• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Xem lại quy định cấm HS đi xe máy đến trường

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Dù học sinh cả nước mới chỉ nhập học được hai tuần và chỉ còn môt ngày nữa, Lễ Khai giảng năm học mới mới chính thức diễn ra, nhưng trên đường phố của các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, bóng dáng học sinh đầu trần đi xe máy đã xuất hiện “nhan nhản”.
Trong khi nhà trường và các lực lượng chức năng tìm đủ mọi cách để hạn chế tình trạng học sinh đi xe máy thì các em học sinh cũng tìm đủ cách thức và lý do để lách luật. Và để đưa việc cấm học sinh đi xe máy vào nề nếp, các trường học đã tổ chức trao đổi với phụ huynh, yêu cầu ký kết không cho con em đi xe gắn máy nhưng chỉ thu được một số sự đồng tình ít ỏi. Phần lớn phụ huynh đưa ra rất nhiều lý do như nhà xa, không có phương tiện khác, bố mẹ không thể đưa đón...
1346720602-xu-phat1.jpg

Tại Hà Nội, từ giữa tháng 8 cho đến đầu tháng 9, phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trong năm học 2011 - 2012, tại TP.HCM có 891 HS có tên trong danh sách vi phạm an toàn giao thông do phía công an cung cấp. Trong đó vi phạm tập trung ở các lỗi như chưa đủ tuổi đi xe gắn máy, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, lạng lách…
Thế nhưng, ông Chương phải thẳng thắn thừa nhận, việc cấm học sinh đi xe máy có những bất cập và hiện tại TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn trong việc hạn chế học sinh đi xe máy tới trường.
Trên thực tế cuộc sống hiện nay, xe máy là phương tiện thuận lợi nhất, giá xe lại rẻ nên nhà nào cũng có thể sắm cho con chiếc xe đi học. Trong khi đó, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, từ 12 tuổi được đi xe đạp, từ 16 tuổi được đi xe máy 50 phân khối và từ 18 tuổi được học lấy giấy phép lái xe. Dù biết con em mình chỉ được phép đi xe máy 50 phân khối nhưng do loại xe này hiện nay khó mua và nếu có mua được thì xét theo điều kiện sử dụng nó không thuận tiện nên nhiều phụ huynh vẫn “lờ” quy định để cho con đi xe phân khối lớn.
Trước thực tế, nhiều phụ huynh bất hợp tác với nhà trường trong việc kiểm soát học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất có nên xem xét lại độ tuổi được đi xe gắn máy, đồng thời các nhà làm luật cần phải nghiên cứu tại sao đã áp dụng mọi biện pháp như thế mà vẫn không hạn chế được tình trạng này?”.
Ý kiến trên của Sở GD&ĐT TP.HCM cũng được rất nhiều địa phương đang đau đầu với việc kiểm soát học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường đồng tình. Nhiều Sở GD&ĐT đã nêu thực trạng khó kiểm soát học sinh đi xe máy lại xuất phát chính từ phía phụ huynh học sinh. Theo điều tra trong số các học sinh vi phạm luật giao thông tại tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân chính của việc học sinh đi xe máy đến trường là do chính phụ huynh không tự mình đưa đón con được, trong khi đó sử dụng phương tiện khác phụ huynh sợ không an toàn. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy có nhiều phụ huynh quá dễ dãi với con em nên đã dùng chiếc xe máy để “dụ” con đi học, hay dùng làm “phần thưởng” cho con.
Trong khi đó, tại Hà Nội, từ giữa tháng 8 cho đến đầu tháng 9, phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường.
Mục tiêu của đợt ra quân là các cán bộ, chiến sỹ sẽ xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm để tạo sự răn đe. Thậm chí, các trường hợp vi phạm còn được thông báo lỗi về nhà trường và gia đình. Nhà trường và gia đình phải ký xác nhận thì các lỗi vi phạm mới được giải quyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý học sinh đi xe máy đến trường trong nửa tháng qua lại gây phản ứng trong phụ huynh bởi họ cho rằng, cho con em mình đi xe máy vừa tiết kiệm vừa an toàn và thuận tiện hơn là sử dụng xe buýt hay xe ôm và xe đạp. Chị NTD (phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy) cho biết, con chị học ở trường THPT Xuân Đỉnh, cách nhà 7km, cả năm lớp 10 nó đi xe đạp nhưng đến năm lớp 11 đi học bằng phương tiện này quá vất vả quá. Ý kiến của vị phụ huynh cho rằng, sau khi học ở trường, các cháu còn đi học thêm nên việc đưa đón các cháu sẽ chủ động hơn nếu để con em mình đi xe máy...
Ông Dương Văn Bá, Phó vụ trưởng Vụ công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT đánh giá, học sinh ở bậc học THPT vi phạm an toàn giao thông ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy các biện pháp hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao và thiếu tính bền vững. Lâu nay các trường tổ chức cho HS ký kết không vi phạm an toàn giao thông, ký xong các trường giữ để có bằng chứng chứ chưa thật chú trọng đến việc giáo dục.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top