"Sự cố hi hữu" hay hiện tượng thấm nước?
Chủ động giải trình trước Quốc hội về công trình thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Huy Hoàng cho hay, Bộ cùng các bộ ngành liên quan đã khắc phục triệt để "sự cố". Phương pháp thi công bê tông đầm lăn sử dụng ở đây là phương pháp của 600 công trình trên thế giới. Việt Nam có 12 công trình thủy điện sử dụng phương pháp này, việc xảy ra với Sông Tranh 2 chỉ là "sự cố hi hữu".
Hai lần đứng lên do không thỏa mãn với câu trả lời, ĐB Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) hỏi Bộ trưởng với lượng nước thấm hơn 70 lít/giây, liệu có đập thủy điện nào thấm như vậy? Trong phương án khắc phục có tính đến việc di dời dân để đảm bảo an toàn? Nếu vỡ đập, ai sẽ chịu trách nhiệm khi khảo sát của các nhà khoa học khẳng định hiện tượng thấm nước qua đập là "bất thường"? Trách nhiệm của hội đồng nghiệm thu nhà nước đến đâu khi báo chí phát hiện mới vào cuộc?
ĐB Trần Xuân Vinh: Nếu vỡ đập, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Bộ trưởng Hoàng cho rằng, trong số 12 đập ở Việt Nam sử dụng phương pháp đầm lăn, ngoài Sông Tranh 2 có sự cố, đều hoạt động tốt. Sự cố Sông Tranh 2, theo ông là "hi hữu" và phải "khắc phục bằng được". Ông cũng cho rằng lượng nước thấm đúng là quá mức cho phép, có lúc 75 lít/giây. Do đó, những nghi ngại băn khoăn chất lượng công trình phải có biện pháp căn cơ hơn, nghiêm túc xem xét, xử lý khắc phục. Bộ Công thương có phần trách nhiệm.
"Cho đến giờ phút này, chưa có cơ sở nói rằng không an toàn" - Bộ trưởng quả quyết.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Huy Hoàng: Chưa có cơ sở nói không an toàn
Ngay khi đứng lên "chia lửa" với ông Hoàng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định luôn: "Cá nhân tôi khẳng định đập đã an toàn".
Bộ trưởng Dũng nói: "Đây không gọi là sự cố, bởi sự cố phải đổ vỡ công trình mà theo quy định của luật thì đây chưa phải, chỉ thấm thôi. Hội đồng nghiệm thu nhà nước cùng Bộ Công thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đã quyết liệt tập trung chỉ đạo chủ đầu tư và chủ đầu tư đang tập trung chống thấm, mời các chuyên gia chống thấm có kinh nghiệm của nước ngoài... Cố gắng khắc phục trước mùa lũ và chỉ được tích nước khi đập này khẳng định là an toàn. Hội đồng nghiệm thu yêu cầu phải có tư vấn độc lập nữa của Thụy Sỹ. Chỉ không an toàn mới di dân thôi".
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Không gọi là sự cố
Nghe giải trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng giải thích của hai Bộ trưởng là "sẵn sàng chịu trách nhiệm" song hai ông cần "củng cố lập trường" về kết luận kiểm tra, xem có chắc chắn an toàn không để cử tri yên tâm, và có đặt ra vấn đề di dân hay không.
1 MW thủy điện phá 3,9 ha rừng
Thực trạng quy hoạch, xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, đặc biệt thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung, Tây Nguyên mang mục đích sản xuất điện năng phục vụ phát triển song đang để lại hệ lụy lớn khi các dự án triển khai hầu hết ở khu vực rừng đầu nguồn. Cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu dẫn đến nạn phá rừng không kiểm soát, nhiều rừng bị xóa sổ, dẫn đến hạn hán mùa khô, lũ lụt ngày càng khốc liệt, môi trường ô nhiễm, chưa kể xả lũ điện mùa mưa.
Đó là chất vấn của nhiều ĐB dành cho Bộ trưởng Nguyễn Huy Hoàng khi yêu cầu Chính phủ có giải pháp. ĐB Nguyễn Thanh Thụy lo ngại có những dự án thủy điện nhỏ 4 MW nhưng phá đến 70 ha rừng.
Bộ trưởng Công thương khẳng định, cơ bản, các công trình thủy điện đã và đang triển khai đều "dựa trên quy hoạch được phê duyệt". Hiện có 1.097 dự án với tổng công suất 24.246 MW. Trong đó có 195 dự án đã phát điện, cung cấp khoảng 36% nhu cầu điện của cả nước.
Khẳng định tính tối ưu của phát triển thủy điện, phù hợp đặc điểm địa lý hệ thống sông suối nhiều ở Việt Nam, Bộ trưởng cho rằng phát triển thủy điện đúng mục đích sẽ góp phần cung cấp năng lượng, cải thiện môi trường. Song để khắc phục những ảnh hưởng môi trường, rừng, tái định cư, an toàn, Bộ đã loại bỏ 52 dự án. Từ nay đến cuối năm, trong số 657 dự án chưa đầu tư, Bộ sẽ kiểm tra quy hoạch tính khả thi, nếu có vi phạm sẽ có thể đình chỉ.
Ông cũng "đính chính" 1 MW thủy điện phải sử dụng 6,2 ha đất các loại, trong đó sử dụng đất rừng bình quân 3,9ha. Theo quy định, chủ đầu tư nếu phá 1ha rừng thì phải trồng trả lại 1ha rừng. Nhưng theo ông, điều này "không đơn giản" vì với những dự án lớn thì khó với quỹ đất trồng bù ở địa phương. Do đó tới đây địa phương phải xác định, xem lại tính khả thi của quy định này.
Tham gia giải trình bổ sung, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết thêm, 52 dự án bị loại bỏ là những dự án chiếm đất rừng lớn, đất lớn mà không có nguồn cân đối trở lại. Xung quanh quy định trồng bù và quỹ đất trồng bù rừng, qua kiểm tra thời gian qua, nhiều địa phương không có quỹ đất để bố trí. Do đó, tới đây sẽ tiến hành tổng hợp về trồng bù rừng, địa phương nào không bố trí được quỹ đất sẽ thu lại về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quyết định trồng bù ở đâu.
Chủ động giải trình trước Quốc hội về công trình thủy điện Sông Tranh 2, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Huy Hoàng cho hay, Bộ cùng các bộ ngành liên quan đã khắc phục triệt để "sự cố". Phương pháp thi công bê tông đầm lăn sử dụng ở đây là phương pháp của 600 công trình trên thế giới. Việt Nam có 12 công trình thủy điện sử dụng phương pháp này, việc xảy ra với Sông Tranh 2 chỉ là "sự cố hi hữu".
Hai lần đứng lên do không thỏa mãn với câu trả lời, ĐB Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) hỏi Bộ trưởng với lượng nước thấm hơn 70 lít/giây, liệu có đập thủy điện nào thấm như vậy? Trong phương án khắc phục có tính đến việc di dời dân để đảm bảo an toàn? Nếu vỡ đập, ai sẽ chịu trách nhiệm khi khảo sát của các nhà khoa học khẳng định hiện tượng thấm nước qua đập là "bất thường"? Trách nhiệm của hội đồng nghiệm thu nhà nước đến đâu khi báo chí phát hiện mới vào cuộc?
ĐB Trần Xuân Vinh: Nếu vỡ đập, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Bộ trưởng Hoàng cho rằng, trong số 12 đập ở Việt Nam sử dụng phương pháp đầm lăn, ngoài Sông Tranh 2 có sự cố, đều hoạt động tốt. Sự cố Sông Tranh 2, theo ông là "hi hữu" và phải "khắc phục bằng được". Ông cũng cho rằng lượng nước thấm đúng là quá mức cho phép, có lúc 75 lít/giây. Do đó, những nghi ngại băn khoăn chất lượng công trình phải có biện pháp căn cơ hơn, nghiêm túc xem xét, xử lý khắc phục. Bộ Công thương có phần trách nhiệm.
"Cho đến giờ phút này, chưa có cơ sở nói rằng không an toàn" - Bộ trưởng quả quyết.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Huy Hoàng: Chưa có cơ sở nói không an toàn
Ngay khi đứng lên "chia lửa" với ông Hoàng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định luôn: "Cá nhân tôi khẳng định đập đã an toàn".
Bộ trưởng Dũng nói: "Đây không gọi là sự cố, bởi sự cố phải đổ vỡ công trình mà theo quy định của luật thì đây chưa phải, chỉ thấm thôi. Hội đồng nghiệm thu nhà nước cùng Bộ Công thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đã quyết liệt tập trung chỉ đạo chủ đầu tư và chủ đầu tư đang tập trung chống thấm, mời các chuyên gia chống thấm có kinh nghiệm của nước ngoài... Cố gắng khắc phục trước mùa lũ và chỉ được tích nước khi đập này khẳng định là an toàn. Hội đồng nghiệm thu yêu cầu phải có tư vấn độc lập nữa của Thụy Sỹ. Chỉ không an toàn mới di dân thôi".
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Không gọi là sự cố
Nghe giải trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng giải thích của hai Bộ trưởng là "sẵn sàng chịu trách nhiệm" song hai ông cần "củng cố lập trường" về kết luận kiểm tra, xem có chắc chắn an toàn không để cử tri yên tâm, và có đặt ra vấn đề di dân hay không.
1 MW thủy điện phá 3,9 ha rừng
Thực trạng quy hoạch, xây dựng nhiều nhà máy thủy điện, đặc biệt thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung, Tây Nguyên mang mục đích sản xuất điện năng phục vụ phát triển song đang để lại hệ lụy lớn khi các dự án triển khai hầu hết ở khu vực rừng đầu nguồn. Cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu dẫn đến nạn phá rừng không kiểm soát, nhiều rừng bị xóa sổ, dẫn đến hạn hán mùa khô, lũ lụt ngày càng khốc liệt, môi trường ô nhiễm, chưa kể xả lũ điện mùa mưa.
Đó là chất vấn của nhiều ĐB dành cho Bộ trưởng Nguyễn Huy Hoàng khi yêu cầu Chính phủ có giải pháp. ĐB Nguyễn Thanh Thụy lo ngại có những dự án thủy điện nhỏ 4 MW nhưng phá đến 70 ha rừng.
Bộ trưởng Công thương khẳng định, cơ bản, các công trình thủy điện đã và đang triển khai đều "dựa trên quy hoạch được phê duyệt". Hiện có 1.097 dự án với tổng công suất 24.246 MW. Trong đó có 195 dự án đã phát điện, cung cấp khoảng 36% nhu cầu điện của cả nước.
Khẳng định tính tối ưu của phát triển thủy điện, phù hợp đặc điểm địa lý hệ thống sông suối nhiều ở Việt Nam, Bộ trưởng cho rằng phát triển thủy điện đúng mục đích sẽ góp phần cung cấp năng lượng, cải thiện môi trường. Song để khắc phục những ảnh hưởng môi trường, rừng, tái định cư, an toàn, Bộ đã loại bỏ 52 dự án. Từ nay đến cuối năm, trong số 657 dự án chưa đầu tư, Bộ sẽ kiểm tra quy hoạch tính khả thi, nếu có vi phạm sẽ có thể đình chỉ.
Ông cũng "đính chính" 1 MW thủy điện phải sử dụng 6,2 ha đất các loại, trong đó sử dụng đất rừng bình quân 3,9ha. Theo quy định, chủ đầu tư nếu phá 1ha rừng thì phải trồng trả lại 1ha rừng. Nhưng theo ông, điều này "không đơn giản" vì với những dự án lớn thì khó với quỹ đất trồng bù ở địa phương. Do đó tới đây địa phương phải xác định, xem lại tính khả thi của quy định này.
Tham gia giải trình bổ sung, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết thêm, 52 dự án bị loại bỏ là những dự án chiếm đất rừng lớn, đất lớn mà không có nguồn cân đối trở lại. Xung quanh quy định trồng bù và quỹ đất trồng bù rừng, qua kiểm tra thời gian qua, nhiều địa phương không có quỹ đất để bố trí. Do đó, tới đây sẽ tiến hành tổng hợp về trồng bù rừng, địa phương nào không bố trí được quỹ đất sẽ thu lại về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quyết định trồng bù ở đâu.
Có "âm mưu" của thương lái nước ngoài? ĐB Nguyễn Quang Cường (Hải Phòng) chất vấn về thực trạng doanh nhân Trung Quốc đi vào ngõ ngách để thu mua nông sản Việt Nam, vai trò chỉ đạo giải quyết của Bộ để nông dân yên tâm sản xuất. Bộ trưởng Nguyễn Huy Hoàng cho hay qua kiểm tra cho thấy bên cạnh một số doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế về thương mại, thu mua sản phẩm thông qua ký hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam như thương vụ vải thiều Bắc Giang, có xuất hiện thương nhân, thương lái thực hiện không đúng quy định của pháp luật, trực tiếp gom sản phẩm, dẫn đến nợ đọng trong buôn bán với người dân. Bộ Công thương đã kiểm tra và yêu cầu Sở Công thương địa phương nếu thấy có hành vi thương mại sai trái thì nghiêm khắc xử lý theo luật. Nếu sai phạm lớn sẽ chấm dứt hoạt động, đền bù hậu quả. Bộ trưởng cũng nói, từ thực tế này để đối chiếu hệ thống pháp luật, nếu còn "kẽ hở" để lợi dụng thì sẽ tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bên cạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát, trong đó không thể thiếu kênh giám sát từ báo chí, người dân, và các doanh nghiệp. ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt vấn đề không chỉ dừng lợi ích kinh tế khi các thương lái Trung Quốc đi vào ngõ ngách để thu mua sản phẩm, liệu có hay không những âm mưu khác đằng sau về chính trị, gây rối, ảnh hưởng đến quốc gia? Chất vấn này được Chủ tịch Quốc hội đề nghị chuyển cho lãnh đạo bộ, ngành liên quan trả lời sau. |