Thưa ông, các nhà khoa học trên thế giới đã tiếp nhận thông tin như thế nào về nghiên cứu này?
- Họ rất bất ngờ, lấy làm lạ là không hiểu tại sao nghiên cứu này lại được đăng trên một tạp chí chính thống của nước Mỹ, vì trước đó đã có nhiều ý kiến phản biện của giới khoa học. Nhiều nhà khoa học cho rằng, không thể tin được kết quả nghiên cứu này vì nó thiếu cơ sở khoa học.
Lãnh đạo Bộ NNPTNT kiểm tra ruộng ngô biến đổi gen trồng khảo nghiệm trên diện hẹp ở Việt Nam
Cụ thể về sự thiếu cơ sở khoa học là gì?
- Phải nói luôn là thiết kế thí nghiệm này chưa chuẩn. Mặc dù Gilles-Eric Séralini là một giáo sư có tiếng, song số lượng chuột tham gia nghiên cứu lần này quá ít (chỉ 200 con) so với một nghiên cứu khoa học đúng nghĩa. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, tác giả cũng không công bố được số liệu thô, vì thế không xử lý được thông tin một cách chính xác.
Hiện tác giả vẫn từ chối cung cấp số liệu thô, đây là vấn đề rất khó hiểu. Đặc biệt, theo các nhà khoa học, nguồn gốc của ngô đối chứng không rõ ràng. Các nguyên liệu ngô chuyển gen trong thí nghiệm được lấy từ Canada và một điều không rõ ràng là những người thực hiện thí nghiệm làm thế nào để xác định đối chứng không chuyển gen (isoline) là đúng của dòng ngô chuyển gen (NK603).
Việc sử dụng chuột trong nghiên cứu khoa học đó cũng thiếu khoa học, thưa ông?
- Các nghiên cứu độc tính với chuột cũng chỉ có thời gian tối đa khoảng 2 năm. Bản thân loài chuột được thí nghiệm, theo các nhà khoa học, vòng đời của giống chuột mà khi về già các khối u phát triển rất nhanh và sẽ chết, chứ chưa nói gì đến việc chúng ăn ngô biến đổi gen. Cần nói thêm, GS Gilles-Eric Séralini là người đã từng có những động thái chống lại việc phổ biến cây trồng biến đổi gen. Do đó, theo tôi việc bài báo được đăng tải mang ý nghĩa chính trị hơn là một nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Cá nhân ông đánh giá như thế nào về kết quả nghiên cứu của GS người Pháp?
- Như tôi đã nói ở trên, đứng ở góc độ khoa học thì đây là kết quả hoàn toàn không thể tin.
Việt Nam đang xem xét đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất đại trà, trong đó có các giống ngô. Liệu những kết quả thí nghiệm được công bố thiếu cơ sở khoa học như trên có ảnh hưởng đến lộ trình của chúng ta không, thưa ông?
- Tôi nghĩ là không. Bởi vì đã không có cơ sở khoa học thì không được thừa nhận. Hiện nay, chúng ta đã khảo nghiệm xong, kết quả đã trình Hội đồng khoa học của Bộ NNPTNT xem xét, thông qua. Sau đó, sẽ chuyển sang Bộ TNMT để Hội đồng khoa học An toàn sinh học đánh giá. Chúng ta đã đi chậm, bây giờ cũng không phải lúc bàn cãi là có trồng hay không trồng cây biến đổi gen nữa mà quan trọng là làm thế nào để đẩy nhanh lộ trình đưa cây trồng biến đổi gen vào trồng phổ biến, sử dụng tối đa lợi thế và hạn chế tối đa rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường.
Xin cảm ơn ông!
- Họ rất bất ngờ, lấy làm lạ là không hiểu tại sao nghiên cứu này lại được đăng trên một tạp chí chính thống của nước Mỹ, vì trước đó đã có nhiều ý kiến phản biện của giới khoa học. Nhiều nhà khoa học cho rằng, không thể tin được kết quả nghiên cứu này vì nó thiếu cơ sở khoa học.
Lãnh đạo Bộ NNPTNT kiểm tra ruộng ngô biến đổi gen trồng khảo nghiệm trên diện hẹp ở Việt Nam
Cụ thể về sự thiếu cơ sở khoa học là gì?
- Phải nói luôn là thiết kế thí nghiệm này chưa chuẩn. Mặc dù Gilles-Eric Séralini là một giáo sư có tiếng, song số lượng chuột tham gia nghiên cứu lần này quá ít (chỉ 200 con) so với một nghiên cứu khoa học đúng nghĩa. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, tác giả cũng không công bố được số liệu thô, vì thế không xử lý được thông tin một cách chính xác.
Theo PGS-TS Lê Huy Hàm, đến 2011 đã có 29 nước trồng cây biến đổi gen với 160 triệu ha. 30% diện tích ngô và 80% diện tích đậu tương trên thế giới là cây trồng biến đổi gen. |
Việc sử dụng chuột trong nghiên cứu khoa học đó cũng thiếu khoa học, thưa ông?
- Các nghiên cứu độc tính với chuột cũng chỉ có thời gian tối đa khoảng 2 năm. Bản thân loài chuột được thí nghiệm, theo các nhà khoa học, vòng đời của giống chuột mà khi về già các khối u phát triển rất nhanh và sẽ chết, chứ chưa nói gì đến việc chúng ăn ngô biến đổi gen. Cần nói thêm, GS Gilles-Eric Séralini là người đã từng có những động thái chống lại việc phổ biến cây trồng biến đổi gen. Do đó, theo tôi việc bài báo được đăng tải mang ý nghĩa chính trị hơn là một nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Cá nhân ông đánh giá như thế nào về kết quả nghiên cứu của GS người Pháp?
- Như tôi đã nói ở trên, đứng ở góc độ khoa học thì đây là kết quả hoàn toàn không thể tin.
Việt Nam đang xem xét đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất đại trà, trong đó có các giống ngô. Liệu những kết quả thí nghiệm được công bố thiếu cơ sở khoa học như trên có ảnh hưởng đến lộ trình của chúng ta không, thưa ông?
- Tôi nghĩ là không. Bởi vì đã không có cơ sở khoa học thì không được thừa nhận. Hiện nay, chúng ta đã khảo nghiệm xong, kết quả đã trình Hội đồng khoa học của Bộ NNPTNT xem xét, thông qua. Sau đó, sẽ chuyển sang Bộ TNMT để Hội đồng khoa học An toàn sinh học đánh giá. Chúng ta đã đi chậm, bây giờ cũng không phải lúc bàn cãi là có trồng hay không trồng cây biến đổi gen nữa mà quan trọng là làm thế nào để đẩy nhanh lộ trình đưa cây trồng biến đổi gen vào trồng phổ biến, sử dụng tối đa lợi thế và hạn chế tối đa rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường.
Xin cảm ơn ông!
Châu Âu sốc với kết quả nghiên cứu GMO Cơ quan châu Âu về an toàn thực phẩm (EFSA) đang gấp rút điều tra về kết quả nghiên cứu vừa công bố của nhà sinh học Pháp Gilles - Eric Séralini cho rằng tác hại của thực phẩm biến đổi gen (GMO) là sẽ gây các bệnh u bướu và giảm tuổi thọ. Sau khi thông tin nói trên được Hãng tin AFP công bố, dư luận Pháp cũng như toàn châu Âu đã hết sức ngỡ ngàng và sốc. Theo đó, một nhóm chuyên gia do GS Gilles-Eric Séralini (Đại học Caen, Pháp) lãnh đạo, đã tiến hành trong vòng 2 năm liền một cách bí mật, một nghiên cứu về tác động của ngô GMO NK603 (là sản phẩm của Hãng Monsanto được nhập vào châu Âu) và thuốc diệt cỏ Roundup lên chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm chuột ăn ngô biến đổi gen có tỷ lệ bị u, bướu (ảnh) cao gấp khoảng 2,5 lần và tỷ lệ tử vong cũng cao gấp khoảng 2,5 lần so với nhóm đối chứng ăn ngô thường. Chi phí cho nghiên cứu nói trên của Đại học Caen là hơn 3 triệu euro. Ngày 26.9, một bộ phim về nghiên cứu đặc biệt này, mang tên “Tous cobayes”, sẽ ra mắt công chúng, cùng với một cuốn sách do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Ngay sau khi kết quả nghiên cứu được công bố, Bỉ đã lập tức yêu cầu EFSA xem xét hồ sơ này và hứa hẹn sẽ sớm có các biện pháp xử lý. Ủy ban Châu Âu cũng đã tuyên bố ngừng xem xét yêu cầu gia hạn nhập khẩu hạt giống ngô GMO MON 810, trong khi chờ đợi ý kiến của EFSA về vấn đề này. Nghiên cứu của Đại học Caen, nếu được EFSA công nhận, sẽ lật ngược lại quan niệm cho rằng ngô GMO là vô hại. Nghiên cứu kéo dài 2 năm kể trên là một trường hợp hy hữu, vì cho đến nay, theo quy định của châu Âu, các nghiên cứu chứng minh tính vô hại của GMO đối với sức khỏe chỉ được tiến hành trong thời gian tối đa là 90 ngày. Tập đoàn Monsanto cho rằng, còn quá sớm để nói về nghiên cứu của Pháp vừa công bố. Bên cạnh đó, một hiệp hội chuyên gia ủng hộ GMO thì khẳng định, cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu đều cho thấy thực phẩm GMO vô hại. Hạ Anh Nhiều nhà khoa học quốc tế phản đối Nhiều nhà khoa học quốc tế đã lên tiếng trước bài báo của GS Gilles-Eric Séralini. GS David Spiegelhalter (Trường ĐH Cambridge, Anh) cho rằng, các phương pháp thí nghiệm, phân tích và báo cáo kết quả đều ở dưới ngưỡng tiêu chuẩn. “Tôi thực sự thấy ngạc nhiên vì bài báo được chấp nhận cho xuất bản” - ông nói. Còn GS Maurice Moloney - tân Giám đốc của Rothamsted Research (một tổ chức nghiên cứu nông nghiệp lớn và lâu đời nhất Anh Quốc) nhấn mạnh rằng, mặc dù bài viết này đã được xuất bản trên tạp chí có phản biện (peer-reviewed) với hệ số ảnh hưởng là 3, nhưng từ đầu đến cuối bài báo là những điều dị thường mà thông thường điều dị thường đó cần phải được góp ý và chỉnh sửa trong quá trình phản biện. Đối với một bài báo có những phát hiện quan trọng như vậy, sẽ là thỏa đáng hơn cho người đọc nếu số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê thông thường và cần được kiểm chứng bằng nhiều phép kiểm tra khác nhau trước khi đưa ra kết luận. Còn nhà khoa học Anthony Trewavas của Trường ĐH Edinburgh (Anh) cho biết, việc so sánh 20 con chuột đối chứng với 60 con chuột ăn ngô chuyển gen để đưa ra kết luận là khập khiễng. Về nguyên tắc, trong bất kỳ trường hợp so sánh nào, số lượng mẫu đối chứng cũng phải bằng với số lượng mẫu thử nghiệm. Nếu nhóm nghiên cứu của Séralini không có được số liệu bổ sung về số lượng chuột đối chứng thì các kết quả nghiên cứu không có giá trị. Nguyễn Hữu (tổng hợp) |