• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Xung đột sắc tộc ở Myanmar: 29 người chết

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Theo giám đốc Sở An ninh và các vấn đề biên giới Htein Lin, cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu vào cuối tuần qua đã buộc hàng chục ngàn người phải di dời, gần 2.600 ngôi nhà bị phá hủy ở bang Rakhine.
Chỉ riêng trong cuộc bạo loạn đã có 29 người chết. Con số này không bao gồm 10 người Hồi giáo thiệt mạng do bị một đám đông Phật tử vây đánh hôm 3/6, vốn là nguyên nhâm châm ngòi xung đột giữa các Phật tử và người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.
Trong số 38 người bị thương có 22 người là người Hồi giáo. Chín tu viện, bảy nhà thờ Hồi giáo và một trường học bị đốt cháy trong bạo lực.
1339751682-xung-dot-sac-toc1.jpg

Người dân bang Rakhine tập trung chữa các đám cháy trong cuộc xung đột sắc tộc - Ảnh: Reuters
Hiện khoảng 31.900 người của cả hai bên đang tạm trú tại 37 khu trại ở Rakhine. Bang Rakhine vẫn đang được áp dụng lệnh giới nghiêm từ hoàng hôn đến bình minh.
Sự yên tĩnh đã trở lại với thủ phủ Sittwe của bang. Người dân bắt đầu xây dựng lại những ngôi nhà đã bị phá hủy. Một số cửa hàng và ngân hàng trong thủ phủ Sittwe đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên các khu chợ lớn và trường học thì vẫn đóng cửa.
Trả lời phóng viên, ông Hla Thein - cảnh sát trưởng bang Rakhine - nói: “không có ai thắng, không có ai được hưởng lợi gì” từ cuộc bạo lực này. “Những gì chúng ta có hiện nay là người tị nạn. Tất cả đều có nghĩa vụ ngăn chặn sự việc tương tự tái diễn. Nhưng rất khó để nói về hòa bình khi cả hai bên đều không thực sự tin tưởng lẫn nhau”.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Myanmar, ông Tomas Ojea Quintana, thúc giục chính phủ cải cách phải giải quyết “tận gốc rễ nguyên nhân” của sự kì thị chống lại người Rohingya trong khu vực. Ông gọi sự phân biệt đối xử với những tộc người thiểu số “là mối đe dọa với quá trình chuyển tiếp và ổn định dân chủ của Myanmar”.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top