Cùng với thông tin này là khẳng định việc “phá tường ngăn nước” là một trong những công việc “nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư" đã và đang khiến cho dư luận ở địa phương mất niềm tin đối với công trình thủy điện hàng trăm tỉ đồng (vốn vay) ''treo'' trên dòng sông này.
Liên tục nói dối và coi thường dân
Bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đak Rông, nơi có đập thủy điện Đak Rông 3 - nói: “Mưa rất to trong nhiều giờ liền đã khiến nước sông Đak Rông lên nhanh dữ dội. 13 hộ dân ở thôn Pa Hy của xã suýt chìm trong nước lòng hồ, nếu đập không vỡ. Trước đây, chủ đầu tư khảo sát nói tích nước không ảnh hưởng đến 13 hộ dân này, nhưng thực tế bây giờ ngăn đập xong, nước lên ngập hết đất đai, ao cá, hoa màu và còn có nguy cơ ngập cả nhà dân. Chủ đầu tư không bồi thường thiệt hại cho dân, không có kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng lòng hồ. Xã nhiều lần mời họ đến làm việc, nhưng họ liên tục nói dối và coi thường dân.
Nhiều tài sản, hoa màu của gia đình anh Hồ Văn Khanh bị ngập sâu trong hồ sau khi tích nước, nhưng không hề được đền bù thiệt hại. Ảnh: Lâm Chí Công
Sáng 7/10, mưa to, nước dâng cao, dân địa phương ai cũng thấy đập vỡ, nước xuống nhanh; thế mà Cty vẫn nói là Cty chủ động phá đập. Nói thế, trẻ con ở Tà Long cũng không nghe được...”.
Anh Hồ Văn Khanh - nhà ở ngay mép hồ thủy điện này - nói: “Nhà mình có 2 ao cá, 4 sào ruộng nước, 1 hécta sắn, hàng nghìn cây tràm đều bị nước nhấn chìm sau khi tích nước; nhưng Cty thủy điện nó bảo không đền bù gì cả. Mẹ, vợ và 5 đứa con của mình biết lấy chi mà ăn đây, rồi đất đai mô mà sản xuất? Mình nghĩ những việc như rứa huyện, xã phải đứng ra bảo vệ cho người dân, chứ răng mà thấy im re hết...”.
Tại trụ sở UBND xã Tà Long, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã khẳng định, đã rất nhiều lần phát văn bản yêu cầu chủ đầu tư họp với dân, với xã để giải quyết ổn thỏa việc đền bù cho dân, nhưng họ rất coi thường địa phương, coi thường người dân”.
Phá đập nhằm thực hiện kế hoạch gì?*
Trước thông tin có trong báo cáo gửi UBND tỉnh QT rằng, một phần đập thủy điện Đak Rông 3 bị vỡ trôi hôm 7/10 là do chủ đầu tư tự phá, ông Trần Anh Tuấn – kỹ sư thủy lợi, Phó Văn phòng UBND tỉnh QT, người được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền phát ngôn trong vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 - đã khẳng định: “Không thể nói rằng đập vỡ do tự phá được. Đập vỡ là do nước về mạnh hôm 7/10”.
Trả lời PV ngày 22/10, ông Cao Văn Kết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng QT – cho biết: “Phát biểu của ông Trần Anh Tuấn là có cơ sở. Về việc có tiến hành kiểm định chất lượng đập này hay không, trước hết, không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng; và thêm nữa, sở hoàn toàn không có đủ chuyên môn, phương tiện để thực hiện việc giám định đó”.
Trong diễn tiến vụ việc, Cục Giám định Bộ Xây dựng đã có mặt tại hiện trường vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 hôm 19/10. Tại đây, đoàn ghi nhận: “Kiểm tra thực tế hiện trường, phần tường này không liên kết, không ảnh hưởng đến kết cấu thân đập (không có trong bản vẽ thiết kế). Tường ngăn nước này được chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát thi công và đơn vị thi công thỏa thuận bổ sung”.
Nếu điều này là sự thật thì sẽ có một sự thật khác vô cùng đáng sợ: Mới chỉ vỡ phần tường xây bổ sung ngoài thiết kế thôi mà nước trong lòng hồ đã sạch trơn, về mực nước chết, nhà máy ngừng hoạt động, lượng nước đổ về hạ lưu đã lên cao 3 – 4m chỉ trong vòng vài giờ.
Những thông tin kiểu này đã và đang đặt ra nhiều nghi vấn về động cơ “phá đập nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư”, đặc biệt khi đây là một công trình có mua bảo hiểm và chủ yếu sử dụng vốn vay và đồng thời, chủ đầu tư đã bán lại dự án cho một Cty khác.
Không những thế, trước đó, chủ đầu tư liên tục phát văn bản khẳng định công trình đã được xây dựng hoàn thành: Ngày 3/9/2012, tại văn bản số 52 “về việc tích nước lòng hồ phát điện thủy điện Đak Rông 3”, chủ đầu tư khẳng định “hiện nay chúng tôi đã hoàn thành công tác xây dựng, để nhà máy chuẩn bị phát điện, chúng tôi tiến hành tích nước lòng hồ vào ngày 12/9/2012”; ngày 14/9/2012, chủ đầu tư đã phát tiếp văn bản số 53 “về việc đóng điện đường dây và trạm biến áp Nhà máy thủy điện Đak Rông 3”, khẳng định Cty “đã hoàn thành công tác xây dựng”.
Chiều 22/10, CA tỉnh QT đã cử đoàn công tác đến hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có lời giải cho vụ “vỡ đập theo kế hoạch” mà chủ đầu tư công trình nghênh ngang tuyên bố.
Liên tục nói dối và coi thường dân
Bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đak Rông, nơi có đập thủy điện Đak Rông 3 - nói: “Mưa rất to trong nhiều giờ liền đã khiến nước sông Đak Rông lên nhanh dữ dội. 13 hộ dân ở thôn Pa Hy của xã suýt chìm trong nước lòng hồ, nếu đập không vỡ. Trước đây, chủ đầu tư khảo sát nói tích nước không ảnh hưởng đến 13 hộ dân này, nhưng thực tế bây giờ ngăn đập xong, nước lên ngập hết đất đai, ao cá, hoa màu và còn có nguy cơ ngập cả nhà dân. Chủ đầu tư không bồi thường thiệt hại cho dân, không có kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng lòng hồ. Xã nhiều lần mời họ đến làm việc, nhưng họ liên tục nói dối và coi thường dân.
Nhiều tài sản, hoa màu của gia đình anh Hồ Văn Khanh bị ngập sâu trong hồ sau khi tích nước, nhưng không hề được đền bù thiệt hại. Ảnh: Lâm Chí Công
Sáng 7/10, mưa to, nước dâng cao, dân địa phương ai cũng thấy đập vỡ, nước xuống nhanh; thế mà Cty vẫn nói là Cty chủ động phá đập. Nói thế, trẻ con ở Tà Long cũng không nghe được...”.
Anh Hồ Văn Khanh - nhà ở ngay mép hồ thủy điện này - nói: “Nhà mình có 2 ao cá, 4 sào ruộng nước, 1 hécta sắn, hàng nghìn cây tràm đều bị nước nhấn chìm sau khi tích nước; nhưng Cty thủy điện nó bảo không đền bù gì cả. Mẹ, vợ và 5 đứa con của mình biết lấy chi mà ăn đây, rồi đất đai mô mà sản xuất? Mình nghĩ những việc như rứa huyện, xã phải đứng ra bảo vệ cho người dân, chứ răng mà thấy im re hết...”.
Tại trụ sở UBND xã Tà Long, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã khẳng định, đã rất nhiều lần phát văn bản yêu cầu chủ đầu tư họp với dân, với xã để giải quyết ổn thỏa việc đền bù cho dân, nhưng họ rất coi thường địa phương, coi thường người dân”.
Phá đập nhằm thực hiện kế hoạch gì?*
Trước thông tin có trong báo cáo gửi UBND tỉnh QT rằng, một phần đập thủy điện Đak Rông 3 bị vỡ trôi hôm 7/10 là do chủ đầu tư tự phá, ông Trần Anh Tuấn – kỹ sư thủy lợi, Phó Văn phòng UBND tỉnh QT, người được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền phát ngôn trong vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 - đã khẳng định: “Không thể nói rằng đập vỡ do tự phá được. Đập vỡ là do nước về mạnh hôm 7/10”.
Trả lời PV ngày 22/10, ông Cao Văn Kết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng QT – cho biết: “Phát biểu của ông Trần Anh Tuấn là có cơ sở. Về việc có tiến hành kiểm định chất lượng đập này hay không, trước hết, không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng; và thêm nữa, sở hoàn toàn không có đủ chuyên môn, phương tiện để thực hiện việc giám định đó”.
Trong diễn tiến vụ việc, Cục Giám định Bộ Xây dựng đã có mặt tại hiện trường vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 hôm 19/10. Tại đây, đoàn ghi nhận: “Kiểm tra thực tế hiện trường, phần tường này không liên kết, không ảnh hưởng đến kết cấu thân đập (không có trong bản vẽ thiết kế). Tường ngăn nước này được chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát thi công và đơn vị thi công thỏa thuận bổ sung”.
Nếu điều này là sự thật thì sẽ có một sự thật khác vô cùng đáng sợ: Mới chỉ vỡ phần tường xây bổ sung ngoài thiết kế thôi mà nước trong lòng hồ đã sạch trơn, về mực nước chết, nhà máy ngừng hoạt động, lượng nước đổ về hạ lưu đã lên cao 3 – 4m chỉ trong vòng vài giờ.
Những thông tin kiểu này đã và đang đặt ra nhiều nghi vấn về động cơ “phá đập nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư”, đặc biệt khi đây là một công trình có mua bảo hiểm và chủ yếu sử dụng vốn vay và đồng thời, chủ đầu tư đã bán lại dự án cho một Cty khác.
Không những thế, trước đó, chủ đầu tư liên tục phát văn bản khẳng định công trình đã được xây dựng hoàn thành: Ngày 3/9/2012, tại văn bản số 52 “về việc tích nước lòng hồ phát điện thủy điện Đak Rông 3”, chủ đầu tư khẳng định “hiện nay chúng tôi đã hoàn thành công tác xây dựng, để nhà máy chuẩn bị phát điện, chúng tôi tiến hành tích nước lòng hồ vào ngày 12/9/2012”; ngày 14/9/2012, chủ đầu tư đã phát tiếp văn bản số 53 “về việc đóng điện đường dây và trạm biến áp Nhà máy thủy điện Đak Rông 3”, khẳng định Cty “đã hoàn thành công tác xây dựng”.
Chiều 22/10, CA tỉnh QT đã cử đoàn công tác đến hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có lời giải cho vụ “vỡ đập theo kế hoạch” mà chủ đầu tư công trình nghênh ngang tuyên bố.