Ông Giang bày tỏ:
- ĐH Quốc gia Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc thanh tra công tác quản lý trong liên kết đào tạo. Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra tại ĐH Quốc gia Hà Nội có dấu hiệu bất thường. Kết luận và kiến nghị mà thanh tra công bố rất thiếu căn cứ, nhiều cơ sở pháp lý được viện dẫn cũng hoàn toàn không phù hợp.
* Nhưng kết luận của thanh tra nêu: 16/20 chương trình liên kết đào tạo của nhà trường không có thủ tục xác nhận tư cách pháp nhân của đối tác, nhiều đối tác của ĐH Quốc gia là những cơ sở giáo dục cấp thấp ở nước ngoài, thậm chí thấp hơn cả Việt Nam?
- Kết luận này sai hoàn toàn. Liên kết đào tạo ở đây là cho phép các đơn vị của mình liên kết với chương trình đào tạo nước ngoài. Nói chương trình không được xác nhận tư cách pháp nhân nhằm ám chỉ chưa được Bộ GD-ĐT xác nhận. Nhưng thực tế, giám đốc ĐH Quốc gia được Chính phủ cho phép chịu trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nghĩa là có quyền thẩm định tư cách pháp nhân của đối tác, không phải thông qua Bộ GD-ĐT.
* Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ thì sự vi phạm nghiêm trọng trong liên kết đào tạo của đơn vị thuộc ĐH Quốc gia còn thể hiện ở chỗ việc tuyển sinh cấp thạc sĩ, tiến sĩ quá dễ dàng, chỉ qua xét tuyển rất nhẹ nhàng, lấy bằng thạc sĩ không cần bảo vệ luận văn, tham gia đào tạo cử nhân không phải thi tuyển?
- Hầu hết các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đều do các ĐH nước ngoài cấp bằng, không phải do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp nên không thể quy định thực hiện theo quy chế đào tạo trong nước được.
Thực tế, hầu hết các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào tạo bậc thạc sĩ: định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp.
Các chương trình liên kết đào tạo của ĐH Kinh tế bị thanh tra kết luận sai phạm thực chất là thực hiện phù hợp với quy định của quy chế ĐH Quốc gia.
* Hơn 2.000 cử nhân, thạc sĩ theo học chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Quốc gia và ĐH Griggs, ĐH Delaware (Hoa Kỳ) đang rất hoang mang khi nhận được thông tin Thanh tra Chính phủ mạnh tay kiến nghị không công nhận bằng cấp cho họ. Ông muốn nói gì với các học viên của mình?
- ĐH Quốc gia đã có báo cáo giải trình rất đầy đủ gửi đến Thanh tra Chính phủ yêu cầu điều chỉnh kết luận thanh tra và có công văn kiến nghị khẩn cấp xem xét lại bản kết luận đó. Chương trình đào tạo MBA của Griggs chỉ liên quan đến chuyên ngành quản trị kinh doanh, không có môn nào liên quan đến tôn giáo, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngoài hơn 2.000 em đã được cấp bằng, chương trình liên kết này vẫn đang đào tạo cho những lứa học viên hiện tại.
Tôi khẳng định kiến nghị của thanh tra là không đúng pháp luật và không hiểu biết. Các học viên hoàn toàn yên tâm về những tấm bằng do các chương trình liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia đã cấp cho các em.
- ĐH Quốc gia Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc thanh tra công tác quản lý trong liên kết đào tạo. Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra tại ĐH Quốc gia Hà Nội có dấu hiệu bất thường. Kết luận và kiến nghị mà thanh tra công bố rất thiếu căn cứ, nhiều cơ sở pháp lý được viện dẫn cũng hoàn toàn không phù hợp.
* Nhưng kết luận của thanh tra nêu: 16/20 chương trình liên kết đào tạo của nhà trường không có thủ tục xác nhận tư cách pháp nhân của đối tác, nhiều đối tác của ĐH Quốc gia là những cơ sở giáo dục cấp thấp ở nước ngoài, thậm chí thấp hơn cả Việt Nam?
- Kết luận này sai hoàn toàn. Liên kết đào tạo ở đây là cho phép các đơn vị của mình liên kết với chương trình đào tạo nước ngoài. Nói chương trình không được xác nhận tư cách pháp nhân nhằm ám chỉ chưa được Bộ GD-ĐT xác nhận. Nhưng thực tế, giám đốc ĐH Quốc gia được Chính phủ cho phép chịu trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nghĩa là có quyền thẩm định tư cách pháp nhân của đối tác, không phải thông qua Bộ GD-ĐT.
* Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ thì sự vi phạm nghiêm trọng trong liên kết đào tạo của đơn vị thuộc ĐH Quốc gia còn thể hiện ở chỗ việc tuyển sinh cấp thạc sĩ, tiến sĩ quá dễ dàng, chỉ qua xét tuyển rất nhẹ nhàng, lấy bằng thạc sĩ không cần bảo vệ luận văn, tham gia đào tạo cử nhân không phải thi tuyển?
- Hầu hết các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đều do các ĐH nước ngoài cấp bằng, không phải do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp nên không thể quy định thực hiện theo quy chế đào tạo trong nước được.
Thực tế, hầu hết các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào tạo bậc thạc sĩ: định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp.
Các chương trình liên kết đào tạo của ĐH Kinh tế bị thanh tra kết luận sai phạm thực chất là thực hiện phù hợp với quy định của quy chế ĐH Quốc gia.
* Hơn 2.000 cử nhân, thạc sĩ theo học chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Quốc gia và ĐH Griggs, ĐH Delaware (Hoa Kỳ) đang rất hoang mang khi nhận được thông tin Thanh tra Chính phủ mạnh tay kiến nghị không công nhận bằng cấp cho họ. Ông muốn nói gì với các học viên của mình?
- ĐH Quốc gia đã có báo cáo giải trình rất đầy đủ gửi đến Thanh tra Chính phủ yêu cầu điều chỉnh kết luận thanh tra và có công văn kiến nghị khẩn cấp xem xét lại bản kết luận đó. Chương trình đào tạo MBA của Griggs chỉ liên quan đến chuyên ngành quản trị kinh doanh, không có môn nào liên quan đến tôn giáo, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngoài hơn 2.000 em đã được cấp bằng, chương trình liên kết này vẫn đang đào tạo cho những lứa học viên hiện tại.
Tôi khẳng định kiến nghị của thanh tra là không đúng pháp luật và không hiểu biết. Các học viên hoàn toàn yên tâm về những tấm bằng do các chương trình liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia đã cấp cho các em.
Chưa chịu ở nhiều điểmKết luận thanh tra nêu trong hai lớp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của dự án “Nâng cao chất lượng hoạch định và thực hiện chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do đối tác nước ngoài tài trợ cho chương trình 135 có 15 người không hề được cử đi học lại có trong danh sách học viên. Tuy nhiên, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay hai lớp này được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đào tạo giữa ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Ủy ban Dân tộc. Trong hợp đồng này, Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm về danh sách ứng viên cử đi dự tuyển, ĐH Kinh tế chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn đầu vào. ĐH Quốc gia cho rằng trường chỉ chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn học thuật và tổ chức lớp học, không có trách nhiệm xác minh nhân thân của học viên. ĐH Quốc gia đề nghị nếu xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thanh tra Chính phủ cần làm việc trực tiếp với Ủy ban Dân tộc, yêu cầu giải trình về vấn đề này. Thanh tra Chính phủ cũng nêu hai chương trình liên kết với ĐH Irvine và ĐH Griggs của ĐH Quốc gia không được kiểm định. Còn ĐH Quốc gia cho rằng từ năm 2008 trường đã đưa kiểm định thành một điều kiện đối với các chương trình của các đối tác đến từ các nước có hệ thống kiểm định. Do đó, vì chưa có điều kiện này nên từ năm 2008 ĐH Quốc gia đã dừng tuyển sinh. Theo lý giải của ĐH Quốc gia, việc dừng tuyển sinh không có nghĩa đó là chương trình triển khai không đúng quy định hay kém chất lượng. Riêng chương trình MBA của ETC liên kết với ĐH này đã được DETC - một tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ - kiểm định và cấp chứng nhận. |