Với tổng mức đầu tư khoảng 550 triệu USD, Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với Thủ đô. Theo dự kiến, tuyến đường này sẽ được chạy thử vào quý 1/2015.
Tuy nhiên, sau gần 1 năm thi công, tiến độ triển khai của nhà thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc đã chậm gần 1 quý so với kế hoạch.
Về vấn đề này, trao đổi với PV, ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban QLDA Đường sắt, Cục Đường sắt (Bộ GTVT) cho rằng, nhanh chậm một chút không ảnh hưởng gì nhiều đến tiến độ dự án và phần chậm sẽ được thi công bù lại giai đoạn sau để kịp tiến độ vào quý 1/2015 như cam kết với Bộ GTVT và TP.Hà Nội.
Ông Lục cũng nói rõ, theo quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông phải hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, do các điều kiện triển khai của dự án nên thời gian được lùi vào năm 2015.
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), ông Lục cho biết, hiện nay GPMB chỉ còn vướng đoạn Hà Đông và hiện tại đang được quận Hà Đông tiến hành GPMB.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đầu tư từ nguồn vốn vay Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tuyến sẽ đi qua hồ Đống Đa, ngõ Thái Thịnh 1 tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được xây dựng với chiều dài 13km, gồm 12 nhà ga, có năng lực vận chuyển tối đa 28.000 khách/giờ/hướng, được coi là trục giao thông xương sống góp phần giải quyết căn bản bài toán giao thông từ nội đô ra cụm đô thị vệ tinh ở khu vực phía Đông Hà Nội.
Những hình ảnh thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông:
Dọc theo Hào Nam, các trụ bê tông chân đường sắt được quây lại, có nơi cây cối mọc um tùm
Những cột bê tông tại hồ Đống Đa đã được dựng lên từ nhiều năm nay đứng trơ gan giữa hồ
Đường Thái Thịnh, nơi đường sắt đô thị đi qua thi công gần chục năm nay ngổn ngang đất cát và phế liệu xây dựng...
Thậm chí, biến thành bãi đỗ xe
Bao hàng rào thép ra cả lòng đường khiến diện tích đường Nguyễn Trãi vào giờ cao điểm thường xuyên bị ùn tắc.
Tuy nhiên, sau gần 1 năm thi công, tiến độ triển khai của nhà thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc đã chậm gần 1 quý so với kế hoạch.
Về vấn đề này, trao đổi với PV, ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban QLDA Đường sắt, Cục Đường sắt (Bộ GTVT) cho rằng, nhanh chậm một chút không ảnh hưởng gì nhiều đến tiến độ dự án và phần chậm sẽ được thi công bù lại giai đoạn sau để kịp tiến độ vào quý 1/2015 như cam kết với Bộ GTVT và TP.Hà Nội.
Ông Lục cũng nói rõ, theo quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông phải hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, do các điều kiện triển khai của dự án nên thời gian được lùi vào năm 2015.
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), ông Lục cho biết, hiện nay GPMB chỉ còn vướng đoạn Hà Đông và hiện tại đang được quận Hà Đông tiến hành GPMB.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đầu tư từ nguồn vốn vay Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tuyến sẽ đi qua hồ Đống Đa, ngõ Thái Thịnh 1 tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc đường Nguyễn Trãi về Hà Đông.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được xây dựng với chiều dài 13km, gồm 12 nhà ga, có năng lực vận chuyển tối đa 28.000 khách/giờ/hướng, được coi là trục giao thông xương sống góp phần giải quyết căn bản bài toán giao thông từ nội đô ra cụm đô thị vệ tinh ở khu vực phía Đông Hà Nội.
Những hình ảnh thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông:
Dọc theo Hào Nam, các trụ bê tông chân đường sắt được quây lại, có nơi cây cối mọc um tùm
Những cột bê tông tại hồ Đống Đa đã được dựng lên từ nhiều năm nay đứng trơ gan giữa hồ
Đường Thái Thịnh, nơi đường sắt đô thị đi qua thi công gần chục năm nay ngổn ngang đất cát và phế liệu xây dựng...
Thậm chí, biến thành bãi đỗ xe
Bao hàng rào thép ra cả lòng đường khiến diện tích đường Nguyễn Trãi vào giờ cao điểm thường xuyên bị ùn tắc.