Chưa tăng vì… sợ mất khách
Anh Lê Đình Dũng, người thường xuyên có nhu cầu vận chuyển phụ tùng vận tải từ TP.HCM ra Hà Nội cho biết: Khác với những lần tăng giá xăng dầu trước, lần này sau gần một tuần giá xăng dầu tăng, anh vẫn chưa nhận được thông báo tăng giá cước vận chuyển từ các nhà xe.
Anh Dũng cho rằng, việc doanh nghiệp vận tải chần chừ tăng giá cước vận chuyển trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay là hợp lý, bởi các mặt hàng doanh nghiệp* anh bán ra cũng bị ứ lại.
Do vậy, nếu giá cước vận chuyển tăng thêm thì chắc chắn nhu cầu vận chuyển của doanh nghiệp cũng phải giảm xuống.
Vận tải đường dài chưa tăng giá vì… sợ mất khách
Ông Đoàn Văn Dũng, chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ vận tải Thanh Sơn – Nhà xe Đức Phúc chuyên chạy tuyến Cẩm Phả - Hà Nội cho biết: Mức giá công ty đề xuất tăng từ tháng 4/2011 là 120.000 đồng/vé, tuy nhiên trong thực tế có thời điểm ít khách công ty chỉ thu mức giá 100.000 – 110.000 đồng/vé.
“Tuyến Hà Nội - Cẩm Phả có nhiều xe chạy nên các doanh nghiệp vận phải cạnh tranh với nhau bằng giá vé. Nếu cứ dựa vào giá xăng dầu tăng để thu cao thì xe sẽ không có khách, ngược lại nếu thu mức hợp lý thì lượng hành khách sẽ ổn định hơn”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, việc xăng dầu tăng giá trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tăng giá vé của các doanh nghiệp vận tải cũng sẽ khó tránh khỏi, tuy nhiên đối với tuyễn xe khách chạy tuyến Cẩm Phả - Hà Nội, nếu mức vé có tăng cũng không thể quá 120.000 đồng/vé.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: Hiện nay chưa có đơn vị nào có đầy đủ hồ sơ để xin tăng giá cước. Tuy nhiên với mức giá xăng dầu tăng như hiện nay thì việc doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng giá cước là khó tránh khỏi.
Ông Trung cũng cho rằng, với mức xăng dầu tăng giá như hiện tại, dự tính giá giá cước vận tải sẽ tăng từ 5-10%.
Lý giải về việc các doanh nghiệp vận tải có thể chậm đề xuất tăng giá cước, ông Trung cho hay, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, có thể các tỉnh cũng đang xem xét việc chấp thuận cho các doanh nghiệp vận tải tăng giá cước.
“Theo thông tư liên Bộ Tài chính và GTVT chỉ sau 3 ngày doanh nghiệp vận tải đề xuất tăng giá cước là sẽ xong, nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn nên có thể các tỉnh cũng đang xem xét và chưa đồng ý chấp thuận cho các doanh nghiệp vận tải tăng giá cước”, ông Trung nói.
Nhiều chuyên gia cho biết, trong điều kiện xăng dầu tăng giá như hiện này các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và hành khách cần bình tĩnh tính toán, tổ chức vận tải hợp lý để vừa tiết kiệm chi phí, vừa giữ được khách.
Xin tiền khách để bù lỗ!
Trong những ngày xăng tăng giá, không ít câu chuyện hài hước đã xảy ra đặc biệt là tuyến TP.HCM đi miền Tây.
Do trước đó, các nhà xe đã than phiền vì phí cao tốc TP.HCM- Trung Lương cao, nay lại thêm giá xăng dầu tăng nên khi xe khách của công ty vận tải M.D chở khách xuất phát từ trung tâm thành phố khi đi đến đầu đường rẽ vào cao tốc liền bất ngờ dừng lại.
Mọi người trên xe tưởng có sự cố gì liền hỏi thì được tài xế xe tâm sự đầy thê thảm: “Xăng dầu tăng giá rồi nên nhà xe khó khăn, bà con cô bác muốn đi cao tốc Trung Lương cho nhanh thì mỗi người góp vài ngàn để đóng phí, nếu không đồng ý thì nhà xe đi QL1A… cũng được”.
Liên quan đến việc các hãng vận tải tăng giá vé, trao đổi với PV, ông Trương Quang Mẫn, Phó tổng giám đốc Mai Linh phân tích: “Trong hoàn cảnh giá xăng dầu trong nước tăng vừa qua, các doanh nghiệp vận tải là những nơi đầu tiên đón nhận khó khăn. Theo tôi được biết, vừa qua có một số doanh nghiệp vận tải hành khách nhỏ đi tuyến TP.HCM - Miền Tây còn có dự định chuyển đổi ngành nghề vì sau khi cao tốc thu phí thì xăng lại tăng giá”.
Theo ông Mẫn, một số doanh nghiệp vận tải khác có dự định tiếp cận ngân hàng sau thông tin hạ lãi suất vừa rồi nhằm cầm cự, tìm hướng hoá giải áp lực của bài toán chi phí vận tải, nhưng sau đó đều lắc đầu ngao ngán vì “lãi suất hạ thì đã hạ, mà vay thì… gian nan”.
Đại diện một đơn vị vận tải khác cho biết, hiện nhà xe này cũng đã có dự định điều chỉnh tăng giá vé với mức trên 10% để bù lỗ chi phí vận tải do giá xăng dầu tăng vừa rồi. Việc tăng giá vé trong biên độ này được cho là hợp lý vì doanh nghiệp tạm bù lỗ được mà hành khách cũng tương đối “dễ thở”.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ hiện đang chờ động thái của các hãng vận tải có thương hiệu chứ chưa tăng giá vé ngay.
“Cạnh tranh với Mai Linh, Phương Trang, Thành Bưởi… và tìm cách tạo dựng thương hiệu của mình đã khó, nay tăng giá vé trước họ chẳng khác nào đuổi khách.
Việc này chỉ có thể xảy ra ở các doanh nghiệp vận tải hành khách hoạt động trong lộ trình ngắn khoảng 150km trở lại mà thôi”, ông Thành - giám đốc một công ty vận tải nói.
Anh Lê Đình Dũng, người thường xuyên có nhu cầu vận chuyển phụ tùng vận tải từ TP.HCM ra Hà Nội cho biết: Khác với những lần tăng giá xăng dầu trước, lần này sau gần một tuần giá xăng dầu tăng, anh vẫn chưa nhận được thông báo tăng giá cước vận chuyển từ các nhà xe.
Anh Dũng cho rằng, việc doanh nghiệp vận tải chần chừ tăng giá cước vận chuyển trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay là hợp lý, bởi các mặt hàng doanh nghiệp* anh bán ra cũng bị ứ lại.
Do vậy, nếu giá cước vận chuyển tăng thêm thì chắc chắn nhu cầu vận chuyển của doanh nghiệp cũng phải giảm xuống.
Vận tải đường dài chưa tăng giá vì… sợ mất khách
Ông Đoàn Văn Dũng, chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ vận tải Thanh Sơn – Nhà xe Đức Phúc chuyên chạy tuyến Cẩm Phả - Hà Nội cho biết: Mức giá công ty đề xuất tăng từ tháng 4/2011 là 120.000 đồng/vé, tuy nhiên trong thực tế có thời điểm ít khách công ty chỉ thu mức giá 100.000 – 110.000 đồng/vé.
“Tuyến Hà Nội - Cẩm Phả có nhiều xe chạy nên các doanh nghiệp vận phải cạnh tranh với nhau bằng giá vé. Nếu cứ dựa vào giá xăng dầu tăng để thu cao thì xe sẽ không có khách, ngược lại nếu thu mức hợp lý thì lượng hành khách sẽ ổn định hơn”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, việc xăng dầu tăng giá trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tăng giá vé của các doanh nghiệp vận tải cũng sẽ khó tránh khỏi, tuy nhiên đối với tuyễn xe khách chạy tuyến Cẩm Phả - Hà Nội, nếu mức vé có tăng cũng không thể quá 120.000 đồng/vé.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: Hiện nay chưa có đơn vị nào có đầy đủ hồ sơ để xin tăng giá cước. Tuy nhiên với mức giá xăng dầu tăng như hiện nay thì việc doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng giá cước là khó tránh khỏi.
Ông Trung cũng cho rằng, với mức xăng dầu tăng giá như hiện tại, dự tính giá giá cước vận tải sẽ tăng từ 5-10%.
Lý giải về việc các doanh nghiệp vận tải có thể chậm đề xuất tăng giá cước, ông Trung cho hay, trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, có thể các tỉnh cũng đang xem xét việc chấp thuận cho các doanh nghiệp vận tải tăng giá cước.
“Theo thông tư liên Bộ Tài chính và GTVT chỉ sau 3 ngày doanh nghiệp vận tải đề xuất tăng giá cước là sẽ xong, nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn nên có thể các tỉnh cũng đang xem xét và chưa đồng ý chấp thuận cho các doanh nghiệp vận tải tăng giá cước”, ông Trung nói.
Nhiều chuyên gia cho biết, trong điều kiện xăng dầu tăng giá như hiện này các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và hành khách cần bình tĩnh tính toán, tổ chức vận tải hợp lý để vừa tiết kiệm chi phí, vừa giữ được khách.
Xin tiền khách để bù lỗ!
Trong những ngày xăng tăng giá, không ít câu chuyện hài hước đã xảy ra đặc biệt là tuyến TP.HCM đi miền Tây.
Do trước đó, các nhà xe đã than phiền vì phí cao tốc TP.HCM- Trung Lương cao, nay lại thêm giá xăng dầu tăng nên khi xe khách của công ty vận tải M.D chở khách xuất phát từ trung tâm thành phố khi đi đến đầu đường rẽ vào cao tốc liền bất ngờ dừng lại.
Mọi người trên xe tưởng có sự cố gì liền hỏi thì được tài xế xe tâm sự đầy thê thảm: “Xăng dầu tăng giá rồi nên nhà xe khó khăn, bà con cô bác muốn đi cao tốc Trung Lương cho nhanh thì mỗi người góp vài ngàn để đóng phí, nếu không đồng ý thì nhà xe đi QL1A… cũng được”.
Liên quan đến việc các hãng vận tải tăng giá vé, trao đổi với PV, ông Trương Quang Mẫn, Phó tổng giám đốc Mai Linh phân tích: “Trong hoàn cảnh giá xăng dầu trong nước tăng vừa qua, các doanh nghiệp vận tải là những nơi đầu tiên đón nhận khó khăn. Theo tôi được biết, vừa qua có một số doanh nghiệp vận tải hành khách nhỏ đi tuyến TP.HCM - Miền Tây còn có dự định chuyển đổi ngành nghề vì sau khi cao tốc thu phí thì xăng lại tăng giá”.
Theo ông Mẫn, một số doanh nghiệp vận tải khác có dự định tiếp cận ngân hàng sau thông tin hạ lãi suất vừa rồi nhằm cầm cự, tìm hướng hoá giải áp lực của bài toán chi phí vận tải, nhưng sau đó đều lắc đầu ngao ngán vì “lãi suất hạ thì đã hạ, mà vay thì… gian nan”.
Đại diện một đơn vị vận tải khác cho biết, hiện nhà xe này cũng đã có dự định điều chỉnh tăng giá vé với mức trên 10% để bù lỗ chi phí vận tải do giá xăng dầu tăng vừa rồi. Việc tăng giá vé trong biên độ này được cho là hợp lý vì doanh nghiệp tạm bù lỗ được mà hành khách cũng tương đối “dễ thở”.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ hiện đang chờ động thái của các hãng vận tải có thương hiệu chứ chưa tăng giá vé ngay.
“Cạnh tranh với Mai Linh, Phương Trang, Thành Bưởi… và tìm cách tạo dựng thương hiệu của mình đã khó, nay tăng giá vé trước họ chẳng khác nào đuổi khách.
Việc này chỉ có thể xảy ra ở các doanh nghiệp vận tải hành khách hoạt động trong lộ trình ngắn khoảng 150km trở lại mà thôi”, ông Thành - giám đốc một công ty vận tải nói.