• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Vụ mất trộm sừng tê giác: Xã nghèo chấn động

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Vụ đại gia Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ vừa xảy ra đã gây chấn động xã nghèo Hàm Tân (Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan chức năng, người bị mất sừng tê giác không có tên trong danh sách những người xuất và nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác.
Vụ trộm tại “xã an toàn”
Thượng úy Lê Trần Nghĩa – Trưởng Công an xã Hàm Tân cho biết, Hàm Tân được công nhận là “Xã an toàn” từ tháng 6/2009. Từ ngày thành lập đến nay, Hàm Tân chưa bao giờ xảy ra vụ việc gì liên quan đến an ninh trật tự. Người dân sống rất hiền hòa, đến chuyện cãi vã nhau cũng hiếm khi xảy ra. Thậm chí, nhiều năm nay chưa có người dân Hàm Tân nào có hành vi vi phạm pháp luật ở nơi khác bị thông báo về địa phương.
1349403748-dinh-thu1.jpg

Khu dinh thự - nơi mất sừng tê giác của ông Trầm Bê nằm giữa vùng quê nghèo
“Chiều 27/9, người thân của ông Trầm Bê đến trụ sở Công an xã báo mất sừng tê giác. Ngay sau đó, chúng tôi báo về Công an huyện để nơi này xử lý vì vụ này vượt thẩm quyền cấp xã” - thượng úy Nghĩa nói. Cũng theo ông Nghĩa, khu dinh thự của ông Trầm Bê rất rộng. Khu này có khoảng 13 bảo vệ, an ninh khá nghiêm ngặt.
Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ trước thông tin sừng tê giác bạc tỷ bị mất trên địa bàn, bởi lâu nay xã này tuyệt đối an toàn. Tại quê nhà Hàm Tân, ông Trầm Bê không có đóng góp nào trực tiếp đối với địa phương, cũng không đầu tư làm ăn tại đây nhưng người dân vẫn quý mến vì ông Trầm Bê đã từng bỏ tiền ra tu sửa chùa Vàm Rây (còn gọi là chùa Phật Nằm với kinh phí hơn 1 triệu USD – PV).
“Hoàn thành năm 2008, khu dinh thự của ông Trầm Bê vẫn mở cửa cho các đoàn khách T.Ư và địa phương tham quan. Mỗi lần cấp trên yêu cầu, tôi sẽ liên hệ với người quản lý để họ mở cửa và hướng dẫn tham quan” - ông Hiền nói.
Chiều 3/10, phóng viên có mặt tại khu dinh thự của ông Trầm Bê. Giữa những căn nhà lá rách nát, khu nhà hoành tráng của ông vươn lên sừng sững đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo nơi đây. Biết tôi là nhà báo, một người dân chép miệng: “Chú vào không được đâu. Ở đây toàn đón khách đi xe hơi sang trọng không hà. Tụi tui ở đây cũng không biết ở trỏng có gì, chỉ nghe nói xa hoa dữ lắm”.
Nói chuyện mất trộm, một người dân chỉ vào cánh cổng bề thế, nói: “Con kiến cũng không lọt vào được, kẻ trộm chắc phải cao thủ lắm”. Khi tôi đến cổng khu dinh thự, vòng ngoài có 3 người bảo vệ đang đứng. Tôi trình thẻ nhà báo và xin được gặp người quản lý để hỏi thông tin. 2 người bảo vệ mặc đồng phục hỏi ý kiến người mặc thường phục, sau đó nói ngắn gọn: “Anh không được vào”.
Chúng tôi lại tìm đến trụ sở Công an huyện Trà Cú để tìm hiểu thông tin, nhưng lãnh đạo ở đây đều bận công tác. Trao đổi qua điện thoại, thượng tá Nguyễn Văn Thuyền – Trưởng Công an huyện Trà Cú cho biết: “Vụ này chúng tôi đang làm, chưa khởi tố vụ án nên vẫn chưa có thông tin gì để cung cấp cho nhà báo”.
Đề nghị làm rõ nguồn gốc
Điều dư luận quan tâm là, liệu ông Bê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi sở hữu sừng tê giác hay không? Được biết, ngay trong sáng 3/10, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) đã có văn bản chính thức gửi tới Công an Trà Cú đề nghị làm rõ vấn đề này.
Ông Trầm Bê từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh, Chủ tịch Bệnh viện Triều An.Ngoài ra, ông còn cùng với 3 người con tham gia Hội đồng Quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và gần đây nhất là Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Hiện Công an Trà Cú đã tiếp nhận văn bản và tiếp tục làm rõ. Theo đó, WCS đã có điều tra riêng, cụ thể đã trao đổi với Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) là nơi quản lý việc buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.
Theo đó, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người được nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi. Vì vậy, WCS cho rằng, chiếc sừng tê giác mà ông Trầm Bê bị mất có khả năng là đồ bất hợp pháp.
Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Đỗ Quang Tùng – Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cho biết, cơ quan này đã có buổi làm việc với WCS về tính hợp pháp đối với “sừng tê” của ông Trầm Bê:
“Chúng tôi quản lý chặt chẽ việc mua bán sừng tê giác, muốn mua bán phải có giấy phép. Trong danh sách do chúng tôi quản lý không có tên ông Trầm Bê” - ông Tùng khẳng định. Hiện phía WCS đang chờ trả lời từ phía cơ quan công an và sẽ có thông tin chính thức.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top