Chưa áp dụng biện pháp tố tụng
Hôm qua, điều tra viên Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 đã có buổi làm việc đầu tiên với ba quân nhân liên quan trong vụ này, gồm Nguyễn Văn Quang và hai người khác. Cả ba đều là chiến sĩ thuộc Trung đoàn 7, Quân đoàn 3. Quang khai nhận đã mua con voọc từ người dân địa phương. Sau đó, họ nhờ người này làm thịt con voọc tại lán trại của những quân nhân này. Theo đó, kẻ bán đồng thời là người làm thịt con voọc là thanh niên có những vết xăm trổ trên người mà Quang đã đưa lên Facebook của anh ta.
Cho đến nay, Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 chưa hề áp dụng bất kỳ một quyết định tố tụng nào đối với Nguyễn Văn Quang và các quân nhân trên. Theo một nguồn tin, với những thông tin ban đầu, lãnh đạo Quân đoàn đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác tìm hiểu toàn diện và thấu đáo vụ việc trước khi có những quyết định tiếp theo. Các quân nhân trên hiện đang được lưu tại trụ sở Trung đoàn 7 (An Khê, Gia Lai) để chờ làm rõ. Những thành viên của đoàn công tác tiếp tục thu thập những thông tin liên quan từ người trong cuộc và địa phương nơi xảy ra vụ việc.
Theo Quang, người có vết xăm trên tay là kẻ bán và giết voọc
Vụ giết voọc có xảy ra ở Kon Tum?
Trong một diễn biến khác, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã có những phát biểu khiến dư luận rất băn khoăn.
Chiều 20/7, khi làm việc với PV, ông Nguyễn Tấn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, khẳng định: Ngay sau khi biết thông tin về sự việc trên mạng, lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo ngay các Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra, làm rõ thông tin mà các phương tiện thông tin đã đưa. Tuy nhiên, đến chiều 20/7, theo báo cáo mà các đơn vị cơ sở gửi về thì chưa xác định được sự việc có phải xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum hay không. Hiện tại, cùng với việc chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tiếp tục rà soát địa bàn, ông Liêm cũng khẳng định nếu phát hiện đúng có sự việc thì sẽ kiên quyết làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ông Liêm cũng cho biết đến thời điểm hiện nay, chưa có tài liệu chính thức nào công bố là có voọc chà vá chân xám và những loài voọc khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ông nói: “Theo tôi được biết, cho đến nay chưa có một tài liệu khoa học nào công bố một cách cụ thể về sự phân bố, cũng như là số lượng quần thể, cá thể voọc chà vá chân xám cũng như là một vài loài voọc khác ở trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tất cả thông tin có liên quan đến sự phân bố của voọc chà vá chân xám trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho đến bây giờ cũng chỉ là những phỏng đoán cũng như là suy đoán của các nhà khoa học”.
Lo hơn cả vụ giết voọc
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, vào cuối năm 2008, đại diện Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp của Hội Động vật (FranFurt CHLB Đức) cho biết họ đã phát hiện 150 cá thể voọc chà vá chân xám tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.
Còn tại huyện Sa Thầy, nơi xảy ra “nghi án” giết voọc, ông Đào Xuân Thủy, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Mom Ray, cho biết từ tháng 3 đến tháng 11/2010, đoàn cán bộ của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tiến hành khảo sát và sơ bộ đánh giá tại đây còn khoảng 10 đến 12 đàn voọc chà vá. Trung bình mỗi đàn có 8-10 con. Điều rất đáng chú ý là ở đây tồn tại cả ba loài voọc có tại nước ta là chà vá chân xám, chà vá chân đen và chà vá chân nâu.
Phát biểu của ông chi cục trưởng tỏ ra rất mâu thuẫn với thông tin từ các nhà khoa học. Điều đó xem ra còn đáng quan tâm hơn cả vụ giết voọc, nhất là khi voọc chà vá chân xám được đánh giá là một trong những loài linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hôm qua, điều tra viên Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 đã có buổi làm việc đầu tiên với ba quân nhân liên quan trong vụ này, gồm Nguyễn Văn Quang và hai người khác. Cả ba đều là chiến sĩ thuộc Trung đoàn 7, Quân đoàn 3. Quang khai nhận đã mua con voọc từ người dân địa phương. Sau đó, họ nhờ người này làm thịt con voọc tại lán trại của những quân nhân này. Theo đó, kẻ bán đồng thời là người làm thịt con voọc là thanh niên có những vết xăm trổ trên người mà Quang đã đưa lên Facebook của anh ta.
Cho đến nay, Cơ quan Điều tra hình sự Quân đoàn 3 chưa hề áp dụng bất kỳ một quyết định tố tụng nào đối với Nguyễn Văn Quang và các quân nhân trên. Theo một nguồn tin, với những thông tin ban đầu, lãnh đạo Quân đoàn đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác tìm hiểu toàn diện và thấu đáo vụ việc trước khi có những quyết định tiếp theo. Các quân nhân trên hiện đang được lưu tại trụ sở Trung đoàn 7 (An Khê, Gia Lai) để chờ làm rõ. Những thành viên của đoàn công tác tiếp tục thu thập những thông tin liên quan từ người trong cuộc và địa phương nơi xảy ra vụ việc.
Theo Quang, người có vết xăm trên tay là kẻ bán và giết voọc
Vụ giết voọc có xảy ra ở Kon Tum?
Trong một diễn biến khác, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã có những phát biểu khiến dư luận rất băn khoăn.
Chiều 20/7, khi làm việc với PV, ông Nguyễn Tấn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, khẳng định: Ngay sau khi biết thông tin về sự việc trên mạng, lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo ngay các Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra, làm rõ thông tin mà các phương tiện thông tin đã đưa. Tuy nhiên, đến chiều 20/7, theo báo cáo mà các đơn vị cơ sở gửi về thì chưa xác định được sự việc có phải xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum hay không. Hiện tại, cùng với việc chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tiếp tục rà soát địa bàn, ông Liêm cũng khẳng định nếu phát hiện đúng có sự việc thì sẽ kiên quyết làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ông Liêm cũng cho biết đến thời điểm hiện nay, chưa có tài liệu chính thức nào công bố là có voọc chà vá chân xám và những loài voọc khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ông nói: “Theo tôi được biết, cho đến nay chưa có một tài liệu khoa học nào công bố một cách cụ thể về sự phân bố, cũng như là số lượng quần thể, cá thể voọc chà vá chân xám cũng như là một vài loài voọc khác ở trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tất cả thông tin có liên quan đến sự phân bố của voọc chà vá chân xám trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho đến bây giờ cũng chỉ là những phỏng đoán cũng như là suy đoán của các nhà khoa học”.
Lo hơn cả vụ giết voọc
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, vào cuối năm 2008, đại diện Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp của Hội Động vật (FranFurt CHLB Đức) cho biết họ đã phát hiện 150 cá thể voọc chà vá chân xám tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum.
Còn tại huyện Sa Thầy, nơi xảy ra “nghi án” giết voọc, ông Đào Xuân Thủy, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Mom Ray, cho biết từ tháng 3 đến tháng 11/2010, đoàn cán bộ của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã tiến hành khảo sát và sơ bộ đánh giá tại đây còn khoảng 10 đến 12 đàn voọc chà vá. Trung bình mỗi đàn có 8-10 con. Điều rất đáng chú ý là ở đây tồn tại cả ba loài voọc có tại nước ta là chà vá chân xám, chà vá chân đen và chà vá chân nâu.
Phát biểu của ông chi cục trưởng tỏ ra rất mâu thuẫn với thông tin từ các nhà khoa học. Điều đó xem ra còn đáng quan tâm hơn cả vụ giết voọc, nhất là khi voọc chà vá chân xám được đánh giá là một trong những loài linh trưởng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Chiều 20/7, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng), cho biết đã nhận được thông tin về sự việc hai cá thể voọc bị giết hại dã man, tung lên mạng và yêu cầu Quân đoàn 3 rà soát lại thông tin rồi báo cáo lên Bộ Quốc phòng. “Sự việc sẽ được làm sáng tỏ… Đây là sự việc nghiêm trọng nên sẽ phải điều tra kỹ càng. Theo nguyên tắc, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, theo điều lệnh của quân đội và pháp luật. Theo trình tự, Quân đoàn 3 sẽ phải báo cáo toàn bộ vụ việc cho Bộ Quốc phòng. Đến thời điểm này, Bộ chưa nhận được báo cáo về sự việc này” - ông Tuấn nói. |