Có những vụ hết sức thương tâm, như vụ bảy người trong một gia đình chết tức tưởi vì bị xe từ trên đường lao vào, khi đang ăn sáng tại một quán ăn ven đường ở thị trấn Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) ngày 21/7 vừa qua.
Nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những cái chết trên là ngành giao thông vận tải đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho phép tồn tại kiểu nhà dân và đường giao thông nhanh liền một khối. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với nguyên lý thiết kế vận hành giao thông và thực sự không giống với bất kỳ nước nào trên thế giới. Giao thông nhanh và cư dân phải được tách xa nhau, các khu dân cư phải được bố trí cách xa trục giao thông nhanh và có dải phân cách làm hành lang an toàn.
Hiện trường vụ ô tô tông quán mì ở thị trấn Núi Thành (Quảng Nam) làm 8 người tử vong
Nhưng tiếc thay, “văn hoá mặt tiền” ở nước ta lan từ trong nội thành ra đường cao tốc, quốc lộ quá mạnh nên người dân bất chấp nguy hiểm, ai cũng tìm cách chòi đạp để ra sát mặt đường. Và rồi bất cứ một sự cố nào về giao thông trên đường cũng có thể đưa đến sự mất mát về nhân mạng và vật chất rất lớn cho những căn nhà mặt tiền này. Trên một trục đường dài hàng ngàn cây số như quốc lộ 1A, với mật độ xe dày đặc và nhà mặt tiền quốc lộ cũng dày đặc không kém như thế, rủi ro sẽ không bao giờ bị triệt tiêu.
Sự cố đến từ kỹ thuật như hỏng thắng, nổ vỏ, đường trơn trượt, sự cố đến từ người lái như ngủ quên, căng thẳng thần kinh, chóng mặt hạ đường huyết, tai biến mạch máu, truỵ tim, say xỉn và cả những sự cố đến từ những người giao thông bên ngoài… Với những sự cố như thế, nếu chỉ bằng tuyên truyền, giáo dục, xử phạt không thôi thì chưa đủ. Cái chính là làm sao tìm ra được những giải pháp về quy hoạch, kỹ thuật để lỡ có sự cố thì mức độ thiệt hại cũng không quá khủng khiếp như hiện nay.
Các giải pháp cần chú ý, trước hết, là dọc các trục đường cao tốc mới mở như Sài Gòn – Dầu Giây hay những con đường đang và sẽ nâng cấp, phải kiên quyết không để người dân sinh sống và làm ăn sát lề đường như hiện nay, đặc biệt là những cung đường cho chạy với tốc độ cao trên dưới 100km/h. Đối với những con đường huyết mạch quan trọng có lượng xe lớn thì ngay lần thiết kế và thi công đầu tiên, dù tốn kém, vẫn phải thoả mãn được yêu cầu an toàn tối đa – như đã nói ở trên – cho con đường.
Hầu hết các đường giao thông huyết mạch của Việt Nam trong quá trình phát triển đều được thực hiện theo kiểu lấn dần, mỗi năm mở ra một vài mét. Chẳng hạn quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội, đường cao tốc Trung Lương... được mở rộng đến 3 – 4 lần mà vẫn chưa xong! Chính cách làm này vừa gây tốn kém, chắp vá mà lại không giải toả được dân. Tâm lý mong muốn bám trụ của người dân và sự cả nể không muốn làm mất chén cơm của người dân từ phía cơ quan công quyền, đã tạo ra hình thái cực kỳ nguy hiểm như hiện nay, thậm chí có căn nhà chỉ sâu chưa đến 0,5 mét vẫn tồn tại để bán hàng.
Riêng với những đường cao tốc chạy qua khu dân cư hiện hữu, cần thực hiện nghiêm túc những giải pháp phòng ngừa như bắt buộc phương tiện lưu thông phải giảm tốc độ, không cho phép người dân bán hàng trên vỉa hè mà phải lùi sâu vào bên trong. Trước những cửa hàng đông người, ở những nơi thường xảy ra tai nạn và những nơi được coi là nguy hiểm, thì nhất thiết phải làm hàng trụ bằng bêtông cốt thép hoặc bằng sắt đủ sức chặn hoặc làm giảm tốc độ của các xe “****”. Cần bổ sung thêm quy định phải chịu trách nhiệm liên đới – vì không chấp hành các quy định hành chính và cung cấp dịch vụ không an toàn cho người sử dụng – đối với các chủ cửa hàng, quán ăn v.v. có mặt bằng kinh doanh sát với các tuyến đường, tuyến giao thông nhanh.
Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét lại khía cạnh xã hội của giao thông. Giao thông không đơn thuần chỉ là việc tạo ra con đường mà hơn thế nữa, cần phải tạo ra những con đường an toàn cho người sử dụng.
Nói cho cùng, người ta đi lại để mưu sinh chứ đâu phải đi lại để “hy sinh”!
Nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những cái chết trên là ngành giao thông vận tải đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho phép tồn tại kiểu nhà dân và đường giao thông nhanh liền một khối. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với nguyên lý thiết kế vận hành giao thông và thực sự không giống với bất kỳ nước nào trên thế giới. Giao thông nhanh và cư dân phải được tách xa nhau, các khu dân cư phải được bố trí cách xa trục giao thông nhanh và có dải phân cách làm hành lang an toàn.
Hiện trường vụ ô tô tông quán mì ở thị trấn Núi Thành (Quảng Nam) làm 8 người tử vong
Nhưng tiếc thay, “văn hoá mặt tiền” ở nước ta lan từ trong nội thành ra đường cao tốc, quốc lộ quá mạnh nên người dân bất chấp nguy hiểm, ai cũng tìm cách chòi đạp để ra sát mặt đường. Và rồi bất cứ một sự cố nào về giao thông trên đường cũng có thể đưa đến sự mất mát về nhân mạng và vật chất rất lớn cho những căn nhà mặt tiền này. Trên một trục đường dài hàng ngàn cây số như quốc lộ 1A, với mật độ xe dày đặc và nhà mặt tiền quốc lộ cũng dày đặc không kém như thế, rủi ro sẽ không bao giờ bị triệt tiêu.
Bắt chưa đúng bệnh Các cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua cũng đã có những động thái tích cực trong việc kéo giảm tai nạn giao thông, như gia tăng mức phạt đối với người điều khiển phương tiện lưu thông trong trạng thái say rượu, bia; tuyên truyền văn hoá giao thông, lắp đặt thêm thiết bị kỹ thuật... nhưng số vụ tai nạn và số người chết và bị thương không giảm. Như vậy, cơ quan công quyền đã không bắt được đúng bệnh và các giải pháp đưa ra chưa đúng, chưa trúng. Nếu làm một cuộc nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy số vụ tai nạn giao thông chủ yếu diễn ra trên các đường quốc lộ, đường cao tốc, mà trong đó tập trung nhiều nhất là trục đường quốc lộ 1A chạy suốt từ Bắc đến Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng có những nguyên nhân được coi là hết sức trọng yếu, thì suốt thời gian qua gần như các nhà chức trách chưa để tâm đến để có những đối phó ráo riết, tích cực. |
Các giải pháp cần chú ý, trước hết, là dọc các trục đường cao tốc mới mở như Sài Gòn – Dầu Giây hay những con đường đang và sẽ nâng cấp, phải kiên quyết không để người dân sinh sống và làm ăn sát lề đường như hiện nay, đặc biệt là những cung đường cho chạy với tốc độ cao trên dưới 100km/h. Đối với những con đường huyết mạch quan trọng có lượng xe lớn thì ngay lần thiết kế và thi công đầu tiên, dù tốn kém, vẫn phải thoả mãn được yêu cầu an toàn tối đa – như đã nói ở trên – cho con đường.
Hầu hết các đường giao thông huyết mạch của Việt Nam trong quá trình phát triển đều được thực hiện theo kiểu lấn dần, mỗi năm mở ra một vài mét. Chẳng hạn quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội, đường cao tốc Trung Lương... được mở rộng đến 3 – 4 lần mà vẫn chưa xong! Chính cách làm này vừa gây tốn kém, chắp vá mà lại không giải toả được dân. Tâm lý mong muốn bám trụ của người dân và sự cả nể không muốn làm mất chén cơm của người dân từ phía cơ quan công quyền, đã tạo ra hình thái cực kỳ nguy hiểm như hiện nay, thậm chí có căn nhà chỉ sâu chưa đến 0,5 mét vẫn tồn tại để bán hàng.
Riêng với những đường cao tốc chạy qua khu dân cư hiện hữu, cần thực hiện nghiêm túc những giải pháp phòng ngừa như bắt buộc phương tiện lưu thông phải giảm tốc độ, không cho phép người dân bán hàng trên vỉa hè mà phải lùi sâu vào bên trong. Trước những cửa hàng đông người, ở những nơi thường xảy ra tai nạn và những nơi được coi là nguy hiểm, thì nhất thiết phải làm hàng trụ bằng bêtông cốt thép hoặc bằng sắt đủ sức chặn hoặc làm giảm tốc độ của các xe “****”. Cần bổ sung thêm quy định phải chịu trách nhiệm liên đới – vì không chấp hành các quy định hành chính và cung cấp dịch vụ không an toàn cho người sử dụng – đối với các chủ cửa hàng, quán ăn v.v. có mặt bằng kinh doanh sát với các tuyến đường, tuyến giao thông nhanh.
Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét lại khía cạnh xã hội của giao thông. Giao thông không đơn thuần chỉ là việc tạo ra con đường mà hơn thế nữa, cần phải tạo ra những con đường an toàn cho người sử dụng.
Nói cho cùng, người ta đi lại để mưu sinh chứ đâu phải đi lại để “hy sinh”!