• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

cherrylyn

New Member
Một số câu hỏi quản trị hệ thống thường gặp sau sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn xin việc
Song song với quản trị mạng thì quản trị hệ thống ngày càng cần nhiều nguồn nhân lực chất lượng, vậy nên quản trị hệ thống luôn là công việc hấp dẫn và có nhiều đất cho các bạn sinh viên. Câu chuyện ở đây là các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm, kiến thức về cách mà hệ thống của họ vận hành trước khi ứng viên được nhận, trong khi nếu chỉ học trên trường, bạn gần như không thể ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của họ. Vậy, bài toán này nên được giải quyết như thế nào?
Một điều chắc chắn là các bạn phải chuẩn bị cho mình các kiến thức nền tảng thật vững chắc trước, từ những kiến thức đó, cho dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, các bạn cũng sẽ dễ dàng cho nhà tuyển dụng thấy tiềm năng ở bạn. Ngoài ra, kỹ năng trong việc trình bày vấn đề cũng sẽ giúp bạn ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng
Để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn, mời bạn tham khảo các câu hỏi phỏng vấn thường gặp sau đây để hệ thống lại kiến thức cũng như có những sự chuẩn bị kỹ càng hơn để có buổi phỏng vấn tốt nhất.
Nói sơ qua về công việc của một nhân viên quản trị hệ thống, công việc của một quản trị viên hệ thống có trách nhiệm quản lý một môi trường máy tính. Bao gồm việc cài đặt và cấu hình hệ thống phần cứng và phần mềm, lập và quản lý tài khoản người dùng, nâng cấp phần mềm và thực hiện sao lưu dữ liệu, giám sát hệ thống an ninh, cập nhật, rà soát, cấu hình bảo mật hệ thống. Ngăn chặn các cuộc tấn công ngoài mong muốn từ mạng LAN cũng như Internet…
Có thể liệt kê một số các công việc thường gặp nhất của người quản trị hệ thống như sau:
· Quản lý Active Directory (thêm và cấu hình máy trạm mới và thiết lập tài khoản người dùng để cung cấp quyền trên thư mục, tệp tin)
· Cài đặt và cập nhật phần mềm
· Nâng cấp và vá lỗi hệ điều hành, phần mềm
· Ngăn ngừa sự lây lan của virus và các chương trình độc hại
· Phân bổ không gian lưu trữ của những người dùng
· Rà soát hệ thống và nhật ký hoạt động của tài khoản và Server
· Quản trị hệ thống an ninh
· Sao lưu và phục hồi dữ liệu
· Giám sát và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống
Trước khi phải đối mặt với bất kỳ cuộc phỏng vấn cho vị trí quản trị hệ thống, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ kiến ​​thức về các công nghệ này như:
Các khái niệm mạng cơ bản:
· Kỹ thuật truyền dữ liệu và kỹ thuật truyền dẫn
· Nguyên tắc cơ bản của mô hình OSI và TCP/ IP
· Các lớp địa chỉ IP
· IP subnetting
· Cơ bản IPv6
· Khái niệm cơ bản của Switch
Các chức năng Server Microsoft:
· Active Directory Domain Controller (Read only DC, DC Child)
· Active Directory Domain Services
· DHCP Server
· DNS
· File and print server
· Máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu
· Windows Deployment Services (WDS)
· Quản lý Group Policy
· Quản lý Registry
· Hyper-V
· Lập lịch trình công việc (Backup, AD DS Backup)
· Các tính năng cân bằng tải như High Availability (Failover Clustering, Network Load Balancing)
Một số câu hỏi phỏng vấn hàng đầu cho một quản trị hệ thống (Microsoft):
1. Active Directory là gì?
A: Active Directory là một dịch vụ cung cấp điều khiển tập trung cho quản trị mạng và an ninh. Máy chủ cấu hình dịch vụ Active Directory được gọi là Domain Controller. Active Directory lưu trữ tất cả các thông tin và các thiết lập, cho phép các quản trị viên cấp, gán các chính sách và triển khai cài đặt, cập nhật các phần mềm.
2. Domain là gì?
A: Một domain được định nghĩa là một nhóm logic của các đối tượng mạng (máy tính, người dùng, thiết bị) mà chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu Active Directory. Một cây có thể có nhiều tên miền.
3. Domain Controller là gì?
A: Domain Controller (DC) hoặc bộ điều khiển miền mạng là một hệ thống máy tính dựa trên Windows được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu tài khoản người dùng trong một cơ sở dữ liệu trung tâm. Nó là trung tâm của các dịch vụ Active Directory Windows xác thực người dùng, lưu trữ thông tin tài khoản người dùng và thực thi các chính sách bảo mật.
Domain Controller cho phép các quản trị viên hệ thống cấp hoặc từ chối người dùng truy cập vào tài nguyên hệ thống, chẳng hạn như máy in, tài liệu, thư mục, các vị trí mạng, vv, thông qua tên người dùng và mật khẩu duy nhất.
4. Group Policy là gì?
A: Group Policy cho phép bạn thực hiện các cấu hình cụ thể cho người sử dụng và máy tính. Thiết lập Group Policy triển khai trên các đối tượng Group Policy (GPO), chúng được liên kết tới các đối tượng trong Active Directory như: Site, Domain, hoặc các đơn vị tổ chức (OU).
Ví dụ: Bạn muốn thiết lập tất cả các máy tính trong mạng không cho phép truy nhập vào Control Panel; Cài đặt tự động cho các máy tính thuộc phòng Kinhdoanh…
5. GPO (Group Policy Objects) là gì?
A: Group Policy (GPO) là một tập các thiết lập kiểm soát môi trường làm việc của tài khoản người dùng và tài khoản máy tính. Có hai loại đối tượng Group Policy:
* Local Group Policy là đối tượng được lưu trữ trên máy tính cá nhân.
* Domain Group Policy, được lưu trữ trên một domain controller, chỉ sẵn có trong môi trường Active Directory.
6. LDAP là gì?
A: LDAP (Light-Weight Directory Access Protocol) là giao thức tiêu chuẩn của ngành công nghiệp, dùng để đặt tên các đối tượng trong DC, để Active Directory được truy cập rộng rãi, quản lý và truy vấn các ứng dụng theo chuẩn. Active Directory hỗ trợ LDAPv2 và LDAPv3.
7. Cơ sở dữ liệu AD được lưu trữ ở đâu?
A: Cơ sở dữ liệu AD được lưu trữ trong C:\Windows\NTDS\NTDS.***.
8. Thư mục SYSVOL là gì?
A: Thư mục SYSVOL là bản sao của các tập tin trên máy chủ được chia sẽ công cộng để người dùng trong Domain có thể truy cập và quy vấn.
9. Khi nào chúng ta sử dụng WDS (Windows Deployment Services)?
A: Windows Deployment Services là một vai trò của máy chủ được sử dụng để triển khai tính năng mới của Windows từ xa.
10. DNS là gì và cổng được sử dụng bởi DNS?
A: Hệ thống tên miền (DNS) được sử dụng để phân giải tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại.
Các máy chủ DNS sử dụng UDP port 53 nhưng truy vấn DNS cũng có thể sử dụng cổng TCP 53 giữa các Server lẫn nhau khi truyền các bản ghi.
11. Máy chủ Email là gì và các cổng?
A: Email server có thể có hai loại:
Incoming Mail Server (POP3, IMAP, HTTP)
Các máy chủ thư đến là các máy chủ liên kết với một tài khoản địa chỉ email. Không thể có nhiều hơn một máy chủ thư đến cho một tài khoản email. Để tải về các email của bạn, bạn phải có cài đặt đúng cấu hình trong chương trình ứng dụng email của bạn.
Outgoing Mail Server (SMTP)
Hầu hết các máy chủ thư đi sử dụng SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) để gửi email. Các máy chủ thư đi có thể thuộc về ISP của bạn hoặc máy chủ mà bạn thiết lập tài khoản email của bạn.
Các cổng email chính là:
· POP3 – cổng 110
· IMAP – port 143
· SMTP – cổng 25
· HTTP – cổng 80
· SMTP Secure (SSMTP) – cổng 465
· IMAP Secure (IMAP4-SSL) – cổng 585
· IMAP4 trên SSL (IMAPS) – cổng 993
· POP3 bảo mật (SSL-POP) – cổng 995
Chúng tôi cũng muốn đề cập đến các câu hỏi cho vị trí quản trị viên hệ thống Linux vì nhận thấy lĩnh vực này hiện nay đang nở rộ. Linux là hệ điều hành mở, miễn phí, an toàn và bảo mật vì vậy mà số lượng doanh nghiệp sử dụng Linux ngày càng lớn. Theo nhiều báo cáo khác nhau, thị trường việc làm cho ngành công nghệ thông tin liên quan đến hệ thống mã nguồn mở và hệ điều hành Linux rất phong phú. Do việc gia tăng sử dụng phần mềm mã nguồn mở của các đại gia công nghệ, đặc biệt là sự kiện Microsoft đã bắt tay để hệ điều hành Windows có thể sống chung với Linux, dẫn tới thị trường cần rất nhiều nhân viên quản trị hệ thống Linux và nhân viên phát triển và vận hành hệ thống (DevOps). Phạm vi câu hỏi cho các ứng viên kéo dài từ phần Linux cơ bản cho đến các câu hỏi liên quan đến mạng máy tính, DevOps (Development and Operations, phát triển và vận hành hệ thống) và các câu hỏi liên quan đến MySQL v.v…Do đó, chúng ta cần chuẩn bị trước để đảm bảo thành công cho buổi phỏng vấn.

Cũng như nhiều ngành nghề khác, quản trị viên hệ thống phải trải qua một quá trình tuyển dụng khắc khe bao gồm một bản lý lịch chuyên nghiệp, các chứng chỉ kỹ thuật và phải vượt qua vòng phỏng vấn. Trong số các bước trên, vượt qua được buổi phỏng vấn là khó khăn nhất.
Trong buổi phỏng vấn, phẩm chất cá nhân của ứng viên cũng có thể được kiểm tra và ứng viên có thể được tuyển dụng nếu những phẩm chất đó phủ hợp với công ty. Bĩnh tĩnh và khả năng giải quyết tốt các sự cố chính là những phẩm chất giúp cho ứng viên vượt qua được buổi phỏng vấn.
Nếu bạn mở trình duyệt web lên và tìm kiếm theo từ khóa “các câu hỏi mà một ứng viên quản trị hệ thống Linux thường gặp” bạn sẽ nhận được một danh sách các câu trả lời để giúp bạn chuẩn bị trước. Ngoài câu hỏi có khái niệm đơn giản như “Quyền 0750 cho một tập tin có nghĩa là gì?” còn có các câu hỏi chuyên sâu như “Làm thế nào để bắt được tín hiệu Linux (Linux signal) trên một kịch bản (script)?”
Để giúp các bạn vượt qua được buổi phỏng vấn này, Dựa trên bài viết của tác giả “Adarsh Verma” tôi đã biên dịch ra một danh sách các câu hỏi với độ khó tăng dần. Những câu hỏi này được đóng khung với cách tiếp cận để tìm ra những phẩm chất giải quyết sự cố mà ứng viên có được:
1. Lệnh nslookup dùng để làm gì?
2. Làm thế nào để hiện thị thông tin tiến trình nào đang tiêu tốn CPU nhiều nhất?
3. Làm cách nào để kiểm tra tất cả các port đang được mở trên một máy Linux và chặn (block) các port đó lại?
4. Linux là gì? Linux khác với Unix ở điểm nào?
5. Giải thích chi tiết quá trình khởi động của một hệ thống Unix?
6. Làm thế nào để thay đổi quyền truy cập? Làm thế nào để tạo ra một tập tin chỉ có quyền đọc (read only)?
7. Giải thích chi tiết SUDO là gì? Cho biết những bất tiện khi sử dụng SUDO?
8. UDP khác TCP ở những điểm nào?
9. Mô tả trình tự khởi động của một máy Linux?
10. Mô tả một ứng dụng web 3-tier?
11. Phác thảo về việc làm cách nào để bạn định tuyến lưu lượng của một số subnet truy cập mạng internet.
12. Bạn biết gì về ảo hóa? Ảo hóa sử dụng có lợi ích gì?
13. RAID có các mức nào? Webserver, database server thì nên dùng RAID mức nào?
14. Liệt kê một số công nghệ mới nhất sử dụng mã nguồn mở?
15. Bạn có bao giờ tham gia đóng góp cho một dự án mã nguồn mở?
16. Kỹ sư hệ thống và nhân viên quản trị hệ thống giống hay khác nhau? Giải thích?
17. Liệt kê một số hành động phi pháp mà một nhân viên quản trị hệ thống có thể làm?
18. Kích thước thường dùng của phân vùng swap trong một hệ thống Linux?
19. Thư mục không có tên trong hệ thống tập tin Linux được biểu thị bằng ký tự nào?
20. Liệt kê các tất cả tập tin bao gồm các tập tin ẩn trong một thư mục?
21. Làm thế nào để tạo một tài khoản hệ thống (system user) và tài khoản đó không có quyền truy cập?
22. Hardlink là gì? Chuyện gì xảy ra khi harlink bị xóa?
23. Chuyện gì xảy ra khi quản trị viên hệ thống Linux thự thi lệnh chmod 444 chmod?
24. Làm cách nào để quyết định địa chỉ IP private và public cho một hệ thống Linux?
25. Làm thế nào để gửi email có tập tin đính kèm trên bash (một shell của Linux)?
26. Liệt kê một số phiên bản Linux chuyên dụng cho server?
27. Giải thích các bước để cài lại Grub theo cách nhanh nhất?
28. Record A, NS, PTR, CNAME, MX là gì?
29. Tiến trình zombie là gì? Nguyên nhân?
30. Khi nào chúng ta nên sử dụng script (kịch bản) thay cho một chương trình đã được biên dịch?
31. Cách đơn giản nhất để tạo ra master/slave cluster?
32. Điều gì xảy ra khi bạn xóa nguồn của của một liên kết mềm (symbolic link)?
33. Làm thế nào để chặn 1 địa chỉ IP không được sử dụng FTP Server?
34. Giải thích cấu trúc thư mục của Linux. /usr/local chứ gì?
35. Git là gì? Cấu trúc và hoạt động của nó ra sao?
36. Làm thế nào để tự động gửi email tới 100 người vào lúc 12:00 AM hằng ngày?
37. Cấu trúc tập tin hệ thống ZFS là gì?
38. Làm cách nào để thay đổi default run level của một hệ thống Linux?
39. Làm cách nào để thay đổi tham số nhân (kernel parameter) của một hệ thống Linux?
40. SSH và telnel khác nhau ở điểm nào?
41. Làm cách nào để ảo hóa một máy Linux vật lý?
42. Hãy kể tên một số lệnh quirky?
43. HTTPS hoạt động như thế nào?
44. TOR browser là gì? Giải thích hoạt động?
45. Làm thế nào để biết được lần khởi động tiếp theo của một hệ thống?
46. Các kỹ thuật sao lưu mà bạn thường sử dụng?
47. Phân vùng Swap dùng để làm gì?
48. Tấn công Ping of Death là gì?
49. Làm cách nào để bắt gói tin của một địa chỉ IP?
50. Layer nào trong mô hình OSI sẽ cho biết chính xác một gói tin có đến được chính xác nợi cần gửi hay không?
Các câu hỏi này đã sẵn có trên Internet và được giải thích rất chi tiết, bạn có thể tìm đọc và tổng hợp lại. Chúc các bạn có một buổi phỏng vấn thật thành công.
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top