Gỗ nghiến “lọt sào”, kiểm lâm “đá” sang Vườn quốc gia
Theo ông Hoàng Văn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn thì tình trạng khai thác gỗ trái phép ở Vườn quốc gia Ba Bể không chỉ diễn ra ở năm 2012 mà diễn ra từ 2011.
“Để xảy ra tình trạng này, BQL Vườn quốc gia phải chịu trách nhiệm. Đây là đơn vị trực thuộc quản lý của UBND tỉnh, còn chúng tôi là đơn vị cấp 2 trực thuộc Sở.
Việc quản lý, bảo vệ rừng ở vườn quốc gia Ba Bể là trách nhiệm của vườn quốc gia Ba Bể và chính quyền địa phương. Chi cục kiểm lâm chỉ có trách nhiệm hướng dẫn Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Ba Bể về chuyên môn, nghiệp vụ” - ông Hải khẳng định khi bàn về trách nhiệm của mình.
Ông Hoàng Văn Hải: "Khối lượng gỗ nghiến là bao nhiêu, khối lượng gỗ nghiến bị chặt phá là bao nhiêu thì chúng tôi cũng chưa nắm được. Việc này của vườn quốc gia ba Bể".
Về vấn đề có hay không có sự tiếp tay của lực lượng kiểm lâm khi để cho gỗ lậu tuồn về thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, ông Hải cho rằng, gỗ mang ra khỏi rừng thì rất nhiều đường đi, trong đó có hệ thống đường mòn. Từ đường mòn mới tập kết ra các xã lân cận với vùng lõi Vườn quốc gia ven đường 254.
Từ đây, gỗ được vận chuyển về xuôi bằng ô tô hoặc có thể bằng xe máy. Nếu lực lượng kiểm lâm sơ hở, họ có thể đi bằng ô tô, còn lực lượng kiểm lâm làm chặt, họ đi bằng xe máy hoặc đi bộ. Việc lâm tặc vận chuyển gỗ bằng ô tô có thể xảy ra, đã từng xảy ra.
Có bao nhiêu khối lượng gỗ nghiến đã lọt sào để về Chợ Đồn an toàn?
Lý giải về vấn đề tại sao trên con đường độc đạo 254 từ xã Nam Cường về huyện Chợ Đồn có các chốt chặn của lực lượng kiểm lâm, nhưng gỗ vẫn ngang nhiên lọt sào, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn cho rằng: do lực lượng kiểm lâm rất mỏng, kể cả có được tăng cường nữa nữa cũng khó làm được vì không được người dân ủng hộ. Cũng không loại trừ một số cán bộ kiểm lâm làm ngơ, né tránh, tiếp tay. Muốn nói gì thì nói, lực lượng kiểm lâm phải là nòng cốt, phải phát hiện và xử lý.
Điều đáng nói, mặc dù là người đứng đầu ngành kiểm lâm của tỉnh Bắc Kạn, là lực lượng nòng cốt để bảo vệ rừng, nhưng thời điểm hiện tại, ông Hải vẫn không thể nắm được trên toàn tỉnh có bao nhiêu diện tích gỗ nghiến, khối lương lớn hay nhỏ.
Ngay cả diện tích rừng nghiến bị phá cũng như số lượng gỗ nghiến bị lâm tặc tàn phá, vị Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cũng không nắm được.
“Khối lượng gỗ nghiến là bao nhiêu, khối lượng gỗ nghiến bị chặt phá là bao nhiêu thì chúng tôi cũng chưa nắm được. Việc này của vườn quốc gia ba Bể, tôi chỉ phụ trách về chuyên môn thôi. Không thể khẳng định được là trên địa bàn tỉnh có khối lượng gỗ nghiến là bao nhiêu vì chưa có một đề án nào để điều tra, đánh giá, thống kê”- ông Hải cho biết.
Đã kỷ luật nhiều cán bộ kiểm lâm
Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu bức xúc: “Tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép diễn ra rầm rộ trong thời gian qua. Sau khi các đợt truy quét của đoàn tuần tra liên ngành kết thúc, lâm tặc lại khai thác rầm rộ hơn. Chúng tôi không hiểu sao, việc lâm tặc phá rừng rầm rộ như thế mà lực lượng làm nhiệm vụ lại không phát hiện ra, tiếng cưa xẻ, cây đổ ầm ầm như thế mà các trạm kiểm lâm lại không nghe thấy”.
Bà Hằng cũng đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để cứu lấy Vườn quốc gia Ba Bể.
“Lực lượng kiểm lâm có phải ít đâu. Chính lực lượng này phải xem lại mình. Chúng tôi cũng có nghe thông tin việc kiểm lâm nhận tiền hối lộ để làm ngơ” - Chủ tịch xã Nam Mẫu tái khẳng định.
“Chúng tôi cũng đã nghe có dư luận về sự tiếp tay” – ông Nông Đình Khuê
Theo báo cáo của Vườn quốc gia Ba Bể, trong năm 2011, đơn vị đã tiến hành kỷ luật 11 cán bộ vì đã vi phạm điều lệ Đảng và không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Đáng chú ý, trong số 11 cán bộ bị kỷ luật ở trên, có 1 kiểm lâm bị làm kiểm điểm và thuyên chuyển công tác vì có dư luận liên quan đến vấn đề nhận tiền hối lộ của lâm tặc.
Ông Nông Đình Khuê – Phó Giám đốc VQG Ba Bể, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Ba Bể cho rằng, hiện nhiều cán bộ kiểm lâm chưa làm hết trách nhiệm; công tác tuần tra, kiểm soát chưa được duy trì thường xuyên. Việc các đầu nậu vẫn tìm cách thu mua gỗ nghiến cũng nhức nhối không kém.
“Chúng tôi cũng đã nghe có dư luận về sự tiếp tay, thông đồng giữa kiểm lâm và lâm tặc. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng, chưa bắt được quả tang” – ông Khuê khẳng định.
Gỗ bị bắt chỉ là phần nổi tảng băng chìm
Theo ông Triệu Văn Hiệu – Tổ trưởng Tổ truy quét Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Đồn thì lâm tặc sử dụng mọi thủ đoạn để phá rừng và vận chuyển gỗ. Để qua mặt cơ quan chức năng, lâm tặc còn dùng xe biển xanh để vận chuyển. Lâm tặc còn rải đinh vứt xuống dọc đường để bỏ chạy nếu bị lực lượng kiểm lâm phát hiện.
Cũng theo ông Hiệu từ đầu năm 2012 đến nay, 4 trạm kiểm lâm của huyện Chợ Đồn phát hiện, bắt giữ 11 vụ vận chuyển gỗ nghiến trái phép, trong đó có 3 vụ lâm tặc dùng ô tô để vận chuyển.
Những con số mà Hạt Kiểm lâm Chợ Đồn thống kê về số lượng gỗ nghiến bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
Cũng theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Chợ Đồn, trong năm 2011 cơ quan này đã tiến hành lập biên bản 149 vụ vi phạm phạm luật bảo và phát triển rừng. Kiểm lâm Chợ Đồn cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và chuyển cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý hồ sơ liên quan đến 154,061m3 gỗ nghiến.
Những con số mà Hạt Kiểm lâm Chợ Đồn thống kê về số lượng gỗ nghiến bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Số lượng gỗ nghiến tuồn từ vùng lõi vườn Quốc gia Ba Bể về xuôi mà không bị phát hiện còn lớn hơn rất nhiều.
Hiện, chưa có một con số thống kê chính xác về trữ lượng gỗ nghiến ở khu vực vùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể; cũng chưa có con số cụ thể về số lượng gỗ nghiến bị lâm tặc triệt hạ.
Chính vì vậy, không ai biết được số gỗ nghiến lọt qua hệ thống thập diện mai phục để về xuôi an toàn là bao nhiêu.
Theo ông Hoàng Văn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn thì tình trạng khai thác gỗ trái phép ở Vườn quốc gia Ba Bể không chỉ diễn ra ở năm 2012 mà diễn ra từ 2011.
“Để xảy ra tình trạng này, BQL Vườn quốc gia phải chịu trách nhiệm. Đây là đơn vị trực thuộc quản lý của UBND tỉnh, còn chúng tôi là đơn vị cấp 2 trực thuộc Sở.
Việc quản lý, bảo vệ rừng ở vườn quốc gia Ba Bể là trách nhiệm của vườn quốc gia Ba Bể và chính quyền địa phương. Chi cục kiểm lâm chỉ có trách nhiệm hướng dẫn Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Ba Bể về chuyên môn, nghiệp vụ” - ông Hải khẳng định khi bàn về trách nhiệm của mình.
Ông Hoàng Văn Hải: "Khối lượng gỗ nghiến là bao nhiêu, khối lượng gỗ nghiến bị chặt phá là bao nhiêu thì chúng tôi cũng chưa nắm được. Việc này của vườn quốc gia ba Bể".
Về vấn đề có hay không có sự tiếp tay của lực lượng kiểm lâm khi để cho gỗ lậu tuồn về thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, ông Hải cho rằng, gỗ mang ra khỏi rừng thì rất nhiều đường đi, trong đó có hệ thống đường mòn. Từ đường mòn mới tập kết ra các xã lân cận với vùng lõi Vườn quốc gia ven đường 254.
Từ đây, gỗ được vận chuyển về xuôi bằng ô tô hoặc có thể bằng xe máy. Nếu lực lượng kiểm lâm sơ hở, họ có thể đi bằng ô tô, còn lực lượng kiểm lâm làm chặt, họ đi bằng xe máy hoặc đi bộ. Việc lâm tặc vận chuyển gỗ bằng ô tô có thể xảy ra, đã từng xảy ra.
Có bao nhiêu khối lượng gỗ nghiến đã lọt sào để về Chợ Đồn an toàn?
Lý giải về vấn đề tại sao trên con đường độc đạo 254 từ xã Nam Cường về huyện Chợ Đồn có các chốt chặn của lực lượng kiểm lâm, nhưng gỗ vẫn ngang nhiên lọt sào, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn cho rằng: do lực lượng kiểm lâm rất mỏng, kể cả có được tăng cường nữa nữa cũng khó làm được vì không được người dân ủng hộ. Cũng không loại trừ một số cán bộ kiểm lâm làm ngơ, né tránh, tiếp tay. Muốn nói gì thì nói, lực lượng kiểm lâm phải là nòng cốt, phải phát hiện và xử lý.
Điều đáng nói, mặc dù là người đứng đầu ngành kiểm lâm của tỉnh Bắc Kạn, là lực lượng nòng cốt để bảo vệ rừng, nhưng thời điểm hiện tại, ông Hải vẫn không thể nắm được trên toàn tỉnh có bao nhiêu diện tích gỗ nghiến, khối lương lớn hay nhỏ.
Ngay cả diện tích rừng nghiến bị phá cũng như số lượng gỗ nghiến bị lâm tặc tàn phá, vị Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cũng không nắm được.
“Khối lượng gỗ nghiến là bao nhiêu, khối lượng gỗ nghiến bị chặt phá là bao nhiêu thì chúng tôi cũng chưa nắm được. Việc này của vườn quốc gia ba Bể, tôi chỉ phụ trách về chuyên môn thôi. Không thể khẳng định được là trên địa bàn tỉnh có khối lượng gỗ nghiến là bao nhiêu vì chưa có một đề án nào để điều tra, đánh giá, thống kê”- ông Hải cho biết.
Đã kỷ luật nhiều cán bộ kiểm lâm
Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu bức xúc: “Tình hình khai thác gỗ nghiến trái phép diễn ra rầm rộ trong thời gian qua. Sau khi các đợt truy quét của đoàn tuần tra liên ngành kết thúc, lâm tặc lại khai thác rầm rộ hơn. Chúng tôi không hiểu sao, việc lâm tặc phá rừng rầm rộ như thế mà lực lượng làm nhiệm vụ lại không phát hiện ra, tiếng cưa xẻ, cây đổ ầm ầm như thế mà các trạm kiểm lâm lại không nghe thấy”.
Bà Hằng cũng đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để cứu lấy Vườn quốc gia Ba Bể.
“Lực lượng kiểm lâm có phải ít đâu. Chính lực lượng này phải xem lại mình. Chúng tôi cũng có nghe thông tin việc kiểm lâm nhận tiền hối lộ để làm ngơ” - Chủ tịch xã Nam Mẫu tái khẳng định.
“Chúng tôi cũng đã nghe có dư luận về sự tiếp tay” – ông Nông Đình Khuê
Theo báo cáo của Vườn quốc gia Ba Bể, trong năm 2011, đơn vị đã tiến hành kỷ luật 11 cán bộ vì đã vi phạm điều lệ Đảng và không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Đáng chú ý, trong số 11 cán bộ bị kỷ luật ở trên, có 1 kiểm lâm bị làm kiểm điểm và thuyên chuyển công tác vì có dư luận liên quan đến vấn đề nhận tiền hối lộ của lâm tặc.
Ông Nông Đình Khuê – Phó Giám đốc VQG Ba Bể, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Ba Bể cho rằng, hiện nhiều cán bộ kiểm lâm chưa làm hết trách nhiệm; công tác tuần tra, kiểm soát chưa được duy trì thường xuyên. Việc các đầu nậu vẫn tìm cách thu mua gỗ nghiến cũng nhức nhối không kém.
“Chúng tôi cũng đã nghe có dư luận về sự tiếp tay, thông đồng giữa kiểm lâm và lâm tặc. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng, chưa bắt được quả tang” – ông Khuê khẳng định.
Gỗ bị bắt chỉ là phần nổi tảng băng chìm
Theo ông Triệu Văn Hiệu – Tổ trưởng Tổ truy quét Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Đồn thì lâm tặc sử dụng mọi thủ đoạn để phá rừng và vận chuyển gỗ. Để qua mặt cơ quan chức năng, lâm tặc còn dùng xe biển xanh để vận chuyển. Lâm tặc còn rải đinh vứt xuống dọc đường để bỏ chạy nếu bị lực lượng kiểm lâm phát hiện.
Cũng theo ông Hiệu từ đầu năm 2012 đến nay, 4 trạm kiểm lâm của huyện Chợ Đồn phát hiện, bắt giữ 11 vụ vận chuyển gỗ nghiến trái phép, trong đó có 3 vụ lâm tặc dùng ô tô để vận chuyển.
Những con số mà Hạt Kiểm lâm Chợ Đồn thống kê về số lượng gỗ nghiến bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
Cũng theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Chợ Đồn, trong năm 2011 cơ quan này đã tiến hành lập biên bản 149 vụ vi phạm phạm luật bảo và phát triển rừng. Kiểm lâm Chợ Đồn cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và chuyển cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý hồ sơ liên quan đến 154,061m3 gỗ nghiến.
Những con số mà Hạt Kiểm lâm Chợ Đồn thống kê về số lượng gỗ nghiến bị phát hiện chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Số lượng gỗ nghiến tuồn từ vùng lõi vườn Quốc gia Ba Bể về xuôi mà không bị phát hiện còn lớn hơn rất nhiều.
Hiện, chưa có một con số thống kê chính xác về trữ lượng gỗ nghiến ở khu vực vùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể; cũng chưa có con số cụ thể về số lượng gỗ nghiến bị lâm tặc triệt hạ.
Chính vì vậy, không ai biết được số gỗ nghiến lọt qua hệ thống thập diện mai phục để về xuôi an toàn là bao nhiêu.