Thế nhưng, phía sau các sàn nhảy vẫn còn nỗi ám ảnh về những đổ vỡ hạnh phúc, rạn nứt niềm tin đến đắng lòng.
Thú vui tuổi xế chiều
Nhiều CLB khiêu vũ tạo ra không gian sinh hoạt lành mạnh và giúp những người thích khiêu vũ có chỗ chuyện trò bầu bạn, thêm niềm vui sống và tập luyện giữ gìn sức khỏe lúc tuổi xế chiều
Khi thực hiện phóng sự này, chúng tôi hết sức khó khăn khi chụp ảnh trong các sàn nhảy. Một nhân viên của CLB khiêu vũ ở Nhà hát Bến Thành cảnh báo: “Hầu hết quý bà, quý ông đến đây đều khó chịu khi thấy máy ảnh, họ đều có địa vị trong xã hội, lẩn tránh gia đình tìm vui nên không thể mang máy ảnh vào sàn nhảy”.
Vừa có bầu bạn vừa rèn sức khỏe
Chúng tôi buộc lòng gửi máy ảnh lại quầy tiếp tân để thâm nhập không gian xập xình tiếng nhạc của một vũ trường trước đây đã từng bị báo chí phơi bày là điểm nóng của giới đồng tính tuổi mới lớn tập trung quậy phá. Sau khi dẹp yên điểm nóng này, nơi đây tổ chức sàn nhảy dành cho lớp người ở tuổi trung niên. Hầu hết khách đến sàn nhảy này đều ở tuổi 40 trở lên, trong đó có một số cô gái trẻ. Họ nhảy theo nhạc “tua”, đi từ chachacha đến rumba, slow, tango… rất điệu nghệ.
Hai vũ sư Thanh Tuyền và Hồng Ngọc đang hướng dẫn các học viên tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM
Hiện nay tại TPHCM, các sàn nhảy dành cho tuổi xế chiều mọc lên nhiều. Không chỉ ở vùng trung tâm như quận 1, 3, 5, 10, 11 mà các quận, huyện vùng xa như Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè cũng có nhiều sàn nhảy và đội ngũ khá đông những “vũ sư” giúp quý bà, quý ông tự tin hơn trong mỗi bước nhảy. Qua tham dự các khóa học khiêu vũ và đến với các sàn nhảy, nhiều người có được niềm vui, đồng thời rèn luyện thể chất, tinh thần chống lại các bệnh tật như huyết áp, tim mạch, thấp khớp…
Theo các chuyên gia, khiêu vũ với những điệu nhạc và bước nhảy dựa theo động tác hướng dẫn của các vũ sư sẽ giúp họ tăng sức đề kháng, giảm đau nhức, mỏi mệt của tuổi về chiều. Nhiều CLB khiêu vũ tạo ra không gian sinh hoạt lành mạnh và giúp những người thích khiêu vũ có chỗ chuyện trò bầu bạn, thêm niềm vui sống và tập luyện giữ gìn sức khỏe lúc tuổi xế chiều.
Gắng giữ gìn không gian sạch
Hiện nay Cung Văn hóa Lao động TPHCM là địa chỉ thu hút đông học viên nhất, trung bình mỗi tháng có từ 3.000 đến 3.600 học viên đăng ký theo học các lớp khiêu vũ. Các trung tâm văn hóa quận 1, 3, 5… cũng có lượng học viên vài trăm người mỗi khóa. Đến Cung Văn hóa Lao động TPHCM vào các buổi sáng, chiều sẽ nhìn thấy khung cảnh tấp nập học viên tham gia học khiêu vũ từ căn bản cho đến nâng cao.
Chị Thanh Tuyền, vũ sư phụ trách lớp khiêu vũ, cho biết: “Phần đông họ là những ********* tuổi, có nhu cầu giải trí đồng thời rèn luyện thân thể. Tôi và vũ sư Hồng Ngọc đã dạy ở lớp học này hơn 10 năm. Phần nhiều học viên theo học chỉ khoảng 2 khóa là rời lớp, sau đó họ tìm đến các sàn nhảy buổi tối để thực tập bài học và giao lưu với bạn bè”.
Nhiều học viên đến các lớp này mang theo ba lô, túi xách lỉnh kỉnh như đi cắm trại. Trong lúc xã hội chưa có cái nhìn thoáng và đúng đắn về khiêu vũ cũng như những lý do tế nhị của gia đình, không phải ai đi học nhảy cũng muốn công khai cho người nhà và bạn bè, cơ quan biết. Do vậy mà giày, đầm, tất có khi được giấu trong những chiếc ba lô và cả trong những chiếc giỏ với đủ thứ được các bà các chị mua từ siêu thị. Đông nhất là vào những ngày cuối tuần, các sàn nhảy đều khá tấp nập. Ở sàn nhảy tại Trung tâm Văn hóa quận 1 và quận 3 - TPHCM, hầu hết khách đều lớn tuổi. Giá vé các nơi này từ 60.000 đến 80.000 đồng/vé bao gồm nước uống.
Xây dựng nơi học khiêu vũ thành một không gian sạch, lành mạnh là điều các trung tâm văn hóa luôn hướng đến, giữ gìn nhằm bảo vệ uy tín đồng thời đáp ứng thiết thực nhất nhu cầu được học và thể hiện niềm đam mê bên cạnh việc rèn luyện thân thể của cư dân. Song, đằng sau những mục đích tốt đẹp đó, đã có nhiều kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ của quý bà, quý cô, kể cả quý ông giàu tiền lắm của, để trục lợi.
Tại không ít sàn nhảy có nhiều vũ công sẵn sàng “chiều” khách đủ mọi chuyện. Một vũ công khoe anh ta làm việc ở sàn nhảy Bến Thành đã hơn 3 tháng và lần nào cũng vậy, chỉ cần các bà, các cô chịu chi mạnh thì mọi thỏa thuận cuối cùng đều được “giải quyết” tại một điểm bí mật nào đó. Địa điểm ấy thì chỉ hai người biết.
(Còn tiếp)
Thú vui tuổi xế chiều
Nhiều CLB khiêu vũ tạo ra không gian sinh hoạt lành mạnh và giúp những người thích khiêu vũ có chỗ chuyện trò bầu bạn, thêm niềm vui sống và tập luyện giữ gìn sức khỏe lúc tuổi xế chiều
Khi thực hiện phóng sự này, chúng tôi hết sức khó khăn khi chụp ảnh trong các sàn nhảy. Một nhân viên của CLB khiêu vũ ở Nhà hát Bến Thành cảnh báo: “Hầu hết quý bà, quý ông đến đây đều khó chịu khi thấy máy ảnh, họ đều có địa vị trong xã hội, lẩn tránh gia đình tìm vui nên không thể mang máy ảnh vào sàn nhảy”.
Vừa có bầu bạn vừa rèn sức khỏe
Chúng tôi buộc lòng gửi máy ảnh lại quầy tiếp tân để thâm nhập không gian xập xình tiếng nhạc của một vũ trường trước đây đã từng bị báo chí phơi bày là điểm nóng của giới đồng tính tuổi mới lớn tập trung quậy phá. Sau khi dẹp yên điểm nóng này, nơi đây tổ chức sàn nhảy dành cho lớp người ở tuổi trung niên. Hầu hết khách đến sàn nhảy này đều ở tuổi 40 trở lên, trong đó có một số cô gái trẻ. Họ nhảy theo nhạc “tua”, đi từ chachacha đến rumba, slow, tango… rất điệu nghệ.
Hai vũ sư Thanh Tuyền và Hồng Ngọc đang hướng dẫn các học viên tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM
Hiện nay tại TPHCM, các sàn nhảy dành cho tuổi xế chiều mọc lên nhiều. Không chỉ ở vùng trung tâm như quận 1, 3, 5, 10, 11 mà các quận, huyện vùng xa như Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè cũng có nhiều sàn nhảy và đội ngũ khá đông những “vũ sư” giúp quý bà, quý ông tự tin hơn trong mỗi bước nhảy. Qua tham dự các khóa học khiêu vũ và đến với các sàn nhảy, nhiều người có được niềm vui, đồng thời rèn luyện thể chất, tinh thần chống lại các bệnh tật như huyết áp, tim mạch, thấp khớp…
Theo các chuyên gia, khiêu vũ với những điệu nhạc và bước nhảy dựa theo động tác hướng dẫn của các vũ sư sẽ giúp họ tăng sức đề kháng, giảm đau nhức, mỏi mệt của tuổi về chiều. Nhiều CLB khiêu vũ tạo ra không gian sinh hoạt lành mạnh và giúp những người thích khiêu vũ có chỗ chuyện trò bầu bạn, thêm niềm vui sống và tập luyện giữ gìn sức khỏe lúc tuổi xế chiều.
Gắng giữ gìn không gian sạch
Hiện nay Cung Văn hóa Lao động TPHCM là địa chỉ thu hút đông học viên nhất, trung bình mỗi tháng có từ 3.000 đến 3.600 học viên đăng ký theo học các lớp khiêu vũ. Các trung tâm văn hóa quận 1, 3, 5… cũng có lượng học viên vài trăm người mỗi khóa. Đến Cung Văn hóa Lao động TPHCM vào các buổi sáng, chiều sẽ nhìn thấy khung cảnh tấp nập học viên tham gia học khiêu vũ từ căn bản cho đến nâng cao.
Chị Thanh Tuyền, vũ sư phụ trách lớp khiêu vũ, cho biết: “Phần đông họ là những ********* tuổi, có nhu cầu giải trí đồng thời rèn luyện thân thể. Tôi và vũ sư Hồng Ngọc đã dạy ở lớp học này hơn 10 năm. Phần nhiều học viên theo học chỉ khoảng 2 khóa là rời lớp, sau đó họ tìm đến các sàn nhảy buổi tối để thực tập bài học và giao lưu với bạn bè”.
Nhiều học viên đến các lớp này mang theo ba lô, túi xách lỉnh kỉnh như đi cắm trại. Trong lúc xã hội chưa có cái nhìn thoáng và đúng đắn về khiêu vũ cũng như những lý do tế nhị của gia đình, không phải ai đi học nhảy cũng muốn công khai cho người nhà và bạn bè, cơ quan biết. Do vậy mà giày, đầm, tất có khi được giấu trong những chiếc ba lô và cả trong những chiếc giỏ với đủ thứ được các bà các chị mua từ siêu thị. Đông nhất là vào những ngày cuối tuần, các sàn nhảy đều khá tấp nập. Ở sàn nhảy tại Trung tâm Văn hóa quận 1 và quận 3 - TPHCM, hầu hết khách đều lớn tuổi. Giá vé các nơi này từ 60.000 đến 80.000 đồng/vé bao gồm nước uống.
Xây dựng nơi học khiêu vũ thành một không gian sạch, lành mạnh là điều các trung tâm văn hóa luôn hướng đến, giữ gìn nhằm bảo vệ uy tín đồng thời đáp ứng thiết thực nhất nhu cầu được học và thể hiện niềm đam mê bên cạnh việc rèn luyện thân thể của cư dân. Song, đằng sau những mục đích tốt đẹp đó, đã có nhiều kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ của quý bà, quý cô, kể cả quý ông giàu tiền lắm của, để trục lợi.
Tại không ít sàn nhảy có nhiều vũ công sẵn sàng “chiều” khách đủ mọi chuyện. Một vũ công khoe anh ta làm việc ở sàn nhảy Bến Thành đã hơn 3 tháng và lần nào cũng vậy, chỉ cần các bà, các cô chịu chi mạnh thì mọi thỏa thuận cuối cùng đều được “giải quyết” tại một điểm bí mật nào đó. Địa điểm ấy thì chỉ hai người biết.
Đóng vai ông xã của 4 bà Tiếp cận với những trai nhảy “lỡ mang kiếp mang giày cao gót” này chúng tôi dễ nhận ra trong số họ đã có một vài người từng tham gia các vũ đoàn chuyên múa minh họa cho các ca sĩ nổi tiếng. “Chán lắm anh ơi, thu nhập bèo lắm, về đây làm nhẹ nhàng hơn” - V.L, một vũ công, nói rồi hướng mắt về một quý bà đang bước vào sàn nhảy cùng 3 người bạn. V.L tiến đến xưng hô ngọt xớt: “Mình đi với ai vậy?”. Quý bà giới thiệu 3 người bạn và như hiểu ý, V.L nhắn tin bằng điện thoại di động, trong phút chốc 3 chàng có vóc dáng cao to, gương mặt điển trai bước vào sàn nhảy và khi sàn nhảy tắt đèn, cả nhóm kéo nhau đi. Cố bám theo V.L để xem chiếc taxi đưa 4 chàng trai đi đâu, chúng tôi bị mất dấu khi qua khỏi cầu Nhị Thiên Đường. Sáng hôm sau, đúng hẹn, V.L tới quán ăn. Anh kể: “Nguyên tắc làm trai nhảy ở những nơi này là phải chọn những quý bà kém nhan sắc. Họ đều có tâm trạng nên bên cạnh những bước nhảy điệu nghệ phải biết lắng nghe và chia sẻ. Còn chuyện lên giường thì tính sau. Tháng rồi thằng bạn của em “đào” được một chiếc SH, sau đó vài chục triệu đồng để phè phỡn với con bồ của nó. Hết tiền, nó lại tìm đến sàn nhảy này”. Tôi hỏi V.L có “vớt được mối nào?”, anh ta cười: “Mấy tháng qua em đóng vai ông xã của 4 bà”. |