Trưa 16/10, đại diện UBND xã Tà Long, huyện Đakrông - Quảng Trị phải thông báo với 13 hộ dân thôn La Hy việc hoãn cuộc họp với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư công trình thủy điện Đakrông 3.
Bất hợp tác
Ông Lê Xuân Tang, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, cho biết trước đó vài ngày, xã đã gửi giấy mời lãnh đạo Công ty CP Thủy điện Trường Sơn tới dự cuộc họp bàn đền bù cho 13 hộ dân trong lòng hồ thủy điện Đakrông 3 vào chiều 16/10. “Họ bảo là phải làm việc với Sở Công thương nên không thể tham dự cuộc họp. Họ không muốn hợp tác với chúng tôi để giải quyết vấn đề” - ông Tang bức xúc. Trong khi đó, phóng viên xác minh qua Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị thì được biết không có cuộc họp nào với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn vào chiều 16/10.
Chủ đầu tư khẳng định đập thủy điện Đakrông 3 không hề bị vỡ
Liên quan đến 13 hộ dân, vào tháng 4/2010, UBND huyện Đakrông đã có quyết định phê duyệt đền bù hoa màu, đất đai với số tiền hơn 561 triệu đồng. “Chủ đầu tư thống nhất giá đền bù từ năm 2009 nhưng không chi tiền nên dân rất bức xúc” - ông Tang cho biết.
Theo ông Tang, ngoài 13 hộ dân trên còn có 2 hộ khác ở thôn La Hy sống trong khu vực lòng hồ nhưng không thuộc diện di dời, giải tỏa. Nếu lũ dâng cao thì chắc chắn nước trong lòng hồ thủy điện Đakrông 3 sẽ nhấn chìm nhà dân. “Chúng tôi luôn sống trong sợ hãi vì công trình bị vỡ thì chẳng thể chạy thoát” - ông Hồ Văn Khanh, ngụ thôn La Hy, lo lắng.
Xã Tà Long có 607 hộ dân với 3.149 nhân khẩu, sống bằng nghề nương rẫy và trồng lúa. Diện tích canh tác của họ chủ yếu ở khu vực lòng hồ thủy điện Đakrông 3 mà giờ đây nước đã nhấn chìm. “Việc người dân mất đất sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đói nghèo và nạn phá rừng trầm trọng” - ông Tang nhận định.
Sự cố rất nghiêm trọng!
Đập thủy điện Đakrông 3 được thiết kế theo kiểu tràn tự do, không có cửa xả đáy, dài 200 m và cao 22 m.
Ngày 16/10, trao đổi với phóng viên một số cơ quan báo chí, ông Mai Xuân Huế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy điện Trường Sơn, khẳng định đập thủy điện Đakrông 3 không hề bị vỡ mà đang rất an toàn(?). “Nơi bị vỡ là phần tường được dựng tạm lên ở vị trí chưa thi công xong để tích nước vận hành máy theo kế hoạch nhằm kiểm tra thử đập có bị rò rỉ hay không. Sau khi vận hành thử xong, ngày 5/10, chúng tôi đã cho phá bỏ bức tường này” - ông Huế phân trần.
Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, quả quyết rằng đây là sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 rất nghiêm trọng. “UBND tỉnh Quảng Trị không thể độc lập kiểm tra chất lượng công trình vì trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tham gia kiểm tra với vai trò là trung gian để bảo đảm khách quan” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Bất hợp tác
Ông Lê Xuân Tang, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, cho biết trước đó vài ngày, xã đã gửi giấy mời lãnh đạo Công ty CP Thủy điện Trường Sơn tới dự cuộc họp bàn đền bù cho 13 hộ dân trong lòng hồ thủy điện Đakrông 3 vào chiều 16/10. “Họ bảo là phải làm việc với Sở Công thương nên không thể tham dự cuộc họp. Họ không muốn hợp tác với chúng tôi để giải quyết vấn đề” - ông Tang bức xúc. Trong khi đó, phóng viên xác minh qua Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị thì được biết không có cuộc họp nào với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn vào chiều 16/10.
Chủ đầu tư khẳng định đập thủy điện Đakrông 3 không hề bị vỡ
Liên quan đến 13 hộ dân, vào tháng 4/2010, UBND huyện Đakrông đã có quyết định phê duyệt đền bù hoa màu, đất đai với số tiền hơn 561 triệu đồng. “Chủ đầu tư thống nhất giá đền bù từ năm 2009 nhưng không chi tiền nên dân rất bức xúc” - ông Tang cho biết.
Theo ông Tang, ngoài 13 hộ dân trên còn có 2 hộ khác ở thôn La Hy sống trong khu vực lòng hồ nhưng không thuộc diện di dời, giải tỏa. Nếu lũ dâng cao thì chắc chắn nước trong lòng hồ thủy điện Đakrông 3 sẽ nhấn chìm nhà dân. “Chúng tôi luôn sống trong sợ hãi vì công trình bị vỡ thì chẳng thể chạy thoát” - ông Hồ Văn Khanh, ngụ thôn La Hy, lo lắng.
Xã Tà Long có 607 hộ dân với 3.149 nhân khẩu, sống bằng nghề nương rẫy và trồng lúa. Diện tích canh tác của họ chủ yếu ở khu vực lòng hồ thủy điện Đakrông 3 mà giờ đây nước đã nhấn chìm. “Việc người dân mất đất sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đói nghèo và nạn phá rừng trầm trọng” - ông Tang nhận định.
Sự cố rất nghiêm trọng!
Đập thủy điện Đakrông 3 được thiết kế theo kiểu tràn tự do, không có cửa xả đáy, dài 200 m và cao 22 m.
Ngày 16/10, trao đổi với phóng viên một số cơ quan báo chí, ông Mai Xuân Huế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy điện Trường Sơn, khẳng định đập thủy điện Đakrông 3 không hề bị vỡ mà đang rất an toàn(?). “Nơi bị vỡ là phần tường được dựng tạm lên ở vị trí chưa thi công xong để tích nước vận hành máy theo kế hoạch nhằm kiểm tra thử đập có bị rò rỉ hay không. Sau khi vận hành thử xong, ngày 5/10, chúng tôi đã cho phá bỏ bức tường này” - ông Huế phân trần.
Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, quả quyết rằng đây là sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 rất nghiêm trọng. “UBND tỉnh Quảng Trị không thể độc lập kiểm tra chất lượng công trình vì trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tham gia kiểm tra với vai trò là trung gian để bảo đảm khách quan” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Phải có đơn vị kiểm định Ông Nguyễn Văn Cảnh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị, cho biết đơn vị này chỉ có vai trò quản lý và kiểm tra về mặt hành chính việc xây dựng công trình thủy điện, vấn đề chuyên môn thuộc ngành công thương. Đối với việc kiểm định chất lượng công trình, ông Cảnh cho rằng phải có một cơ quan kiểm định chuyên môn chứ* Sở Xây dựng không thể tiến hành vì sai chức năng. “Thủy điện là công trình xây dựng cơ bản nên mọi vật liệu đều do đơn vị tư vấn đặt ra và đơn vị giám sát sẽ giám sát chất lượng. Ngoài ra, không có cơ quan chức năng nào quy định quy chuẩn vật liệu này phải lấy từ đâu, chất lượng như thế nào” - ông Cảnh khẳng định. |