Phía luật sư của ông T.V.P. (em trai bà T.K.P) cho rằng thực ra trị giá toàn bộ khối tài sản bà P. để lại chỉ khoảng 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng thực ra trị giá khối tài sản còn lớn hơn thế. Vậy thực chất, khối tài sản bà P. để lại trị giá bao nhiêu? Những người xung quanh nghĩ gì về vụ tranh chấp trên và động thái của những người trong cuộc?
Những lời đồn đoán…
Sau hàng loạt thông tin liên quan đến vụ tranh chấp khối tài sản trị giá 1.000 tỷ đồng, chúng tôi tìm đến căn nhà 110/1 Tô Hiệu, nơi nữ đại gia quá cố từng sinh sống với mong muốn gặp mặt chị T.H.H.L. – “cô gái ngàn tỷ” để tìm hiểu thêm một số thông tin.
Tuy nhiên, căn biệt thự cũ vẫn kín cổng cao tường, mặc sự hiếu kỳ và những lời đồn đoán xung quanh.
Khi được hỏi về bà T.K.P., một phụ nữ trong dòng họ nhớ lại những ngày bà Năm (tên gọi khác của bà T.K.P) bắt đầu khởi nghiệp, nhận con nuôi cho đến hôm nay. Do bà P. rất thân với hai người phụ nữ khác trước đây là công nhân trong lò bún nên đưa họ về ở chung nhà.
Một trong số tài sản nhà đất để lại của bà P.
Năm 1987, bà Năm đến bệnh viện xin một em bé mới được hai ngày tuổi về làm con nuôi. Đó chính là bé Nhi (tên gọi ở nhà của chị T.H.H.L.). Nhi gọi bà P. và cả hai người phụ nữ kia là mẹ và được họ rất mực thương yêu. Sau khi bà P. chết, hai người phụ nữ ấy vẫn ở lại cùng Nhi trong căn biệt thự.
“Từ nhỏ bé Nhi được cưng chiều lắm. Nó được cho đi học đủ thứ, chưa hết lớp ở trường này đã chuẩn bị qua lớp ở trường khác, đến lớp 11 thì đi du học.
Từ khi bà P. mất, căn nhà đóng cửa suốt, ít khi Nhi chịu tiếp ai, xe ô tô ra khỏi nhà là khép cửa cổng liền, khi xe vừa về đến cổng là đã có người chờ mở cửa sẵn rồi lại đóng cửa luôn, ít ai thấy mặt” - người này kể.
Ngước cặp mắt nhìn về xa xăm, người phụ nữ này kể tiếp: “Trước đây, tụi tui có hỏi cô Năm sao cô có một thân một mình mà làm chi nhiều vậy?”. Vì là người có đạo nên cô Năm nói “Nhờ ơn trên xui khiến tôi làm được ngày nào hay ngày đó. Chừng nào ơn trên kêu tôi về thì tôi về. Bà Năm chỉ nói đơn giản vậy thôi”.
Đâu là sự thật?
Có mặt trong cuộc nói chuyện, một người quen khác của bà P. quả quyết: “Lúc bà P. ngoài 50 tuổi tóc bạc, bà ấy còn đi nhuộm tóc, ăn chay thì ăn chay theo ngày thôi chứ không ăn chay trường. Lúc bà sáu mươi tuổi, chấp nhận mình già, bà P. nói “Sáu chục rồi là hết một đời người, hết bon chen” nên sinh hoạt bình thường, ăn chay trường, không nhuộm tóc nữa, hàng ngày còn đi xe đạp… Như vậy, nếu đã có suy nghĩ hết một đời người thì đương nhiên với khối tài sản lớn thế là phải có di chúc rồi, làm gì không có?”.
Về vụ tranh chấp khối tài sản bà P. để lại, người này cho rằng anh chị em của bà P., người nào cũng giàu đâu cần phải tranh chấp ?
Thế nhưng, có lẽ do chị L. còn ít tuổi mà ôm một khối tài sản lớn như vậy, họ sợ sẽ uổng phí công sức gầy dựng của người mẹ nên mới hành động thế. Ngoài ra, lúc bà P. mất. L. mới 23 tuổi, liệu với độ tuổi trên, chị có đủ bản lĩnh để tự quyết định những vấn đề liên quan hay có một sự tác động nào khác phía sau vụ việc? Đây cũng là câu hỏi dư luận đặt ra.
Trong một diễn biến khác, nói về trị giá khối di sản bà P. để lại, luật sư của ông T.V.P. cho rằng thực chất trị giá toàn bộ khối tài sản bà P. để lại trong két sắt chỉ khoảng 500 tỷ đồng.
Cũng theo luật sư, bà P. vốn là người cẩn thận, với mỗi khoản thu chi, bà luôn có sổ theo dõi mỗi ngày, bà cũng đã gói ghém cẩn thận từng đồng tiền lẻ nên chưa có gì khẳng định bà P. chết mà không để lại di chúc.
Vậy, thực hư khối tài sản bà P. để lại trị giá 1.000 tỷ đồng, 500 tỷ đồng hay nhiều hơn thế nữa? Lời đồn nào đúng? Liệu bà P. có để lại di chúc hay không?
Đến nay, chưa có lời đồn nào được kiểm chứng. Điều này chỉ được khẳng định khi có kết quả rõ ràng khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nhất là diễn biến vụ việc đang có chiều hướng “đáo tụng đình”, khó giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng trong gia đình…
Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng thực ra trị giá khối tài sản còn lớn hơn thế. Vậy thực chất, khối tài sản bà P. để lại trị giá bao nhiêu? Những người xung quanh nghĩ gì về vụ tranh chấp trên và động thái của những người trong cuộc?
Những lời đồn đoán…
Sau hàng loạt thông tin liên quan đến vụ tranh chấp khối tài sản trị giá 1.000 tỷ đồng, chúng tôi tìm đến căn nhà 110/1 Tô Hiệu, nơi nữ đại gia quá cố từng sinh sống với mong muốn gặp mặt chị T.H.H.L. – “cô gái ngàn tỷ” để tìm hiểu thêm một số thông tin.
Tuy nhiên, căn biệt thự cũ vẫn kín cổng cao tường, mặc sự hiếu kỳ và những lời đồn đoán xung quanh.
Khi được hỏi về bà T.K.P., một phụ nữ trong dòng họ nhớ lại những ngày bà Năm (tên gọi khác của bà T.K.P) bắt đầu khởi nghiệp, nhận con nuôi cho đến hôm nay. Do bà P. rất thân với hai người phụ nữ khác trước đây là công nhân trong lò bún nên đưa họ về ở chung nhà.
Một trong số tài sản nhà đất để lại của bà P.
Năm 1987, bà Năm đến bệnh viện xin một em bé mới được hai ngày tuổi về làm con nuôi. Đó chính là bé Nhi (tên gọi ở nhà của chị T.H.H.L.). Nhi gọi bà P. và cả hai người phụ nữ kia là mẹ và được họ rất mực thương yêu. Sau khi bà P. chết, hai người phụ nữ ấy vẫn ở lại cùng Nhi trong căn biệt thự.
“Từ nhỏ bé Nhi được cưng chiều lắm. Nó được cho đi học đủ thứ, chưa hết lớp ở trường này đã chuẩn bị qua lớp ở trường khác, đến lớp 11 thì đi du học.
Từ khi bà P. mất, căn nhà đóng cửa suốt, ít khi Nhi chịu tiếp ai, xe ô tô ra khỏi nhà là khép cửa cổng liền, khi xe vừa về đến cổng là đã có người chờ mở cửa sẵn rồi lại đóng cửa luôn, ít ai thấy mặt” - người này kể.
Ngước cặp mắt nhìn về xa xăm, người phụ nữ này kể tiếp: “Trước đây, tụi tui có hỏi cô Năm sao cô có một thân một mình mà làm chi nhiều vậy?”. Vì là người có đạo nên cô Năm nói “Nhờ ơn trên xui khiến tôi làm được ngày nào hay ngày đó. Chừng nào ơn trên kêu tôi về thì tôi về. Bà Năm chỉ nói đơn giản vậy thôi”.
Đâu là sự thật?
Có mặt trong cuộc nói chuyện, một người quen khác của bà P. quả quyết: “Lúc bà P. ngoài 50 tuổi tóc bạc, bà ấy còn đi nhuộm tóc, ăn chay thì ăn chay theo ngày thôi chứ không ăn chay trường. Lúc bà sáu mươi tuổi, chấp nhận mình già, bà P. nói “Sáu chục rồi là hết một đời người, hết bon chen” nên sinh hoạt bình thường, ăn chay trường, không nhuộm tóc nữa, hàng ngày còn đi xe đạp… Như vậy, nếu đã có suy nghĩ hết một đời người thì đương nhiên với khối tài sản lớn thế là phải có di chúc rồi, làm gì không có?”.
Về vụ tranh chấp khối tài sản bà P. để lại, người này cho rằng anh chị em của bà P., người nào cũng giàu đâu cần phải tranh chấp ?
Thế nhưng, có lẽ do chị L. còn ít tuổi mà ôm một khối tài sản lớn như vậy, họ sợ sẽ uổng phí công sức gầy dựng của người mẹ nên mới hành động thế. Ngoài ra, lúc bà P. mất. L. mới 23 tuổi, liệu với độ tuổi trên, chị có đủ bản lĩnh để tự quyết định những vấn đề liên quan hay có một sự tác động nào khác phía sau vụ việc? Đây cũng là câu hỏi dư luận đặt ra.
Trong một diễn biến khác, nói về trị giá khối di sản bà P. để lại, luật sư của ông T.V.P. cho rằng thực chất trị giá toàn bộ khối tài sản bà P. để lại trong két sắt chỉ khoảng 500 tỷ đồng.
Cũng theo luật sư, bà P. vốn là người cẩn thận, với mỗi khoản thu chi, bà luôn có sổ theo dõi mỗi ngày, bà cũng đã gói ghém cẩn thận từng đồng tiền lẻ nên chưa có gì khẳng định bà P. chết mà không để lại di chúc.
Vậy, thực hư khối tài sản bà P. để lại trị giá 1.000 tỷ đồng, 500 tỷ đồng hay nhiều hơn thế nữa? Lời đồn nào đúng? Liệu bà P. có để lại di chúc hay không?
Đến nay, chưa có lời đồn nào được kiểm chứng. Điều này chỉ được khẳng định khi có kết quả rõ ràng khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nhất là diễn biến vụ việc đang có chiều hướng “đáo tụng đình”, khó giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng trong gia đình…