Theo trang Daily Mail, nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) tuyên bố, lần đầu tiên trên thế giới, họ đã tìm được cách xóa bỏ các ký ức cảm xúc mới hình thành trong não người. Toàn bộ công trình vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Science.
Khi một người nhận biết thứ gì đó, một ký ức dài hạn được tạo ra với sự hỗ trợ của quá trình củng cố, dựa trên sự hình thành của các protein trong bộ não. Khi con người ghi nhớ thứ gì đó, ký ức trở nên bất ổn định trong một thời gian ngắn và sau đó được tái ổn định nhờ một quá trình củng cố mới.
“Nói một cách khác, chúng ta không ghi nhớ những gì xảy ra ban đầu, mà thay vào đó là "khắc cốt ghi tâm" lần cuối cùng chúng ta suy nghĩ về những gì đã xảy ra”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Bằng cách phá vỡ quá trình tái củng cố, nhóm nghiên cứu phát hiện họ có thể thay đổi những gì được ghi nhớ.
Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện xem 1 bức ảnh trung tính, đồng thời tiến hành gây sốc điện cho họ. Bằng cách này, bức ảnh trở thành vật khơi gợi sự sợ hãi ở các đối tượng nghiên cứu, đồng nghĩa với việc một ký ức sợ hãi đã được hình thành.
Để kích hoạt ký ức sợ hãi, nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện xem lại bức ảnh trên mà không kèm sốc điện.
Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã gây nhiễu quá trình tái củng cố ký ức của các đối tượng bằng cách liên tiếp cho họ xem lại bức ảnh ban đầu. Kết quả là, trong não những người tình nguyện, nỗi sợ hãi mà họ từng gắn với bức ảnh tiêu tan và ký ức được tái lập trung tính. Kết quả quét não cũng cho thấy, dấu vết về ký ức sợ hãi ban đầu đã biến mất khỏi vùng não thường lưu trữ những ký ức đáng sợ.
“Các phát hiện của chúng tôi có thể là bước đột phá trong nghiên cứu về trí nhớ và sự sợ hãi. Chúng rốt cuộc có thể giúp cải thiện các phương pháp chữa trị dành cho hàng triệu người bị khủng hoảng tinh thần như mắc bệnh sợ hãi, stress hậu chấn thương và tai nạn kinh hoàng”, Thomas Ågren, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh.
Khi một người nhận biết thứ gì đó, một ký ức dài hạn được tạo ra với sự hỗ trợ của quá trình củng cố, dựa trên sự hình thành của các protein trong bộ não. Khi con người ghi nhớ thứ gì đó, ký ức trở nên bất ổn định trong một thời gian ngắn và sau đó được tái ổn định nhờ một quá trình củng cố mới.
“Nói một cách khác, chúng ta không ghi nhớ những gì xảy ra ban đầu, mà thay vào đó là "khắc cốt ghi tâm" lần cuối cùng chúng ta suy nghĩ về những gì đã xảy ra”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Bằng cách phá vỡ quá trình tái củng cố, nhóm nghiên cứu phát hiện họ có thể thay đổi những gì được ghi nhớ.
Trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện xem 1 bức ảnh trung tính, đồng thời tiến hành gây sốc điện cho họ. Bằng cách này, bức ảnh trở thành vật khơi gợi sự sợ hãi ở các đối tượng nghiên cứu, đồng nghĩa với việc một ký ức sợ hãi đã được hình thành.
Để kích hoạt ký ức sợ hãi, nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện xem lại bức ảnh trên mà không kèm sốc điện.
Tiếp đó, nhóm nghiên cứu đã gây nhiễu quá trình tái củng cố ký ức của các đối tượng bằng cách liên tiếp cho họ xem lại bức ảnh ban đầu. Kết quả là, trong não những người tình nguyện, nỗi sợ hãi mà họ từng gắn với bức ảnh tiêu tan và ký ức được tái lập trung tính. Kết quả quét não cũng cho thấy, dấu vết về ký ức sợ hãi ban đầu đã biến mất khỏi vùng não thường lưu trữ những ký ức đáng sợ.
“Các phát hiện của chúng tôi có thể là bước đột phá trong nghiên cứu về trí nhớ và sự sợ hãi. Chúng rốt cuộc có thể giúp cải thiện các phương pháp chữa trị dành cho hàng triệu người bị khủng hoảng tinh thần như mắc bệnh sợ hãi, stress hậu chấn thương và tai nạn kinh hoàng”, Thomas Ågren, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh.