của cả vụ mùa 6 tháng, khăn gói hết đưa con đi thi: “Mình thì thế nào chẳng được, ăn cơm một bữa thôi, bữa còn lại ăn bánh mì. Miễn sao con nó đỗ đại học là mừng”.
.... Khắc khoải ngóng vào trường thi
Lo đường dài nuôi con ăn học
Với những người nông dân khăn gói đưa con đi thi, họ mong mỏi cho con đỗ đại học, sẽ đổi đời, nhưng nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cho con theo đuổi đèn sách đè nặng trên vai. Chị Lê Thuý Hạnh (Thanh Hoá) chờ con đi thi mà vừa ngồi vừa tranh thủ… ngủ, khuôn mặt chị hốc hác và đôi mắt trũng sâu mệt mỏi: “Lên đây tôi chóng hết cả mặt, nhìn thấy cái gì cũng hối hả gấp gáp mà đầu quay quay”- cô Hạnh tâm sự.
Ở làng chị nhiều nhà có con học đại học. Mỗi năm họ thống kê hết gần 20 triệu cho con cái. Với cả nhà chị đó là số tiền lớn, cả nhà có nhịn ăn nhịn mặc để dành cho con học đại học cũng không đủ. Chị chia sẻ: “Con đỗ thì mừng, nhưng cũng lo lắm. Chặng đường còn dài, biết làm gì nuôi con ăn học”. Thôi thì cứ thi đã, nước nổi bèo nổi, chứ biết tính sao bây giờ - chị nói như tự trấn an mình.
Con thi đỗ đại học, vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học
Ngồi bên chiếc xe*82 cũ đã hoen gỉ, chồng chất túi lớn túi bé đồ đạc, anh Đinh Văn Hùng (quê Thái Nguyên) đang lật giở quyển sách toán lớp 12 ra xem. Vừa ngẫm công thức toán, anh vừa giải thích: “Ngày trước tôi cũng được học, nhưng lâu dần quên hết cả rồi. Giờ đọc lại xem có biết gì không. Lát con ra còn biết đường mà hỏi nó”. May mắn hơn nhiều người cùng làng, anh Hùng đã được học hết lớp 12, giờ muốn cố gắng để con mình vào đại học: “Làng tôi ít nhà có con thi đại học lắm. Nhưng thấy con nó ham học, mình cũng cố thôi chứ biết làm sao. Nếu nó đỗ được còn có tương lai thoát khỏi cảnh nghèo. Tôi và nhà tôi có cực đến đâu cũng chịu được. Trước ăn 3 bữa thì giờ 2 bữa thôi, nếu cần thì 1 bữa cũng cố chịu để đầu tư cho con ăn học.”
Giữa cái nắng oi ả của mấy ngày thi ĐH đợt 2, nhiều phụ huynh*có vẻ*đuối sức vì mệt mỏi nhưng còn vì nỗi lo đang đè nặng trên vai, khi cái nghèo còn đeo đẳng mà con cái lại theo đuổi giấc mơ đèn sách. Con mà thi đỗ đại học, thì vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo tiền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học.