thetvbytesoft
Member
Khái niệm và đặc tính của blockchain
Khái niệm Blockchain (chuỗi khối) thường được tiếp cận trên 3 khía cạnh khác nhau. Trước hết, xét trên khía cạnh kinh tế, blockchain được hiểu là một cuốn sổ cái có thể chia sẻ, bảo mật và có khả năng chống ăn cắp thông tin, trong đó ghi chép lại tất cả những giao dịch tài sản phát sinh giữa các bên tham gia trong một mạng ngang hàng cá nhân (đơn giản bao gồm các máy tính kết nối mạng). Xét trên khía cạnh công nghệ, blockchain được coi là một giải pháp đảm bảo an toàn cho các giao dịch thực hiện nhờ biện pháp mã hóa bất biến các giao dịch tài sản đã được thực hiện. Còn xét trên khía cạnh xã hội, blockchain giúp tạo dựng niềm tin cho các bên tham gia giao dịch thông qua một mạng lưới phi tập trung.
Xem thêm: Blockchain 1.0
Xem thêm: Ứng dụng Blockchain
Trường hợp đầu tiên sử dụng công nghệ blockchain trên thế giới đó là Bitcoin. Đây là một đồng tiền sử dụng công nghệ mã hóa phi tập trung tuân theo các đặc tính của công nghệ blockchain và được coi là công nghệ blockchain thế hệ 1.0. Công nghệ 1.0 đơn thuần mới chỉ dừng lại ở chức năng chuyển giao tài sản và giao dịch, trong đó tập trung vào thực hiện chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số với sự phát triển của một loạt các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Littlecoin, Dogecoin,… Tuy nhiên, hiện nay, blockchain đã phát triển đến thế hệ 2.0, trong đó công nghệ blockchain đã được phát triển dưới dạng hợp đồng thông minh và ứng dụng trong một loạt các lĩnh vực như các giao dịch cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu, nhận dạng,…
Xem thêm: Blockchain 2.0
Công nghệ blockchain được sinh ra nhằm giải quyết một phần những vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin như vấn đề về bảo mật, tốc độ giao dịch, tính minh bạch nhờ những đặc tính riêng có của nó. Đặc tính quan trọng đầu tiên đó là tính đồng sở hữu. Blockchain được tạo ra trên cơ sở mạng lưới ngang hàng, không có ai là sở hữu duy nhất giống như một “máy chủ” theo công nghệ hiện tại mà tất cả đều đóng vai trò như nhau, cơ sở lưu trữ dữ liệu phân tán ở các máy tính ngang hàng nên ai cũng có quyền truy cập như nhau, nhờ vậy đảm bảo tính công bằng và giảm thiểu rủi ro tối đa trong trường hợp bị tấn công mạng.
Blockchain còn là hình thức lưu trữ minh bạch tuyệt đối mà mọi cá nhân tham gia đều có quyền truy cập phiên bản đầy đủ. Một khi đã được cập nhật, nó không thể bị thay đổi hoặc xáo trộn mà chỉ có thể bổ sung, và quá trình cập nhật diễn ra đồng thời trên tất cả máy tính trong mạng lưới. Ngoài ra, do tất cả các bên tham gia mạng lưới đều đồng thuận trong việc cùng xác minh các dữ liệu đã được ghi nhận nên sẽ giúp gia tăng tính chuẩn xác của các giao dịch thực hiện thông qua cơ chế này.
Một ưu điểm nữa là do không cần đến một hệ thống trung gian phức tạp cồng kềnh mà sử dụng luôn tài nguyên của các máy tính tham gia mạng lưới nên giao dịch dựa trên công nghệ blockchain có được ưu điểm là tốc độ vận hành rất cao, trong khi áp dụng với giá thành rẻ, không mất chi phí xây dựng bảo trì vận hành hệ thống.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ Blockchain với những đặc tính nổi bật như đã trình bày ở trên có thể giúp các ngân hàng giải quyết những thách thức lớn trong quá trình hoạt động, cụ thể như sau:
Đối với hoạt động định danh khách hàng (KYC – Know your customer): Trong hệ thống định danh khách hàng hiện tại, các ngân hàng thường phải mất khá nhiều thời gian và chi phí để tiến hành thực hiện công việc này. Cụ thể, một ngân hàng thông thường phải mất từ 30 – 50 ngày để hoàn tất việc định danh, xác nhận và lưu lại thông tin của một khách hàng đến giao dịch. Điều này làm trì hoãn đáng kể đến các giao dịch kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, theo thống kê của Reuters, một ngân hàng trung bình cũng thường phải chi khoảng 40 triệu bảng một năm cho hoạt động định danh khách hàng. Tuy nhiên, điều bất tiện hơn cả đó là một khách hàng khi tiến hành giao dịch tại nhiều ngân hàng khác nhau có thể mất nhiều lần tiến hành định danh, tạo ra sự lãng phí lớn về nguồn lực thời gian và tiền bạc.
Trong khi đó, nếu sử dụng công nghệ blockchain, khi một ngân hàng định danh khách hàng và lưu lại thông tin trên hệ thống blockchain, thông tin này sẽ được lưu giữ bảo mật, an toàn và có thể tiếp tục được khai thác từ những ngân hàng hay các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ khác (ví dụ như các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cho thuê ô tô, các bên cung cấp dịch vụ cho vay,…) mà không tốn thêm thời gian và chi phí cho việc định danh lần nữa. Ngoài ra, khi lưu trữ trên blockchain, những dữ liệu cá nhân này được đảm bảo xác thực thông tin và không có nguy cơ bị đánh cắp hay sửa đổi dữ liệu.
Đối với hoạt động thanh toán: Thanh toán giữa hai chủ thể thường qua một bên trung gian thứ 3 (ví dụ như hệ thống Paypal, western union, thẻ tín dụng,…). Điều này làm phát sinh thêm chi phí cũng như một số hạn chế về mặt thời gian, tốc độ,… Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ blockchain có thể giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại. Trước hết, do không thông qua một đơn vị trung gian tập trung, việc thanh toán có thể diễn ra trong một thời gian nhanh chóng với chi phí tối thiểu. Việc thanh toán cũng có thể diễn ra liên tục ngày cũng như đêm, hoàn toàn không bị chi phối bởi yếu tố địa lý hay khoảng cách.
Giảm bớt nguy cơ lừa đảo và tội phạm công nghệ: Trong hệ thống tài chính vận hành trên nền tảng công nghệ cũ, hầu hết các dữ liệu thông tin của hệ thống ngân hàng được lưu trữ trên một máy chủ tập trung và đây sẽ là đối tượng nhắm đến dễ dàng đối với các tội phạm công nghệ. Trong khi đó, nếu ứng dụng công nghệ blockchain, việc lưu trữ dữ liệu phân tán khiến giảm thiểu tối đa nguy cơ tấn công từ các hackers.
Ngoài ra, với đặc tính là một quyển sổ cái lưu giữ thông tin khó có thể bị sửa chữa nên bất kỳ một giao dịch nào đã được lưu trữ trên hệ thống blockchain (ví dụ như bất kỳ hoạt động thanh toán, chuyển tiền, cho vay,…) sẽ không thể bị thâm nhập và sửa chữa mà không để lại dấu vết. Điều này giúp giảm thiểu tối đa tình trạng lừa đảo, cũng như có thể dễ dàng truy xuất các hoạt động phi pháp như rửa tiền hay tài trợ khủng bố,…
Trong thực tiễn thời gian vừa qua, có nhiều ứng dụng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain đã được xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm, nổi bật nhất là hệ thống thanh toán Ripple và hệ thống định danh người dùng KYC.
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain
Ripple là giao thức thanh toán đồng thời cũng là một đồng tiền thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ blockchain với những đặc trưng cơ bản đó là mã nguồn mở, tính bất biến của hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế đồng thuận phi tập trung. Được phát hành vào năm 2012, Ripple nhằm mục đích cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán trên toàn cầu một cách an toàn, nhanh chóng và với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với các giao dịch thanh toán truyền thống.
Việc áp dụng Ripple mang lại nhiều lợi ích đối với hệ thống ngân hàng. Trước hết, việc ứng dụng công nghệ sổ cái sẽ giúp ghi lại mọi giao dịch thanh toán một cách trung thực, từ đó hạn chế rủi ro thanh toán ở mức thấp nhất. Thứ hai, với việc ứng dụng cơ chế thanh toán trung gian XRP, hệ thống thanh toán này sẽ giúp quá trình thanh khoản diễn ra linh hoạt hơn trên toàn cầu. Cuối cùng, việc ứng dụng hệ thống thanh toán mới sẽ giúp các ngân hàng tiết giảm được khá nhiều chi phí giao dịch cũng như giảm thiểu thời gian trong quá trình thanh toán.
Trên thế giới, ứng dụng Ripple đang nhận được sự quan tâm khá nhiều từ các ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, đánh giá tính khả thi của ứng dụng mới này. Hiện tại, 47 ngân hàng tại Nhật Bản đã áp dụng Ripple trong hoạt động giao dịch thanh toán liên ngân hàng; Ngân hàng quốc gia Abu Dhabi bắt đầu sử dụng công nghệ này cho một số giao dịch, đặc biệt đối với các giao dịch xuyên biên giới; 30 ngân hàng, trong đó có 15 ngân hàng thuộc nhóm 50 ngân hàng lớn nhất trên thế giới cũng đang triển khai những nghiên cứu thử nghiệm tích hợp ứng dụng này trong hoạt động thanh toán; ngân hàng BBVA sử dụng công nghệ blockchain trong các giao dịch chuyển tiền giữa Tây Ban Nha và Mê hi cô;…
Khái niệm Blockchain (chuỗi khối) thường được tiếp cận trên 3 khía cạnh khác nhau. Trước hết, xét trên khía cạnh kinh tế, blockchain được hiểu là một cuốn sổ cái có thể chia sẻ, bảo mật và có khả năng chống ăn cắp thông tin, trong đó ghi chép lại tất cả những giao dịch tài sản phát sinh giữa các bên tham gia trong một mạng ngang hàng cá nhân (đơn giản bao gồm các máy tính kết nối mạng). Xét trên khía cạnh công nghệ, blockchain được coi là một giải pháp đảm bảo an toàn cho các giao dịch thực hiện nhờ biện pháp mã hóa bất biến các giao dịch tài sản đã được thực hiện. Còn xét trên khía cạnh xã hội, blockchain giúp tạo dựng niềm tin cho các bên tham gia giao dịch thông qua một mạng lưới phi tập trung.
Xem thêm: Blockchain 1.0
Xem thêm: Ứng dụng Blockchain
Trường hợp đầu tiên sử dụng công nghệ blockchain trên thế giới đó là Bitcoin. Đây là một đồng tiền sử dụng công nghệ mã hóa phi tập trung tuân theo các đặc tính của công nghệ blockchain và được coi là công nghệ blockchain thế hệ 1.0. Công nghệ 1.0 đơn thuần mới chỉ dừng lại ở chức năng chuyển giao tài sản và giao dịch, trong đó tập trung vào thực hiện chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số với sự phát triển của một loạt các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Littlecoin, Dogecoin,… Tuy nhiên, hiện nay, blockchain đã phát triển đến thế hệ 2.0, trong đó công nghệ blockchain đã được phát triển dưới dạng hợp đồng thông minh và ứng dụng trong một loạt các lĩnh vực như các giao dịch cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu, nhận dạng,…
Xem thêm: Blockchain 2.0
Công nghệ blockchain được sinh ra nhằm giải quyết một phần những vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin như vấn đề về bảo mật, tốc độ giao dịch, tính minh bạch nhờ những đặc tính riêng có của nó. Đặc tính quan trọng đầu tiên đó là tính đồng sở hữu. Blockchain được tạo ra trên cơ sở mạng lưới ngang hàng, không có ai là sở hữu duy nhất giống như một “máy chủ” theo công nghệ hiện tại mà tất cả đều đóng vai trò như nhau, cơ sở lưu trữ dữ liệu phân tán ở các máy tính ngang hàng nên ai cũng có quyền truy cập như nhau, nhờ vậy đảm bảo tính công bằng và giảm thiểu rủi ro tối đa trong trường hợp bị tấn công mạng.
Blockchain còn là hình thức lưu trữ minh bạch tuyệt đối mà mọi cá nhân tham gia đều có quyền truy cập phiên bản đầy đủ. Một khi đã được cập nhật, nó không thể bị thay đổi hoặc xáo trộn mà chỉ có thể bổ sung, và quá trình cập nhật diễn ra đồng thời trên tất cả máy tính trong mạng lưới. Ngoài ra, do tất cả các bên tham gia mạng lưới đều đồng thuận trong việc cùng xác minh các dữ liệu đã được ghi nhận nên sẽ giúp gia tăng tính chuẩn xác của các giao dịch thực hiện thông qua cơ chế này.
Một ưu điểm nữa là do không cần đến một hệ thống trung gian phức tạp cồng kềnh mà sử dụng luôn tài nguyên của các máy tính tham gia mạng lưới nên giao dịch dựa trên công nghệ blockchain có được ưu điểm là tốc độ vận hành rất cao, trong khi áp dụng với giá thành rẻ, không mất chi phí xây dựng bảo trì vận hành hệ thống.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng
Công nghệ Blockchain với những đặc tính nổi bật như đã trình bày ở trên có thể giúp các ngân hàng giải quyết những thách thức lớn trong quá trình hoạt động, cụ thể như sau:
Đối với hoạt động định danh khách hàng (KYC – Know your customer): Trong hệ thống định danh khách hàng hiện tại, các ngân hàng thường phải mất khá nhiều thời gian và chi phí để tiến hành thực hiện công việc này. Cụ thể, một ngân hàng thông thường phải mất từ 30 – 50 ngày để hoàn tất việc định danh, xác nhận và lưu lại thông tin của một khách hàng đến giao dịch. Điều này làm trì hoãn đáng kể đến các giao dịch kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, theo thống kê của Reuters, một ngân hàng trung bình cũng thường phải chi khoảng 40 triệu bảng một năm cho hoạt động định danh khách hàng. Tuy nhiên, điều bất tiện hơn cả đó là một khách hàng khi tiến hành giao dịch tại nhiều ngân hàng khác nhau có thể mất nhiều lần tiến hành định danh, tạo ra sự lãng phí lớn về nguồn lực thời gian và tiền bạc.
Trong khi đó, nếu sử dụng công nghệ blockchain, khi một ngân hàng định danh khách hàng và lưu lại thông tin trên hệ thống blockchain, thông tin này sẽ được lưu giữ bảo mật, an toàn và có thể tiếp tục được khai thác từ những ngân hàng hay các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ khác (ví dụ như các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cho thuê ô tô, các bên cung cấp dịch vụ cho vay,…) mà không tốn thêm thời gian và chi phí cho việc định danh lần nữa. Ngoài ra, khi lưu trữ trên blockchain, những dữ liệu cá nhân này được đảm bảo xác thực thông tin và không có nguy cơ bị đánh cắp hay sửa đổi dữ liệu.
Đối với hoạt động thanh toán: Thanh toán giữa hai chủ thể thường qua một bên trung gian thứ 3 (ví dụ như hệ thống Paypal, western union, thẻ tín dụng,…). Điều này làm phát sinh thêm chi phí cũng như một số hạn chế về mặt thời gian, tốc độ,… Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ blockchain có thể giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại. Trước hết, do không thông qua một đơn vị trung gian tập trung, việc thanh toán có thể diễn ra trong một thời gian nhanh chóng với chi phí tối thiểu. Việc thanh toán cũng có thể diễn ra liên tục ngày cũng như đêm, hoàn toàn không bị chi phối bởi yếu tố địa lý hay khoảng cách.
Giảm bớt nguy cơ lừa đảo và tội phạm công nghệ: Trong hệ thống tài chính vận hành trên nền tảng công nghệ cũ, hầu hết các dữ liệu thông tin của hệ thống ngân hàng được lưu trữ trên một máy chủ tập trung và đây sẽ là đối tượng nhắm đến dễ dàng đối với các tội phạm công nghệ. Trong khi đó, nếu ứng dụng công nghệ blockchain, việc lưu trữ dữ liệu phân tán khiến giảm thiểu tối đa nguy cơ tấn công từ các hackers.
Ngoài ra, với đặc tính là một quyển sổ cái lưu giữ thông tin khó có thể bị sửa chữa nên bất kỳ một giao dịch nào đã được lưu trữ trên hệ thống blockchain (ví dụ như bất kỳ hoạt động thanh toán, chuyển tiền, cho vay,…) sẽ không thể bị thâm nhập và sửa chữa mà không để lại dấu vết. Điều này giúp giảm thiểu tối đa tình trạng lừa đảo, cũng như có thể dễ dàng truy xuất các hoạt động phi pháp như rửa tiền hay tài trợ khủng bố,…
Trong thực tiễn thời gian vừa qua, có nhiều ứng dụng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain đã được xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm, nổi bật nhất là hệ thống thanh toán Ripple và hệ thống định danh người dùng KYC.
Hệ thống thanh toán liên ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain
Ripple là giao thức thanh toán đồng thời cũng là một đồng tiền thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ blockchain với những đặc trưng cơ bản đó là mã nguồn mở, tính bất biến của hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế đồng thuận phi tập trung. Được phát hành vào năm 2012, Ripple nhằm mục đích cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán trên toàn cầu một cách an toàn, nhanh chóng và với mức chi phí thấp hơn rất nhiều so với các giao dịch thanh toán truyền thống.
Việc áp dụng Ripple mang lại nhiều lợi ích đối với hệ thống ngân hàng. Trước hết, việc ứng dụng công nghệ sổ cái sẽ giúp ghi lại mọi giao dịch thanh toán một cách trung thực, từ đó hạn chế rủi ro thanh toán ở mức thấp nhất. Thứ hai, với việc ứng dụng cơ chế thanh toán trung gian XRP, hệ thống thanh toán này sẽ giúp quá trình thanh khoản diễn ra linh hoạt hơn trên toàn cầu. Cuối cùng, việc ứng dụng hệ thống thanh toán mới sẽ giúp các ngân hàng tiết giảm được khá nhiều chi phí giao dịch cũng như giảm thiểu thời gian trong quá trình thanh toán.
Trên thế giới, ứng dụng Ripple đang nhận được sự quan tâm khá nhiều từ các ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, đánh giá tính khả thi của ứng dụng mới này. Hiện tại, 47 ngân hàng tại Nhật Bản đã áp dụng Ripple trong hoạt động giao dịch thanh toán liên ngân hàng; Ngân hàng quốc gia Abu Dhabi bắt đầu sử dụng công nghệ này cho một số giao dịch, đặc biệt đối với các giao dịch xuyên biên giới; 30 ngân hàng, trong đó có 15 ngân hàng thuộc nhóm 50 ngân hàng lớn nhất trên thế giới cũng đang triển khai những nghiên cứu thử nghiệm tích hợp ứng dụng này trong hoạt động thanh toán; ngân hàng BBVA sử dụng công nghệ blockchain trong các giao dịch chuyển tiền giữa Tây Ban Nha và Mê hi cô;…