Dị ứng với tiền lẻ
Ông Nguyễn Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết: "Trước đây xã chúng tôi nghèo lắm. Mọi người chỉ dựa vào vài thước ruộng, đói ăn đứt bữa thường xuyên xảy ra. Lúc đầu có vài người đi các nơi kiếm sống thu nhập hơn hẳn làm ruộng. Người dân trong xã thấy vậy lũ lượt kéo nhau đi khắp các thành phố lớn để làm thuê. Con số chính xác thì chúng tôi không thống kê được, vì họ đi về thất thường nhưng cũng phải lên đến hàng nghìn người. Họ đi làm quanh năm suốt tháng, ăn Tết xong khoảng rằm tháng Giêng không còn bóng dáng người nào ở nhà. Họ đi làm công nhân cho các nhà máy, đi bán báo, đánh giày, bốc vác... nghề gì ra tiền là làm".
"Thấy người dân phải tha phương cầu thực, lãnh đạo xã cũng rất trăn trở tìm nghề phụ cho họ làm lúc nông nhàn. Xã đã từng tổ chức các lớp đào tạo nghề thêu ren, đan gối nhưng không thành. Rồi cũng có một số doanh nghiệp muốn hợp tác, động viên khuyến khích, cho tiền bà con học nghề nhưng cứ học xong rồi lại đắp chiếu. Vì một ngày làm đồ thủ công như thế chỉ được 5.000 - 10.000đ, trong khi đi làm thuê mỗi ngày được trăm hơn trăm kém. Dân ở đây dị ứng với tiền lẻ, một ngày thêu ren chỉ được 5.000 - 10.000đ. Khổ lắm, dân thì nghèo nhưng tiền lẻ không chịu tiêu”, ông Thảo cho biết thêm.
Nhiều người dân xã Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa kiếm sống nhờ nghề đánh giầy (ảnh chụp trên phố Nguyễn Thị Định, Hà Nội)
Chúa chổm thành tỷ phú
Ông Thảo thừa nhận, bộ mặt kinh tế của địa phương thay đổi lớn nhờ những người đi làm xa, lao động tự do. Tổng thu nhập của của họ gấp 2, 3 lần thu nhập toàn xã. Trước đây chủ yếu là con trai, đàn ông, giờ thì đàn bà, con gái cũng đi làm xa. Nhiều gia đình đi cả nhà để con cái cho ông bà nuôi. Từ những nông dân, chân lấm tay bùn quanh năm sống trong đói nghèo, đi làm thuê một thời gian, nhiều gia đình trong xã xây được nhà cửa, có tiền tỷ trong tay.
"Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Thật là tấm gương điển hình làm giàu trong làng nhờ làm ăn xa. Cách đây hơn chục năm, mọi người gọi Thật là "chúa chổm", đi đến đâu anh cũng bị bắt nợ vì thua lô đề, cờ bạc. Đến nỗi bàn ghế trong nhà cũng bị chủ nợ bắt. Thấy mọi người xiết nợ ghê quá, anh Thật tháo chạy vào Sài Gòn trốn nợ. Chính thời gian đó, anh đã tìm được công việc trông xe cho các nhà hàng. Sau đó Thật đón vợ vào sống cùng. Vợ anh làm công việc vệ sinh trong quán ăn. Chỉ vài năm sau, anh đã trả hết nợ. Vợ chồng Thật làm việc có uy tín, nên có nhiều mối làm ăn. Làm không hết việc, vợ chồng anh đứng ra làm đầu mối, thuê người khác làm. Thu nhập gia đình vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hôm tôi đi công tác trong Sài Gòn được vợ chồng Thật mời đến thăm nhà, anh ấy khoe ngoài ngôi nhà mới xây hơn 1 tỷ đồng, còn vài mảnh đất nữa", ông Thảo hào hứng kể.
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên nhiều nhờ tiền đi làm thuê
Thanh niên "bập" vào ma túy
Ông Bùi Ngọc Vinh, Trưởng Công an xã Quảng Lộc cho biết: "Trước đây, ai đi nơi khác làm ăn đều đến xã xin giấy tạm trú, tạm vắng, xác nhận của địa phương. Nhưng hiện nay theo luật cư trú mới, người dân chỉ cần đem theo chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu là có thể tạm trú ở mọi nơi. Vì thế, chúng tôi không thể quản lý được số người đi làm ăn xa. Trong xã có hàng nghìn người đi khắp mọi miền đất nước làm ăn, vì thế xảy ra các tệ nạn xã hội là điều không tránh khỏi. Từ những thanh niên hiền lành, ngoan ngoãn khi đi ra cuộc sống đô thành, nhiều người đã dính vào nghiện ngập".
Theo lời ông Vinh thì Trần Văn Huy nghiện ma túy là một điển hình. Huy ở thôn 8, 21 tuổi, học xong lớp 12 theo mẹ vào Sài Gòn đánh giày, bán báo. Thời gian đầu, Huy chăm chỉ làm việc, mỗi ngày thu nhập được 200.000đ, đỡ đần gia đình trang trải nợ nần. Nhưng chỉ một năm sống ở Sài Gòn hoa lệ, đi theo đám bạn ăn chơi đua đòi, bị rủ rê hít thử ma túy. Mấy lần đầu, đám bạn cho hít miễn phí, dần thành nghiện. Số tiền hằng ngày đi đánh giầy, bán báo cũng không đủ, Huy theo đám bạn đi trộm cắp và bị bắt trong lần ăn cắp ở một cửa hàng điện thoại. Công an quận Bình Thạnh, TPHCM đã thông báo về địa phương
Việc Huy nghiện ma túy, thực sự làm gia đình và mọi người trong xã bất ngờ, bởi ngày ở quê Huy hiền như cục đất, không biết hút thuốc lá, rất chăm học và làm lụng giúp đỡ bố mẹ.
Ông Vinh cho hay: "Huy đã được đưa vào trại giáo dưỡng để cai nghiện. Sau hai năm, Huy được trả về địa phương. Tưởng rằng, em đã tỉnh ngộ, quyết tâm từ bỏ ma túy để trở lại cuộc sống. Nhưng chỉ về quê một thời gian Huy đã lấy trộm tiền của bố mẹ đi mua thuốc phiện. Bây giờ, Huy nghiện nặng, bỏ nhà vào TPHCM, đi theo đám bạn bụi đời".
Ông Nguyễn Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết: "Trước đây xã chúng tôi nghèo lắm. Mọi người chỉ dựa vào vài thước ruộng, đói ăn đứt bữa thường xuyên xảy ra. Lúc đầu có vài người đi các nơi kiếm sống thu nhập hơn hẳn làm ruộng. Người dân trong xã thấy vậy lũ lượt kéo nhau đi khắp các thành phố lớn để làm thuê. Con số chính xác thì chúng tôi không thống kê được, vì họ đi về thất thường nhưng cũng phải lên đến hàng nghìn người. Họ đi làm quanh năm suốt tháng, ăn Tết xong khoảng rằm tháng Giêng không còn bóng dáng người nào ở nhà. Họ đi làm công nhân cho các nhà máy, đi bán báo, đánh giày, bốc vác... nghề gì ra tiền là làm".
"Thấy người dân phải tha phương cầu thực, lãnh đạo xã cũng rất trăn trở tìm nghề phụ cho họ làm lúc nông nhàn. Xã đã từng tổ chức các lớp đào tạo nghề thêu ren, đan gối nhưng không thành. Rồi cũng có một số doanh nghiệp muốn hợp tác, động viên khuyến khích, cho tiền bà con học nghề nhưng cứ học xong rồi lại đắp chiếu. Vì một ngày làm đồ thủ công như thế chỉ được 5.000 - 10.000đ, trong khi đi làm thuê mỗi ngày được trăm hơn trăm kém. Dân ở đây dị ứng với tiền lẻ, một ngày thêu ren chỉ được 5.000 - 10.000đ. Khổ lắm, dân thì nghèo nhưng tiền lẻ không chịu tiêu”, ông Thảo cho biết thêm.
Nhiều người dân xã Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa kiếm sống nhờ nghề đánh giầy (ảnh chụp trên phố Nguyễn Thị Định, Hà Nội)
Chúa chổm thành tỷ phú
Ông Thảo thừa nhận, bộ mặt kinh tế của địa phương thay đổi lớn nhờ những người đi làm xa, lao động tự do. Tổng thu nhập của của họ gấp 2, 3 lần thu nhập toàn xã. Trước đây chủ yếu là con trai, đàn ông, giờ thì đàn bà, con gái cũng đi làm xa. Nhiều gia đình đi cả nhà để con cái cho ông bà nuôi. Từ những nông dân, chân lấm tay bùn quanh năm sống trong đói nghèo, đi làm thuê một thời gian, nhiều gia đình trong xã xây được nhà cửa, có tiền tỷ trong tay.
"Vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Thật là tấm gương điển hình làm giàu trong làng nhờ làm ăn xa. Cách đây hơn chục năm, mọi người gọi Thật là "chúa chổm", đi đến đâu anh cũng bị bắt nợ vì thua lô đề, cờ bạc. Đến nỗi bàn ghế trong nhà cũng bị chủ nợ bắt. Thấy mọi người xiết nợ ghê quá, anh Thật tháo chạy vào Sài Gòn trốn nợ. Chính thời gian đó, anh đã tìm được công việc trông xe cho các nhà hàng. Sau đó Thật đón vợ vào sống cùng. Vợ anh làm công việc vệ sinh trong quán ăn. Chỉ vài năm sau, anh đã trả hết nợ. Vợ chồng Thật làm việc có uy tín, nên có nhiều mối làm ăn. Làm không hết việc, vợ chồng anh đứng ra làm đầu mối, thuê người khác làm. Thu nhập gia đình vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hôm tôi đi công tác trong Sài Gòn được vợ chồng Thật mời đến thăm nhà, anh ấy khoe ngoài ngôi nhà mới xây hơn 1 tỷ đồng, còn vài mảnh đất nữa", ông Thảo hào hứng kể.
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên nhiều nhờ tiền đi làm thuê
Thanh niên "bập" vào ma túy
Ông Bùi Ngọc Vinh, Trưởng Công an xã Quảng Lộc cho biết: "Trước đây, ai đi nơi khác làm ăn đều đến xã xin giấy tạm trú, tạm vắng, xác nhận của địa phương. Nhưng hiện nay theo luật cư trú mới, người dân chỉ cần đem theo chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu là có thể tạm trú ở mọi nơi. Vì thế, chúng tôi không thể quản lý được số người đi làm ăn xa. Trong xã có hàng nghìn người đi khắp mọi miền đất nước làm ăn, vì thế xảy ra các tệ nạn xã hội là điều không tránh khỏi. Từ những thanh niên hiền lành, ngoan ngoãn khi đi ra cuộc sống đô thành, nhiều người đã dính vào nghiện ngập".
Theo lời ông Vinh thì Trần Văn Huy nghiện ma túy là một điển hình. Huy ở thôn 8, 21 tuổi, học xong lớp 12 theo mẹ vào Sài Gòn đánh giày, bán báo. Thời gian đầu, Huy chăm chỉ làm việc, mỗi ngày thu nhập được 200.000đ, đỡ đần gia đình trang trải nợ nần. Nhưng chỉ một năm sống ở Sài Gòn hoa lệ, đi theo đám bạn ăn chơi đua đòi, bị rủ rê hít thử ma túy. Mấy lần đầu, đám bạn cho hít miễn phí, dần thành nghiện. Số tiền hằng ngày đi đánh giầy, bán báo cũng không đủ, Huy theo đám bạn đi trộm cắp và bị bắt trong lần ăn cắp ở một cửa hàng điện thoại. Công an quận Bình Thạnh, TPHCM đã thông báo về địa phương
Việc Huy nghiện ma túy, thực sự làm gia đình và mọi người trong xã bất ngờ, bởi ngày ở quê Huy hiền như cục đất, không biết hút thuốc lá, rất chăm học và làm lụng giúp đỡ bố mẹ.
Ông Vinh cho hay: "Huy đã được đưa vào trại giáo dưỡng để cai nghiện. Sau hai năm, Huy được trả về địa phương. Tưởng rằng, em đã tỉnh ngộ, quyết tâm từ bỏ ma túy để trở lại cuộc sống. Nhưng chỉ về quê một thời gian Huy đã lấy trộm tiền của bố mẹ đi mua thuốc phiện. Bây giờ, Huy nghiện nặng, bỏ nhà vào TPHCM, đi theo đám bạn bụi đời".
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, trong xã có 20 người nghiện ma túy công khai và đưa vào diện quản lý và cai nghiện; 40 người có nghi vấn đã từng sử dụng ma túy, đang được theo dõi. Vì họ đi cả năm, dịp lễ, Tết mới về quê nên chúng tôi không thể quản lý được. Ông Bùi Ngọc Vinh (Trưởng Công an xã Quảng Lộc) Một sào ruộng làm trong sáu tháng được 2,5 tạ bán đi được hơn 1 triệu đồng. Trừ chi phí thì coi như hòa vốn, còn nếu bị bão lụt thì coi như mất trắng. Trong khi đó một người đi làm thuê được 3 triệu đồng/tháng. Vì thế, sau vài năm đi làm ăn xa, nhiều gia đình đã xây được nhà cửa khang trang. Tuy nhiên, xã không khuyến khích việc này vì nó không ổn định. Ông Nguyễn Văn Thảo (Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) |