Nỗi đau từ tục háy pù
Vừa lên đến bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn, chúng tôi phải dừng xe vì rất đông người tụ tập trên đường và dọc bờ sông Nậm Mộ để đưa thi thể người đàn bà xấu số nhảy cầu tự vẫn về quê. Qua tìm hiểu được biết, người đàn bà xấu số đó là Già Y.N (SN 1984, trú tại xã Đoọc Mạy). N nhảy sông tự vẫn, để lại 2 con nhỏ.
Theo người nhà nạn nhân, N bị háy pù từ khi 15 tuổi. Lấy chồng không có tình yêu là một nỗi đau không dễ gì khoả lấp. Những tưởng có con thì tình cảm có thể cải thiện nhưng càng ngày gia đình trẻ con ấy càng xảy ra nhiều xung đột. Người chồng mỗi lần say rượu thường về hành hạ vợ. Khi không còn chịu đựng được, hai người đành phải chia tay. Tục lệ người Mông rất kiêng kị việc bỏ vợ bỏ chồng. Và trong vòng nghĩ quẩn, N đã nhảy cầu để giải thoát.
Lễ hội là để trai bản háy pù
Vào bản Mường Lống 1, chúng tôi được dự một đám cưới của đôi trai gái người Mông. Cô dâu hiện đang học lớp 11. Hỏi sao đang học lớp 11 cũng cho đăng ký kết hôn? Chị Lầu Y Sùa - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xã Mường Lống lắc đầu: "Ở đây là vậy mà”. Chị Sùa cũng ngượng ngùng kể, chính chị cũng bị háy pù khi 16 tuổi.
Rời Mường Lống, chúng tôi qua xã Huổi Tụ và được nghe dân bản kể nhiều chuyện buồn về những người mẹ nhí. Vừ Y.M ở bản Na Ny (15 tuổi) trên đường đi học về bất chợt bị 3 người đàn ông xông vào lấy giẻ nhét vào miệng bỏ lên xe rú ga phóng đi. Quá hoảng sợ, M đã ngất đi, khi tỉnh lại thấy ở trong buồng kín. Biết mình bị Lỳ Bá Ch ở bản bên háy pù, M khóc lóc thảm thiết nhưng cũng đành chịu vì đó là luật tục của người Mông.
Hiện nay, không riêng gì 2 xã Mường Lống, Huổi Tụ mà rất nhiều bản làng ở các huyện miền núi vùng cao xứ Nghệ, vấn nạn cướp vợ và tảo hôn vẫn thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề nhức nhối làm đau đầu chính quyền địa phương và các nhà xã hội học.
Rất khó dẹp bỏ
Thầy giáo Lầu Bá Súa - người dân tộc Mông hiện đang công tác tại Trường THCS Huổi Tụ cho biết: “Cứ mỗi đợt xuân về, tết đến, trường lại vắng bóng nhiều em gái. Mình và nhiều thầy cô giáo ở đây cố gắng bằng nhiều hình thức giáo dục, vận động, tuyên truyền nhưng không ăn thua. Nhiều nữ sinh sợ hãi đến thầy cầu cứu, thương các em lắm nhưng thầy lực bất tòng tâm”.
Cô Nguyễn Thị L - giáo viên ở Mường Lống kể: “Người con trai thường lợi dụng lúc sơ hở là bắt người con gái mình thích về làm vợ. Tôi từng nhiều đêm nghe tiếng kêu thét kinh hoàng của những bé gái bị cướp về làm vợ mà chua xót".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Xồng Và Xúa - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống hồn nhiên: “Đó chẳng qua chỉ là tập tục thôi mà, từ xưa đến nay vẫn vậy”. Còn bà Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn Vũ Thị Huyền bảo: “Để chấm dứt vấn nạn này là rất khó vì đó là tập tục đã ăn sâu bám rễ trong đồng bào. Vả lại, địa bàn Kỳ Sơn rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên việc tuyên truyền đến dân bản là rất hạn chế”.
Vừa lên đến bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn, chúng tôi phải dừng xe vì rất đông người tụ tập trên đường và dọc bờ sông Nậm Mộ để đưa thi thể người đàn bà xấu số nhảy cầu tự vẫn về quê. Qua tìm hiểu được biết, người đàn bà xấu số đó là Già Y.N (SN 1984, trú tại xã Đoọc Mạy). N nhảy sông tự vẫn, để lại 2 con nhỏ.
Theo người nhà nạn nhân, N bị háy pù từ khi 15 tuổi. Lấy chồng không có tình yêu là một nỗi đau không dễ gì khoả lấp. Những tưởng có con thì tình cảm có thể cải thiện nhưng càng ngày gia đình trẻ con ấy càng xảy ra nhiều xung đột. Người chồng mỗi lần say rượu thường về hành hạ vợ. Khi không còn chịu đựng được, hai người đành phải chia tay. Tục lệ người Mông rất kiêng kị việc bỏ vợ bỏ chồng. Và trong vòng nghĩ quẩn, N đã nhảy cầu để giải thoát.
Lễ hội là để trai bản háy pù
Vào bản Mường Lống 1, chúng tôi được dự một đám cưới của đôi trai gái người Mông. Cô dâu hiện đang học lớp 11. Hỏi sao đang học lớp 11 cũng cho đăng ký kết hôn? Chị Lầu Y Sùa - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ xã Mường Lống lắc đầu: "Ở đây là vậy mà”. Chị Sùa cũng ngượng ngùng kể, chính chị cũng bị háy pù khi 16 tuổi.
Rời Mường Lống, chúng tôi qua xã Huổi Tụ và được nghe dân bản kể nhiều chuyện buồn về những người mẹ nhí. Vừ Y.M ở bản Na Ny (15 tuổi) trên đường đi học về bất chợt bị 3 người đàn ông xông vào lấy giẻ nhét vào miệng bỏ lên xe rú ga phóng đi. Quá hoảng sợ, M đã ngất đi, khi tỉnh lại thấy ở trong buồng kín. Biết mình bị Lỳ Bá Ch ở bản bên háy pù, M khóc lóc thảm thiết nhưng cũng đành chịu vì đó là luật tục của người Mông.
Hiện nay, không riêng gì 2 xã Mường Lống, Huổi Tụ mà rất nhiều bản làng ở các huyện miền núi vùng cao xứ Nghệ, vấn nạn cướp vợ và tảo hôn vẫn thường xuyên xảy ra. Đây là vấn đề nhức nhối làm đau đầu chính quyền địa phương và các nhà xã hội học.
Rất khó dẹp bỏ
Thầy giáo Lầu Bá Súa - người dân tộc Mông hiện đang công tác tại Trường THCS Huổi Tụ cho biết: “Cứ mỗi đợt xuân về, tết đến, trường lại vắng bóng nhiều em gái. Mình và nhiều thầy cô giáo ở đây cố gắng bằng nhiều hình thức giáo dục, vận động, tuyên truyền nhưng không ăn thua. Nhiều nữ sinh sợ hãi đến thầy cầu cứu, thương các em lắm nhưng thầy lực bất tòng tâm”.
Cô Nguyễn Thị L - giáo viên ở Mường Lống kể: “Người con trai thường lợi dụng lúc sơ hở là bắt người con gái mình thích về làm vợ. Tôi từng nhiều đêm nghe tiếng kêu thét kinh hoàng của những bé gái bị cướp về làm vợ mà chua xót".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Xồng Và Xúa - Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống hồn nhiên: “Đó chẳng qua chỉ là tập tục thôi mà, từ xưa đến nay vẫn vậy”. Còn bà Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn Vũ Thị Huyền bảo: “Để chấm dứt vấn nạn này là rất khó vì đó là tập tục đã ăn sâu bám rễ trong đồng bào. Vả lại, địa bàn Kỳ Sơn rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên việc tuyên truyền đến dân bản là rất hạn chế”.