Từ lâu, Quảng Bình được thực khách khắp nơi biết đến với nhiều món ăn đặc sản được làm ra từ đủ các loại thú rừng quý hiếm. Trong vai khách du lịch sành ăn, nhóm PV đã thực sự bất ngờ khi chứng kiến một số lượng rất lớn thịt của nhiều loài thú quý như mang, nhím, nai, lợn rừng... được bày bán tự nhiên trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.
Tận diệt thú rừng làm đặc sản
Huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có đến 2/3 diện tích là rừng tự nhiên. Ở đây có Ban quản lý rừng phòng hộ, có hạt kiểm lâm, có đồn biên phòng và khoảng cách 70km từ xã Trường Sơn (nơi có rừng) về trung tâm huyện Quảng Ninh có tới 5 - 7 trạm gác. Tuy nhiên, hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã nơi đây vẫn diễn ra rất rầm rộ và công khai.
Theo chân T.K, một người bạn có thâm niên sống ở vùng đất này, chúng tôi tìm đến đường Hồ Chí Minh, đoạn chạy qua địa bàn xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh. Cung đường này, thi thoảng lại xuất hiện những lều lán được che đậy tạm bợ bằng những tấm lá rừng hay bạt nilon. Từ xa nhìn tới, người ta nghĩ, đó là những quán cóc, bán nước bình thường, tuy nhiên, khi lại gần thì cảnh người mua kẻ bán lại tấp nập lạ thường.
Rất dễ để mua thịt thú rừng quý hiếm
Nép xe vào lề đường, chúng tôi tìm đến một cái lán nhỏ, nơi người ta đang cân đong, đo đếm một cách nhộn nhịp như ở những phiên chợ bình thường khác. Tuy nhiên, điều khác biệt và làm chúng tôi kinh ngạc đó là thứ mà người ta đang mua bán, trao đổi ở đây đều là thịt của những loài động vật quý hiếm. Người phụ nữ trạc tứ tuần nhanh tay giới thiệu với thực khách qua đường, đây là hàng bẫy từ rừng chính gốc, không đúng không lấy tiền. Đưa mắt quan sát một lượt, chúng tôi nhận thấy, rất nhiều hoang thú quý hiếm như mang, nai, rùa, nhím, lợn rừng... đã bị hành quyết.
Ông bạn T.K cho biết: "Ở Quảng Bình, cứ gần đến mùa mưa là có hàng chục đám thanh niên người Bru, Vân Kiều hăng hái lên rừng để săn thú rừng. Mùa này, vào các khu rừng sâu, nếu không quen, người đi rừng dễ dính phải những chiếc bẫy của cánh thợ săn được đặt khắp nơi. Đó là chưa kể đến nhiều toán thợ săn chuyên nghiệp mang theo cả các loại súng săn cũng tìm đến đây để tận diệt những loài thú quý hiếm, đem về xuôi nhập kiếm những món tiền lớn. Thú rừng sau khi mắc bẫy, trúng đạn được thương lái địa phương tìm đến mua ngay để về làm thịt bán cho khách du lịch. Những con thú còn ngắc ngoải, thương lái chịu mất công chữa lành vết thương, vỗ béo rồi đem bán lại cho các quán đặc sản ở những thành phố lớn".
Thấy chúng tôi có vẻ để ý đến số hàng của mình, chị chủ quán trạc 30 tuổi liên tục liến thoắng chào mời: "Hàng này mình nhập tận trên bản nên các em cứ yên tâm, thịt rừng trăm phần trăm đó. Mỗi ngày kiếm được mấy trăm bạc cũng vất lắm, chồng mình phải đi đường tiểu ngạch, lén lút mua lại của dân bản rồi đưa về đây xẻ thịt bán. Chủ quán cho biết, hàng bày bán tại lán này chỉ được vài con, nếu mang bày bán nhiều dễ bị hốt (tịch thu - PV). Nếu muốn mua số lượng nhiều phải đặt cọc, chỉ sau vài tiếng là có, muốn giao tại rừng cũng được. Lợn rừng tươi, ngon giá 300.000đồng/kg. Ngoài ra còn có mang, nhím, chồn, sơn dương... Theo người phụ nữ này, mỗi cân thịt rừng chỉ kiếm lãi được 20 - 30 ngàn đồng vì phải chi phí các loại thuế.
Chúng tôi hỏi mua thịt một con mang quý hiếm để đóng thùng đưa về Hà Nội, chị chủ quán liền phân trần: "Thịt mang hiếm và đắt lắm, gấp 3 - 4 lần thịt bò. Nếu cô chú muốn mua nguyên con như vậy thì phải đặt trước mới có. Ngay lập tức, chị này rút điện thoại di động gọi cho mối hàng quen: "May quá, 1 tiếng nữa hàng sẽ về. Vợ chồng tôi cũng đã nhiều lần đóng thùng cho khách đưa ra Hà Nội rồi. Thú sẽ được cho vào thùng xốp, rồi ướp với đá lạnh, về đến nơi đảm bảo hàng sẽ vẫn tươi nguyên y như mới mổ thịt".
Thịt thú rừng được bày bán tràn lan trên đường
Kiểm lâm lòng vòng
Thú rừng ở Quảng Bình hầu hết được thương lái thu mua từ các xã miền núi cao như Thượng Hóa, Dân Hóa... rồi xuôi về các tuyến đường gần thành phố Đồng Hới để bán cho thực khách. Được biết, dọc các tuyến đường vận chuyển động vật quý hiếm có cả hàng chục trạm kiểm soát lâm sản thế nhưng không hiểu vì sao hoang thú vẫn ùn ùn đổ về xuôi. Nếu để ý, trên các tuyến đường thuộc các xã ven đường Hồ Chí Minh, người ta có thể phát hiện ra hàng chục chiếc lán lớn nhỏ mọc lên một cách công khai để rao bán thịt thú rừng.
Để có được những thông tin khách quan liên quan đến việc thú rừng được bày bán công khai trên địa bàn, chiều 2/10/2012, chúng tôi tìm đến Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh. Tại thời điểm này, toàn bộ lãnh đạo hạt đều đi vắng. Một nữ nhân viên phòng hành chính cho biết: "Mấy ngày nay lãnh đạo bận công tác liên tục, không biết khi nào mới về, các anh chị thông cảm, có gì cần thì gặp sau. Sau khi PV cho biết thông tin liên quan đến việc buôn bán thú rừng để mong được sớm có lịch làm việc, nhân viên này tỏ ra khá thờ ơ và cũng không cho lịch làm việc cụ thể.
Chúng tôi tìm đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, gõ cửa phòng chi cục trưởng. Một người đàn ông ngồi trong phòng xua tay: "Muốn làm việc thì phải xuống đăng ký với phòng hành chính tổng hợp để người ta sắp xếp, tôi hiện đang rất bận. Chúng tôi xuống phòng hành chính, cán bộ ở đây lưu lại số điện thoại phóng viên và nói bâng quơ: "Các cô chú về đi, khi nào bố trí được chúng tôi sẽ gọi đến làm việc. Sáng ngày 3/10, chúng tôi quay lại làm việc với ông Nguyễn Văn Duẩn, phó chi cục trưởng. Trao đổi với chúng tôi, ông Duẩn thừa nhận: "Việc mua bán như phóng viên phản ánh là có, nó (buôn bán thú rừng - PV) xảy ra mấy năm nay rồi. Nhưng cái khó của chúng tôi là muốn xử lý được thì phải xác định chính xác đó là thú rừng. Khi người ta mổ thịt rồi, muốn xác định thú rừng hay thú nuôi thì phải gửi ra mẫu ra Hà Nội giám định (!?)".
Mặc dù đưa ra nhiều lý do biện minh nhưng cuối cùng ông Duẩn cũng thừa nhận có sự yếu kém trong quản lý bảo vệ rừng.
Tận diệt thú rừng làm đặc sản
Huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có đến 2/3 diện tích là rừng tự nhiên. Ở đây có Ban quản lý rừng phòng hộ, có hạt kiểm lâm, có đồn biên phòng và khoảng cách 70km từ xã Trường Sơn (nơi có rừng) về trung tâm huyện Quảng Ninh có tới 5 - 7 trạm gác. Tuy nhiên, hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã nơi đây vẫn diễn ra rất rầm rộ và công khai.
Theo chân T.K, một người bạn có thâm niên sống ở vùng đất này, chúng tôi tìm đến đường Hồ Chí Minh, đoạn chạy qua địa bàn xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh. Cung đường này, thi thoảng lại xuất hiện những lều lán được che đậy tạm bợ bằng những tấm lá rừng hay bạt nilon. Từ xa nhìn tới, người ta nghĩ, đó là những quán cóc, bán nước bình thường, tuy nhiên, khi lại gần thì cảnh người mua kẻ bán lại tấp nập lạ thường.
Rất dễ để mua thịt thú rừng quý hiếm
Nép xe vào lề đường, chúng tôi tìm đến một cái lán nhỏ, nơi người ta đang cân đong, đo đếm một cách nhộn nhịp như ở những phiên chợ bình thường khác. Tuy nhiên, điều khác biệt và làm chúng tôi kinh ngạc đó là thứ mà người ta đang mua bán, trao đổi ở đây đều là thịt của những loài động vật quý hiếm. Người phụ nữ trạc tứ tuần nhanh tay giới thiệu với thực khách qua đường, đây là hàng bẫy từ rừng chính gốc, không đúng không lấy tiền. Đưa mắt quan sát một lượt, chúng tôi nhận thấy, rất nhiều hoang thú quý hiếm như mang, nai, rùa, nhím, lợn rừng... đã bị hành quyết.
Ông bạn T.K cho biết: "Ở Quảng Bình, cứ gần đến mùa mưa là có hàng chục đám thanh niên người Bru, Vân Kiều hăng hái lên rừng để săn thú rừng. Mùa này, vào các khu rừng sâu, nếu không quen, người đi rừng dễ dính phải những chiếc bẫy của cánh thợ săn được đặt khắp nơi. Đó là chưa kể đến nhiều toán thợ săn chuyên nghiệp mang theo cả các loại súng săn cũng tìm đến đây để tận diệt những loài thú quý hiếm, đem về xuôi nhập kiếm những món tiền lớn. Thú rừng sau khi mắc bẫy, trúng đạn được thương lái địa phương tìm đến mua ngay để về làm thịt bán cho khách du lịch. Những con thú còn ngắc ngoải, thương lái chịu mất công chữa lành vết thương, vỗ béo rồi đem bán lại cho các quán đặc sản ở những thành phố lớn".
Thấy chúng tôi có vẻ để ý đến số hàng của mình, chị chủ quán trạc 30 tuổi liên tục liến thoắng chào mời: "Hàng này mình nhập tận trên bản nên các em cứ yên tâm, thịt rừng trăm phần trăm đó. Mỗi ngày kiếm được mấy trăm bạc cũng vất lắm, chồng mình phải đi đường tiểu ngạch, lén lút mua lại của dân bản rồi đưa về đây xẻ thịt bán. Chủ quán cho biết, hàng bày bán tại lán này chỉ được vài con, nếu mang bày bán nhiều dễ bị hốt (tịch thu - PV). Nếu muốn mua số lượng nhiều phải đặt cọc, chỉ sau vài tiếng là có, muốn giao tại rừng cũng được. Lợn rừng tươi, ngon giá 300.000đồng/kg. Ngoài ra còn có mang, nhím, chồn, sơn dương... Theo người phụ nữ này, mỗi cân thịt rừng chỉ kiếm lãi được 20 - 30 ngàn đồng vì phải chi phí các loại thuế.
Chúng tôi hỏi mua thịt một con mang quý hiếm để đóng thùng đưa về Hà Nội, chị chủ quán liền phân trần: "Thịt mang hiếm và đắt lắm, gấp 3 - 4 lần thịt bò. Nếu cô chú muốn mua nguyên con như vậy thì phải đặt trước mới có. Ngay lập tức, chị này rút điện thoại di động gọi cho mối hàng quen: "May quá, 1 tiếng nữa hàng sẽ về. Vợ chồng tôi cũng đã nhiều lần đóng thùng cho khách đưa ra Hà Nội rồi. Thú sẽ được cho vào thùng xốp, rồi ướp với đá lạnh, về đến nơi đảm bảo hàng sẽ vẫn tươi nguyên y như mới mổ thịt".
Thịt thú rừng được bày bán tràn lan trên đường
Kiểm lâm lòng vòng
Thú rừng ở Quảng Bình hầu hết được thương lái thu mua từ các xã miền núi cao như Thượng Hóa, Dân Hóa... rồi xuôi về các tuyến đường gần thành phố Đồng Hới để bán cho thực khách. Được biết, dọc các tuyến đường vận chuyển động vật quý hiếm có cả hàng chục trạm kiểm soát lâm sản thế nhưng không hiểu vì sao hoang thú vẫn ùn ùn đổ về xuôi. Nếu để ý, trên các tuyến đường thuộc các xã ven đường Hồ Chí Minh, người ta có thể phát hiện ra hàng chục chiếc lán lớn nhỏ mọc lên một cách công khai để rao bán thịt thú rừng.
Để có được những thông tin khách quan liên quan đến việc thú rừng được bày bán công khai trên địa bàn, chiều 2/10/2012, chúng tôi tìm đến Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh. Tại thời điểm này, toàn bộ lãnh đạo hạt đều đi vắng. Một nữ nhân viên phòng hành chính cho biết: "Mấy ngày nay lãnh đạo bận công tác liên tục, không biết khi nào mới về, các anh chị thông cảm, có gì cần thì gặp sau. Sau khi PV cho biết thông tin liên quan đến việc buôn bán thú rừng để mong được sớm có lịch làm việc, nhân viên này tỏ ra khá thờ ơ và cũng không cho lịch làm việc cụ thể.
Chúng tôi tìm đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, gõ cửa phòng chi cục trưởng. Một người đàn ông ngồi trong phòng xua tay: "Muốn làm việc thì phải xuống đăng ký với phòng hành chính tổng hợp để người ta sắp xếp, tôi hiện đang rất bận. Chúng tôi xuống phòng hành chính, cán bộ ở đây lưu lại số điện thoại phóng viên và nói bâng quơ: "Các cô chú về đi, khi nào bố trí được chúng tôi sẽ gọi đến làm việc. Sáng ngày 3/10, chúng tôi quay lại làm việc với ông Nguyễn Văn Duẩn, phó chi cục trưởng. Trao đổi với chúng tôi, ông Duẩn thừa nhận: "Việc mua bán như phóng viên phản ánh là có, nó (buôn bán thú rừng - PV) xảy ra mấy năm nay rồi. Nhưng cái khó của chúng tôi là muốn xử lý được thì phải xác định chính xác đó là thú rừng. Khi người ta mổ thịt rồi, muốn xác định thú rừng hay thú nuôi thì phải gửi ra mẫu ra Hà Nội giám định (!?)".
Mặc dù đưa ra nhiều lý do biện minh nhưng cuối cùng ông Duẩn cũng thừa nhận có sự yếu kém trong quản lý bảo vệ rừng.
Tại "cung đường nhức nhối", khi thấy du khách đưa máy ảnh lên, ngay lập tức chủ các quán hàng đều có phản ứng. Người thì giật nhanh những đống thịt trên bàn cho vào các bao tải sẵn có, kẻ thì chửi thề, dọa dẫm... Một người dân bản địa chia sẻ: "Nếu chụp ảnh lên báo thì kiểm lâm họ về họ cấm ngay. Thậm chí là họ còn tịch thu hết cả những vật dụng liên quan nữa. Tốt nhất, nếu không mua thì thôi, các cô chú đừng chụp hình." |