Vào đại bản doanh “vàng tặc”
Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, lại là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang nên đường giao thông vào trung tâm xã Đường Âm vô cùng khó khăn, đường vào thôn Nà Nôm lại khó khăn bội phần. Để vào Nà Nôm, hai chiếc “Min khờ” phải oằn mình cõng chúng tôi lê từng khúc một. Thi thoảng, một trong hai con ngựa sắt trở nên hung tợn gào rú khét lẹt một vùng để lấy đà đưa người vượt dốc.
Cánh khai thác vàng ở Nà Nôm quắc mắt “soi” khách lạ
Chú tài xe ôm dẫn đường kém tôi đến gần chục tuổi thao thao giới thiệu: May trời đẹp, chứ chỉ cần vài hạt mưa thì anh em mình có đến sáng mai cũng chưa tới đích. Khổ một nỗi chỉ có một con đường độc đạo là từ trung tâm thị trấn huyện Bắc Mê đi qua xã Yên Thổ, Bảo Lâm (Cao Bằng) mới đến được, nơi đây chủ yếu là người Dao, Nùng, Tày sinh sống.
Cũng bởi là người Dao, nên Đ – tên chú tài xe ôm - đi đâu cũng gặp đồng hương và luôn mồm chào hỏi. Một trong số đó, chúng tôi may mắn được Đ phiên dịch cho cuộc nói chuyện với một phụ nữ trên đường đi chợ phiên về.
Chị P.T.Ph, 45 tuổi, người dân thôn Nà Nôm cho biết: “Họ (người khai thác vàng trái phép – PV) làm vàng từ lâu rồi, nát hết cả khu vực bãi Nát, cán bộ xã vào kiểm tra xong lại đi. Dân chúng tôi đã kêu nhiều lên cấp trên nhưng chẳng ai nghe. Thấy nhiều người tìm được vàng, một số người dân trong thôn làm theo nhưng chẳng được tí vàng nào vì lấy đâu ra máy móc”.
Quả đúng như lời chị Ph, mới đến đầu thôn Nà Nôm, nhìn về phía bên kia là sự trơ trọi đến tàn khốc của quả đồi. Cách đó không xa, bên cạnh những hang vàng còn mới tinh màu đất là các lán trại được dùng tạm bợ xung quanh. Đ khoát tay vẻ hiểu biết: “Người dân địa phương gọi đó là bãi Nát, là điểm khai thác vàng diễn ra hơn chục năm nay rồi, người ta dùng cả máy xúc để đào, nghe họ đồn trúng nhiều vàng lắm, nên lúc đông nhất cả khu vực đó có mấy trăm người vào đào”.
Xới tung đất tìm vàng
Đ sang số, vít ga đưa chúng tôi men theo con suối nhỏ để tiếp cận hiện trường bãi vàng. Hình như đã phát hiện người lạ, khi chúng tôi tới, rải rác từng tốp người lũ lượt bỏ đi giống như một đợt di tản đã được tập dượt kỹ lưỡng. Một vài trong số họ quắc mắt “soi” chúng tôi, mồm lẩm bẩm, thi thoảng có kẻ chửi thề rất to. Mặc dù các lán trại không một bóng người, đường ống dẫn nước, đầu nổ máy bơm đã bị tháo rời, nhưng bếp nấu ăn vẫn còn nghi ngút khói. Bên cạnh mỗi lán là những cái hang sâu hun hút không biết đâu là điểm cuối. Một diện tích rộng vài hecta đã bị máy móc và con người xới tung, dấu tích để lại của vàng tặc là những chiếc can, xô, cuốc, xẻng trong hang.
Nhận thấy mối đe dọa có thể đến bất cứ lúc nào, chúng tôi thúc Đ nhanh chóng đưa đi qua điểm trường Nà Nôm – nơi mà trước đó chị Ph phán chắc như đinh là nơi hoạt động nhộn nhịp nhất của vàng tặc. Nhận lệnh, hai con “ngựa già” lại gào rú, phụt khói xám một góc đồi…
Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị số 14, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn mình quản lý...
Trường hợp không ngăn chặn, không xử lý mà bị phát hiện hoặc để xảy ra nhiều lần, thường xuyên trên cùng một địa bàn, gây bức xúc trong nhân dân, yêu cầu Chủ tịch UBND xã phường, thị trấn, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải kiểm điểm làm rõ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh…
Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, lại là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang nên đường giao thông vào trung tâm xã Đường Âm vô cùng khó khăn, đường vào thôn Nà Nôm lại khó khăn bội phần. Để vào Nà Nôm, hai chiếc “Min khờ” phải oằn mình cõng chúng tôi lê từng khúc một. Thi thoảng, một trong hai con ngựa sắt trở nên hung tợn gào rú khét lẹt một vùng để lấy đà đưa người vượt dốc.
Cánh khai thác vàng ở Nà Nôm quắc mắt “soi” khách lạ
Chú tài xe ôm dẫn đường kém tôi đến gần chục tuổi thao thao giới thiệu: May trời đẹp, chứ chỉ cần vài hạt mưa thì anh em mình có đến sáng mai cũng chưa tới đích. Khổ một nỗi chỉ có một con đường độc đạo là từ trung tâm thị trấn huyện Bắc Mê đi qua xã Yên Thổ, Bảo Lâm (Cao Bằng) mới đến được, nơi đây chủ yếu là người Dao, Nùng, Tày sinh sống.
Cũng bởi là người Dao, nên Đ – tên chú tài xe ôm - đi đâu cũng gặp đồng hương và luôn mồm chào hỏi. Một trong số đó, chúng tôi may mắn được Đ phiên dịch cho cuộc nói chuyện với một phụ nữ trên đường đi chợ phiên về.
Chị P.T.Ph, 45 tuổi, người dân thôn Nà Nôm cho biết: “Họ (người khai thác vàng trái phép – PV) làm vàng từ lâu rồi, nát hết cả khu vực bãi Nát, cán bộ xã vào kiểm tra xong lại đi. Dân chúng tôi đã kêu nhiều lên cấp trên nhưng chẳng ai nghe. Thấy nhiều người tìm được vàng, một số người dân trong thôn làm theo nhưng chẳng được tí vàng nào vì lấy đâu ra máy móc”.
Quả đúng như lời chị Ph, mới đến đầu thôn Nà Nôm, nhìn về phía bên kia là sự trơ trọi đến tàn khốc của quả đồi. Cách đó không xa, bên cạnh những hang vàng còn mới tinh màu đất là các lán trại được dùng tạm bợ xung quanh. Đ khoát tay vẻ hiểu biết: “Người dân địa phương gọi đó là bãi Nát, là điểm khai thác vàng diễn ra hơn chục năm nay rồi, người ta dùng cả máy xúc để đào, nghe họ đồn trúng nhiều vàng lắm, nên lúc đông nhất cả khu vực đó có mấy trăm người vào đào”.
Xới tung đất tìm vàng
Đ sang số, vít ga đưa chúng tôi men theo con suối nhỏ để tiếp cận hiện trường bãi vàng. Hình như đã phát hiện người lạ, khi chúng tôi tới, rải rác từng tốp người lũ lượt bỏ đi giống như một đợt di tản đã được tập dượt kỹ lưỡng. Một vài trong số họ quắc mắt “soi” chúng tôi, mồm lẩm bẩm, thi thoảng có kẻ chửi thề rất to. Mặc dù các lán trại không một bóng người, đường ống dẫn nước, đầu nổ máy bơm đã bị tháo rời, nhưng bếp nấu ăn vẫn còn nghi ngút khói. Bên cạnh mỗi lán là những cái hang sâu hun hút không biết đâu là điểm cuối. Một diện tích rộng vài hecta đã bị máy móc và con người xới tung, dấu tích để lại của vàng tặc là những chiếc can, xô, cuốc, xẻng trong hang.
UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị số 14, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép. |
Trước thực trạng này, mới đây, UBND tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị số 14, trong đó giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn mình quản lý...
Trường hợp không ngăn chặn, không xử lý mà bị phát hiện hoặc để xảy ra nhiều lần, thường xuyên trên cùng một địa bàn, gây bức xúc trong nhân dân, yêu cầu Chủ tịch UBND xã phường, thị trấn, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải kiểm điểm làm rõ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh…