Vụ đánh thuốc mê được sách báo nhắc tới đầu tiên
Chất gây mê đầu tiên được nhắc tới trong sử sách, xuất hiện ở nước ta là vào thời cụ Ngyễn Du và người đầu tiên là nạn nhân của chất gây mê này chính là Thúy Kiều. Để hả lòng hả dạ cái sự ghen với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã “ứng dụng” sản phẩm trên. Điều đó đã được Nguyễn Du mô tả như sau:
Thuốc mê đâu đã tưới vào
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì.
Ông tổ của nghề “mông má, chỉnh hình” đương nhiên thuộc về Thủy Tinh. Vì ở dưới nước không có hàng “xịn” nên khi Thủy Tinh mang lễ vật tới gồm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” dởm tới, nghe tiếng gà chín cựa thật của Sơn Tinh gáy thì voi, gà, ngựa của Thủy Tinh đã hiện nguyên hình là rùa, giải, thuồng luồng...
Nước ta ngay từ thời Thánh Gióng đã có một nền khoa học rất phát triển, đặc biệt là lĩnh vực cơ điện tử, ở thời kỳ này đã chế tạo được Rô-bốt (Ngựa sắt). Nó tốt đến nỗi đánh nhau giữa muôn trùng quân thù luôn tìm cách triệt hạ cả ngựa lẫn người mà người ngựa vẫn bình yên vô sự. Thậm chí sau khi đánh tan giặc, ngựa sắt còn cùng với Thánh Gióng bay lên trời, rõ ràng ngựa sắt là tiền thân của chiếc máy bay đầu tiên thế giới. (Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu loại nhiên liệu nào đã được ngựa sắt đã dùng để bay lên, vì thời kỳ này chưa phát minh ra xăng dầu). Và Thánh Gióng nếu còn sống đến bây giờ có lẽ “thánh” cũng có thể tham gia thi Robocon không biết chừng.
Vừa qua hiệp hội các nhà khoa học và các nhà báo nổi tiếng trên thế giới đã tổ chức bình chọn danh sách những người đàn ông có bộ óc vĩ đại nhất mọi thời đại. Rất vinh dự, ứng viên của Việt Nam đã được xếp ngay ở vị trí thứ đầu bảng, đó chính là: Sọ Dừa (Nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích cùng tên). “Cả cơ thể anh ta chỉ có mỗi hộp sọ, bộ óc ấy không “vĩ đại” nhất mới là lạ!” - Đại diện ban giám khảo nói.
Mới đây các nhà... hài hước học đã chứng minh được rằng nhân vật Thánh Gióng trong chuyện cổ tích là có thật và Thánh Gióng mắc căn bệnh đột biến tuyến yên lúc lên 3 tuổi. Bằng chứng: “... Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ...”.
Các nhà lịch sử và văn hóa chứng minh được rằng, từ xa xưa các triều đình phong kiến Việt Nam trong các cuộc thi trí tuệ đã có xét tới điểm ngoại hình. Bằng chứng là Mạc Đĩnh Chi là thí sinh Việt Nam đầu tiên được nhắc tới trong sử sách suýt bị đánh “trượt vỏ chuối” vì hình thức quá chán. May nhờ có tài năng “gỡ” lại nên mới đỗ trạng nguyên.
Lâu nay người ta vẫn cho rằng: Con vật đầu tiên từ trái đất lên vũ trụ là chú chó Lai-ca (Liên Xô đưa chú lên vào thập kỷ 60, thế kỷ 20). Điều này hoàn toàn không chính xác, bởi vì trong câu chuyện cổ tích Việt Nam “Cóc Kiện Trời” đã làm sáng tỏ điều đó. Mà cổ tích thì thường có từ thời “ngày xửa ngày xưa, xưa đến nỗi không ai còn nhớ được” và đương nhiên phải có trước tàu vũ trụ và chó Lai-ca. Con vật đầu tiên lên vũ trụ (lên trời) trong tác phẩm này là tập thể các con vật sau: Cóc, cua, cáo, ong và gấu.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có 2 câu truyện: “Trầu Cau” và “Tấm Cám”. Theo bạn truyện nào có trước? Câu trả lời đương nhiên là truyện “Trầu cau” có trước bởi trong truyện “Tấm Cám” cô Tấm phải trèo cây cau hái một buồng để giỗ bố.
Chất gây mê đầu tiên được nhắc tới trong sử sách, xuất hiện ở nước ta là vào thời cụ Ngyễn Du và người đầu tiên là nạn nhân của chất gây mê này chính là Thúy Kiều. Để hả lòng hả dạ cái sự ghen với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã “ứng dụng” sản phẩm trên. Điều đó đã được Nguyễn Du mô tả như sau:
Thuốc mê đâu đã tưới vào
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì.
*
* *
Người làm hàng giả đầu tiên* *
Ông tổ của nghề “mông má, chỉnh hình” đương nhiên thuộc về Thủy Tinh. Vì ở dưới nước không có hàng “xịn” nên khi Thủy Tinh mang lễ vật tới gồm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” dởm tới, nghe tiếng gà chín cựa thật của Sơn Tinh gáy thì voi, gà, ngựa của Thủy Tinh đã hiện nguyên hình là rùa, giải, thuồng luồng...
*
* *
Máy bay đầu tiên trên thế giới là của người Việt* *
Nước ta ngay từ thời Thánh Gióng đã có một nền khoa học rất phát triển, đặc biệt là lĩnh vực cơ điện tử, ở thời kỳ này đã chế tạo được Rô-bốt (Ngựa sắt). Nó tốt đến nỗi đánh nhau giữa muôn trùng quân thù luôn tìm cách triệt hạ cả ngựa lẫn người mà người ngựa vẫn bình yên vô sự. Thậm chí sau khi đánh tan giặc, ngựa sắt còn cùng với Thánh Gióng bay lên trời, rõ ràng ngựa sắt là tiền thân của chiếc máy bay đầu tiên thế giới. (Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu loại nhiên liệu nào đã được ngựa sắt đã dùng để bay lên, vì thời kỳ này chưa phát minh ra xăng dầu). Và Thánh Gióng nếu còn sống đến bây giờ có lẽ “thánh” cũng có thể tham gia thi Robocon không biết chừng.
*
* *
Bộ óc vĩ đại nhất mọi thời đại là người Việt!* *
Vừa qua hiệp hội các nhà khoa học và các nhà báo nổi tiếng trên thế giới đã tổ chức bình chọn danh sách những người đàn ông có bộ óc vĩ đại nhất mọi thời đại. Rất vinh dự, ứng viên của Việt Nam đã được xếp ngay ở vị trí thứ đầu bảng, đó chính là: Sọ Dừa (Nhân vật chính trong câu chuyện cổ tích cùng tên). “Cả cơ thể anh ta chỉ có mỗi hộp sọ, bộ óc ấy không “vĩ đại” nhất mới là lạ!” - Đại diện ban giám khảo nói.
*
* *
Thánh Gióng mắc bệnh* *
Mới đây các nhà... hài hước học đã chứng minh được rằng nhân vật Thánh Gióng trong chuyện cổ tích là có thật và Thánh Gióng mắc căn bệnh đột biến tuyến yên lúc lên 3 tuổi. Bằng chứng: “... Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ...”.
*
* *
Điểm ngoại hình, có tự bao giờ?* *
Các nhà lịch sử và văn hóa chứng minh được rằng, từ xa xưa các triều đình phong kiến Việt Nam trong các cuộc thi trí tuệ đã có xét tới điểm ngoại hình. Bằng chứng là Mạc Đĩnh Chi là thí sinh Việt Nam đầu tiên được nhắc tới trong sử sách suýt bị đánh “trượt vỏ chuối” vì hình thức quá chán. May nhờ có tài năng “gỡ” lại nên mới đỗ trạng nguyên.
*
* *
Con vật nào lên vũ trụ đầu tiên?* *
Lâu nay người ta vẫn cho rằng: Con vật đầu tiên từ trái đất lên vũ trụ là chú chó Lai-ca (Liên Xô đưa chú lên vào thập kỷ 60, thế kỷ 20). Điều này hoàn toàn không chính xác, bởi vì trong câu chuyện cổ tích Việt Nam “Cóc Kiện Trời” đã làm sáng tỏ điều đó. Mà cổ tích thì thường có từ thời “ngày xửa ngày xưa, xưa đến nỗi không ai còn nhớ được” và đương nhiên phải có trước tàu vũ trụ và chó Lai-ca. Con vật đầu tiên lên vũ trụ (lên trời) trong tác phẩm này là tập thể các con vật sau: Cóc, cua, cáo, ong và gấu.
*
* *
Phát hiện mới* *
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có 2 câu truyện: “Trầu Cau” và “Tấm Cám”. Theo bạn truyện nào có trước? Câu trả lời đương nhiên là truyện “Trầu cau” có trước bởi trong truyện “Tấm Cám” cô Tấm phải trèo cây cau hái một buồng để giỗ bố.