thetvbytesoft
Member
Mặc dù có nhiều ưu thế tiềm năng nhưng các ngân hàng vẫn còn nhiều khúc mắc cho ý định ứng dụng công nghệ Blockchain vào hệ thống thanh toán toàn cầu của họ. Liệu cuộc đọ sức giữa Tiềm năng và Thách thức sẽ có kết quả thế nào ?
Xem thêm: Ứng dụng Blockchain là gì
Tiềm năng
Blockchain đang tạo ra một sự thay đổi và chuyển đổi chưa từng có trên thế giới đối với các hệ thống thanh toán. Blockchain không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng của ngân hàng, mà còn hướng đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí cho chính các ngân hàng.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 1.0
Hệ thống thanh toán truyền thống đã và đang chịu rất nhiều áp lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh kể từ khi khủng hoảng tài chính 2008 và đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng đối với các giao dịch thanh toán. Theo truyền thống, các giao dịch thanh toán và ngân hàng sẽ phải dựa vào một cơ quan trung tâm/trung gian để thực hiện quyết toán. Blockchain cho phép các đơn vị sử dụng thực hiện và xác minh các giao dịch tài chính trên mạng ngay lập tức mà không cần thông qua cơ quan này.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 3.0
Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền, Blockchain còn có thể giúp các ngân hàng hoạt động liên tục theo thời gian thực. Điều này phần nào đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng trong việc mong muốn thực hiện giao dịch ngân hàng liên tục, bất cứ lúc nào và bất kể ngày hay đêm. Với những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn, những khách hàng ngày nay luôn cần và mong muốn các giao dịch thanh toán của họ được thực hiện một cách tốt hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Trong hai năm vừa qua, các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên toàn cầu đặc biệt quan tâm tới công nghệ Blockchain. Các tổ chức này đã chi hàng ngàn đô la nghiên cứu về các khái niệm liên quan đến Blockchain, phát hành ra hàng loạt báo cáo và tham gia vào các đơn vị đa ngành để tìm ra cách sử dụng và ứng dụng công nghệ Blockchain.
Thách thức
Thứ nhất, thách thức về các quy định pháp lý liên quan đến Blockchain. Một vấn đề đặt ra đối với công nghệ Blockchain là việc không chắc chắn về mặt quy định. Hiện tại không có tiêu chuẩn hoặc một tổ chức trung tâm giám sát/quản lý các ứng dụng công nghệ Blockchain nào. Do vậy cần thiết phải có một số hình thức quản lý đối với phương thức công nghệ này. Việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, điều ước liên quan đến công nghệ Blockchain được các quốc gia và tổ chức quốc tế chấp thuận sẽ mất nhiều thời gian và hợp tác của nhiều bên liên quan.
Thứ hai, thách thức đối với việc đảm bảo tính bảo mật. Hệ thống sổ cái điện tử mở sẽ khiến sự bảo mật dữ liệu khách hàng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù điều này có thể được xử lý phần nào đối với Blockchain riêng (Private Blockchain) với những mã hóa phức tạp, thì vẫn có một số quan ngại về vấn đề an ninh mạng cần được giải quyết. Nếu điều này được đảm bảo thì khách hàng mới có thể tin tưởng để ủy thác dữ liệu cá nhân của họ cho các đơn vị sử dụng công nghệ Blockchain.
Thứ ba, thách thức đối với việc phòng chống các rủi ro liên quan đến hành vi trộm cắp danh tính, tài trợ khủng bố và phòng chống rửa tiền… Do tất cả các giao dịch thanh toán dựa trên nền tảng Blockchain đều được thực hiện thông qua mạng internet nên có thể xảy ra những rủi ro đối với hành vi trộm cắp danh tính, tài khoản của người dùng hoặc lập những tài khoản giả để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Chính vì những tiềm năng và thách thức song hành, nên khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới bộc lộ rõ sự bối rối cho việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Có thể thấy, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới vẫn là con đường dài trải đầy gai của ứng dụng nổi bật nhất thế kỷ 21 này.
Xem thêm: Ứng dụng Blockchain là gì
Tiềm năng
Blockchain đang tạo ra một sự thay đổi và chuyển đổi chưa từng có trên thế giới đối với các hệ thống thanh toán. Blockchain không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng của ngân hàng, mà còn hướng đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí cho chính các ngân hàng.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 1.0
Hệ thống thanh toán truyền thống đã và đang chịu rất nhiều áp lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh kể từ khi khủng hoảng tài chính 2008 và đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng đối với các giao dịch thanh toán. Theo truyền thống, các giao dịch thanh toán và ngân hàng sẽ phải dựa vào một cơ quan trung tâm/trung gian để thực hiện quyết toán. Blockchain cho phép các đơn vị sử dụng thực hiện và xác minh các giao dịch tài chính trên mạng ngay lập tức mà không cần thông qua cơ quan này.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain 3.0
Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền, Blockchain còn có thể giúp các ngân hàng hoạt động liên tục theo thời gian thực. Điều này phần nào đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng trong việc mong muốn thực hiện giao dịch ngân hàng liên tục, bất cứ lúc nào và bất kể ngày hay đêm. Với những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn, những khách hàng ngày nay luôn cần và mong muốn các giao dịch thanh toán của họ được thực hiện một cách tốt hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Trong hai năm vừa qua, các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên toàn cầu đặc biệt quan tâm tới công nghệ Blockchain. Các tổ chức này đã chi hàng ngàn đô la nghiên cứu về các khái niệm liên quan đến Blockchain, phát hành ra hàng loạt báo cáo và tham gia vào các đơn vị đa ngành để tìm ra cách sử dụng và ứng dụng công nghệ Blockchain.
Thách thức
Thứ nhất, thách thức về các quy định pháp lý liên quan đến Blockchain. Một vấn đề đặt ra đối với công nghệ Blockchain là việc không chắc chắn về mặt quy định. Hiện tại không có tiêu chuẩn hoặc một tổ chức trung tâm giám sát/quản lý các ứng dụng công nghệ Blockchain nào. Do vậy cần thiết phải có một số hình thức quản lý đối với phương thức công nghệ này. Việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, điều ước liên quan đến công nghệ Blockchain được các quốc gia và tổ chức quốc tế chấp thuận sẽ mất nhiều thời gian và hợp tác của nhiều bên liên quan.
Thứ hai, thách thức đối với việc đảm bảo tính bảo mật. Hệ thống sổ cái điện tử mở sẽ khiến sự bảo mật dữ liệu khách hàng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù điều này có thể được xử lý phần nào đối với Blockchain riêng (Private Blockchain) với những mã hóa phức tạp, thì vẫn có một số quan ngại về vấn đề an ninh mạng cần được giải quyết. Nếu điều này được đảm bảo thì khách hàng mới có thể tin tưởng để ủy thác dữ liệu cá nhân của họ cho các đơn vị sử dụng công nghệ Blockchain.
Thứ ba, thách thức đối với việc phòng chống các rủi ro liên quan đến hành vi trộm cắp danh tính, tài trợ khủng bố và phòng chống rửa tiền… Do tất cả các giao dịch thanh toán dựa trên nền tảng Blockchain đều được thực hiện thông qua mạng internet nên có thể xảy ra những rủi ro đối với hành vi trộm cắp danh tính, tài khoản của người dùng hoặc lập những tài khoản giả để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Chính vì những tiềm năng và thách thức song hành, nên khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới bộc lộ rõ sự bối rối cho việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Có thể thấy, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới vẫn là con đường dài trải đầy gai của ứng dụng nổi bật nhất thế kỷ 21 này.