• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Người đàn bà trở về sau 20 năm mất tích

Admin

Well-Known Member
Staff member
Administrator
Trong khi đó, ở nhà gia đình đã lập bàn thờ, lấy ngày chị mất tích làm giỗ đều đặn gần hai chục năm tận tình hương khói.
Ảo vọng đổi đời
Lục tung đám giấy tờ cũ được bọc trong chiếc túi vải đã phai màu thời gian, chị Lan chìa ra trước mắt tôi những chiếc vé tàu, vé xe mà chị đã đi trong hành trình dài từ Tây Tạng, Trung Quốc để lần đường tìm về tới quê cha, đất mẹ sau hơn 2 thập kỷ chia cắt. Chị nói: “Tôi giữ những tấm vé này lại, vì đó không chỉ là chiếc vé đưa tôi về với người thân, quê hương, Tổ quốc tôi…, mà còn là tấm vé cuộc đời đã cho tôi trở lại cuộc sống đúng nghĩa”.
Chị Lan sinh ra trong một gia đình có 7 người con, nhưng chỉ duy nhất có 1 người con trai. Cuộc sống của một gia đình với gần 10 miệng ăn khiến cho nhà chị luôn trong tình cảnh “chạy ăn từng bữa”. Là con lớn trong nhà, nên chỉ học được đến lớp 3, chị Lan đành phải gác chuyện học để nhường cho các em. Con gái nhà quê, đã nghèo lại thêm thất học. Chính mặc cảm tự ti luôn đè nén suy nghĩ của cô thôn nữ đang ở tuổi lớn. Nhưng bù lại những thiệt thòi, cô thôn nữ làng Diễn khi ấy lại được cuộc đời ban phát cho một khuôn mặt khá ưa nhìn so với bao nhiêu cô gái nghèo nhà quê lam lũ khác. Đến tuổi cập kê, bao nhiêu chàng trai cũng tìm đến với chị ngỏ lời, rào đón. Nhưng trái tim chị chỉ khẽ rung lên với một chàng trai cùng làng. Yêu nhau chưa được bao lâu thì chàng trai đó vào bộ đội. Chị trải qua những tháng ngày mòn mỏi đợi chờ. Ngày người yêu hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, chưa kịp hưởng trọn niềm vui của ngày đoàn tụ, chị lại đổ bệnh, buộc phải cắt đi một đoạn ruột. Chị cũng mất đi quyền thiêng liêng nhất của một người phụ nữ là được làm mẹ. Chính trong lúc rối bời nhất, cần một điểm tựa để nâng đỡ từ phía người yêu, thì chị lại nhận được tin người yêu chị biết tin chị bị bệnh và không còn khả năng sinh đẻ nữa, nên đã tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với chị. “Không trách được anh ấy, người ta cũng phải lo cho hạnh phúc của mình, có trách, chỉ biết trách số chị nó khổ”, chị Lan chua chát nói.
Trở về nhà, mặc cảm tự ti về mình ngày càng tăng lên. Cái tin chị không còn khả năng làm mẹ được truyền đi rất nhanh, những chàng trai trước kia vẫn dập dìu trước cửa nhà chị nay cũng bặt tăm. Cuộc sống với chị những ngày ấy như tù ngục. Đúng lúc đó, một ngày đang đi làm trên đồng, chị thấy một người đàn bà tự xưng ở Hà Nội về, đang cần tìm người ra ngoài đó làm việc. Người đàn bà ấy vẽ ra trước mắt chị bao nhiêu viễn cảnh: Nào là công việc ổn định, lương cao, lại không ai biết em không có khả năng sinh con nên cũng dễ lấy chồng. Như đang đi giữa màn đêm đặc quánh bỗng bắt gặp một tia nắng nhỏ, chị gật đầu ngay mà không cần suy nghĩ nhiều. Đêm hôm sau, khi cả làng đang chìm trong giấc ngủ sâu, chị lẻn ra khỏi nhà, hành trang đem theo của chị lúc ấy chỉ là mấy bộ quần áo, một tấm ảnh nhỏ của cha mẹ cùng một ảo vọng đổi đời nơi xứ lại. Còn đi đâu, làm việc gì, lần đầu tiên bước ra khỏi lũy tre làng, chị chưa từng nghĩ tới.
Giấc mơ tan vỡ
Chị Lan nhớ lại: “Sau khi rời xe khách, chúng tôi được đưa lên một chiếc xe nhỏ hơn, rồi cứ thế xe chạy từ ngày này qua ngày khác. Tối đi, sáng chúng tôi lại bị đẩy vào những căn phòng trọ dọc đường. Không ai biết đang ở đâu”. Ngày hôm sau, chị bị đẩy vào một ngôi nhà với những quang cảnh xa lạ. Họ cứ nói một thứ tiếng gì đấy mà chị nghe lạo xạo trong tai. Mãi sau, chị mới được biết đây chính là vùng Tây Tạng của Trung Quốc. Một người đàn ông lùn tịt, nhếch nhác, bị tàn tật ở chân đến nói với chị bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ: “Mày bị người ta bán rồi. Từ nay mày phải ở đây làm vợ tao…”. Chân chị như khuỵu xuống, giấc mơ đổi đời bỗng chốc tan vỡ. Chị nhớ lại những bản tin về các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan bị hành hạ, bị biến thành những nô lệ ******** cho cả gia đình. Thêm vào đó là nỗi khắc khoải khi nhìn về quê hương, nơi chị đã dứt áo ra đi theo tiếng gọi của phù hoa ảo vọng.
1331783823-lay-chong-ngoai.jpg

Chị nhớ lại những bản tin về các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan bị hành hạ, bị biến thành những nô lệ ******** cho cả gia đình (Ảnh minh họa)
Nhưng cũng may mắn cho chị, người mua chị về dù thân hình tật nguyền, xấu xí nhưng không đến nỗi tệ bạc. Hơn nữa, những người hàng xóm xung quanh cũng thương chị thân gái dặm trường nên cũng gần gũi. Lần đầu xa quê, lại đến một đất nước khác, không biết bao giờ mới trở lại được quê hương, chị tự nhủ mình hãy an phận bằng việc học tiếng Trung và làm một người vợ, người con dâu bình thường. Tuy nhiên, đó quả là điều không đơn giản. Học mãi, chị cũng chỉ giao tiếp được mấy câu thông thường đủ để chào hỏi. Vì thế trong suốt thời gian giam thân xứ người, chị không có người thân thiết để sẻ chia tâm sự. Tất cả cứ dồn ứ lại thành nhưng niềm u uẩn để cứ mỗi đêm trăng sáng, tiếng gió ngoài đồng nội rít lên từng cơn, chị lại tức tưởi khóc. Khóc cho thân phận mình bạc bẽo, lại trách mình nhẹ dạ và mù quáng.
Nỗi cô đơn, quạnh vắng đó chỉ tạm thời vơi đi khi một cán bộ Công an đem đến cho chị một đứa trẻ bị bỏ rơi trước cửa đồn Công an. Vì biết gia đình chị hiếm muộn, nên họ mới đem đến nhờ nuôi giúp, hàng tháng họ sẽ hỗ trợ thêm cho gia đình chị. Niềm vui làm mẹ đến với chị quá bất ngờ, chị đón đứa trẻ trên tay người cán bộ Công an nước bạn mà vẫn không thể tin rằng từ nay chị đã được làm mẹ. Dưới sự chăm bẵm của vợ chồng chị, đứa bé lớn rất nhanh và bụ bẫm. Tiếng bi bô con trẻ làm cho nỗi cô quạnh của chị vơi đi phần nào. Tuy nhiên, nỗi niềm khắc khoải về quê hương và những người thân không bao giờ vơi được trong chị. Việc duy nhất mà chị có thể làm lúc đó là dạy cho cậu con nuôi của mình học tiếng Việt. “Tôi dạy tiếng cho cháu, tôi muốn được nghe lại tiếng nước mình từ một người thứ hai”, chị Lan nói.
Hành trình trở về đất mẹ
Những tưởng cuộc đời mình kiếp này sẽ phải chôn vùi ở tận xứ người, nhưng may mắn đã đến với chị đó là lần chị tình cờ gặp được một người phụ nữ Việt cũng chung cảnh ngộ bị bán đi làm vợ xứ người như mình, nhưng vì được gia đình chồng tin tưởng, nên người phụ nữ ấy vẫn có thể tự do đi lại để đánh hàng qua biên giới Việt – Trung. Nắm được cơ hội này, chị năn nỉ người đàn bà ấy cho chị được theo về nước chỉ với một ước vọng cháy bỏng nhất: được gặp lại cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Thấu hiểu hoàn cảnh của chị, người đàn bà nọ đồng ý đưa chị về và dặn phải hết sức giữ bí mật, khi nào thuận lợi chị sẽ đưa về.
Niềm vui đến quá bất ngờ, chị cuống quýt chẳng biết phải làm gì. Ôm đứa con nuôi vào lòng, chị dặn dò cháu mấy câu rồi lén lút chuẩn bị đồ. Hôm sau, người đàn bà ấy thông báo với chị có thể xuất hành. Chị nhìn lại ngôi nhà mình đã gắn bó hơn 2 thập kỷ với biết bao nhiêu nỗi cô quạnh và nhung nhớ để trở về với đất mẹ. Sau 2 lần chuyển tàu, chị đặt chân về Việt Nam. Lần đường tìm được về quê nhà, nhưng tất cả đều lạ lẫm với chị. Hỏi những người xung quanh về tên bố mẹ mình, câu trả lời chị nhận được đều là những cái lắc đầu. Đang thất vọng, thì chị được một cụ già qua đường chỉ cho một căn nhà 2 tầng nằm bên cạnh quốc lộ khá khang trang, bảo đó là con gái bố mẹ chị, tên là Hợi. Ký ức ùa về, chị chạy nhanh về phía ngôi nhà ấy, mất một lúc bần thần chị mới cất lên được tiếng gọi: “Hợi ơi! Em ơi! Chị đây mà, chị Lan đây”. Một người đàn bà bước ra, thoáng chút ngỡ ngàng, rồi chạy thật nhanh đến ôm chầm lấy chị và cất tiếng nghẹn ngào: “Em biết mà, em biết chị vẫn còn sống. Bố mẹ cũng tin như thế”.
Góp thêm vào câu chuyện của chị mình, chị Hợi cho biết thêm: Ngày chị Lan đột ngột ra đi, rồi bặt tăm mấy ngày liền, nhiều người bảo rằng có lẽ chị đã bỏ mạng đâu đó, nhưng mẹ chị không tin như vậy. Gia đình cũng nhờ một thầy bói ở Thanh Hóa thử gọi hồn chị, nhưng thầy gọi mãi không được rồi phán chị chưa chết. Cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay, lời cuối cùng mà mẹ trăn trối lại: “Con Lan rồi nhất định nó sẽ về. Khi chị về, các con nhớ xây cho chị một ngôi nhà nho nhỏ trong vườn”. Tin tưởng ở ngày trở về của người chị thất lạc, nhưng cũng không ai dám chắc được chị có còn sống nữa không hay đã bỏ mạng nơi đâu, nếu quả thật thế thì ở nơi chín suối không có người hương khói, chăm lo chị càng khổ hạnh hơn, thế là, anh chị em trong nhà đành lập một bàn thờ nhỏ để tiện bề hương khói.
Tuy nhiên, có lẽ chính niềm tin đó đã giúp chị Lan có được sự may mắn và sức mạnh nội tâm để trở về quê hương. Nhìn lên bàn thờ cha mẹ, chị Lan bất chợt khóc nấc lên từng cơn. Chị nói: “Tôi có tội bất hiếu với cha mẹ. Khi sống để cha mẹ phải lo lắng, khi cha mẹ nguy kịch không thể chăm sóc lấy được một ngày”.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top