cuken
New Member
1. Giờ tan học ở nhà trẻ, các bố mẹ đến đón con về. Có một chú bé đứng cuối hành lang, cứ thấy những ông bố đến đón con lại chạy ra gọi: “Bố ơi bố, bố ơi.” Những bạn học cùng chạy ra khi thấy bố mình đến đều quay lại vẫy tay mỉm cười, chào nhé chào nhé. Một hôm, một người bố, không kìm được, đã hỏi cô giáo. Thì ra bố mẹ bé chia tay nhau vài tháng trước, người bố đó từ đó không còn đến đón con nữa. Còn chú bé thì mỗi chiều vẫn ngóng chờ. Vẫn gọi bố ơi, bố ơi khi thấy ai cũng giống người bố của mình. Ánh mắt chú như luôn có câu hỏi vào mỗi buổi chiều về.
Sầu khổ len vào tâm hồn con người chẳng cần độ tuổi. Nên dù bạn ở tuổi nào, hãy biết yêu thương và sẻ chia, dù chỉ bằng một cái vẫy tay cùng một nụ cười.
2. Trung Thu tuần trước. Ở một hành bánh được đồn là danh tiếng, có chuyện người mua xếp hàng dài từ sáng sớm đến khi nắng lên. Rồi khi không mua được bánh, người ta chửi bới nhau, ném gạch vào người bán hàng. Một chuyên gia tiếp thị gọi đó là sự sành ăn man rợ hay khoái cảm ẩm thực chỉ thấy ngon miệng hơn trong tình trạng bị lăng nhục. Anh xếp câu chuyện bánh Trung Thu ấy vào nhóm cháo quát, phở chửi, với “miếng ăn chan đầy nước mắt” từ thuở xưa rớt tơi vào hiện tại rồi hiểu lầm, thậm chí tự hào đấy cũng là thanh lịch văn hóa!
Tuổi nào cũng có thể rơi vào trạng thái dễ dãi rồi thành quen với lề thói lạc hậu mà lâu dần lại ngộ nhận đấy là sành, là cái thú thi vị. Nên tuổi nào cũng phải cảnh giác với chính mình, biết nhận ra đâu là cái giá trị đích thực, để đừng bị cuốn theo đám đông lầm lạc, cuốn theo những giá trị tầm thường thứ cấp.
3. Đúng dịp Rằm tháng Tám, bão quét qua miền Trung, mở đầu cho mùa bão lũ nơi đây. Thiên tai đến miền Trung mỗi năm nhưng năm nào đến độ rày cũng phập phồng âu lo. Chuyện mưa bão giờ đây còn tràn lên cả mạng xã hội. Chia sẻ trên trang mạng cũng là cách để an ủi cho vợi bớt âu lo buồn khổ. Không nên cực đoan đến độ châm chọc những chia sẻ trên mạng theo kiểu “Mẹ già không ở trên phây. Xin đừng báo hiếu ở đây làm gì.”
Tuổi nào cũng không là quá sớm hay quá muộn để chia sẻ với nơi, với người còn gian khó. Và cuộc sống thì luôn giản dị. Khi mưa gió về, có đôi lời chia sẻ trên phây cũng giản dị như bài học thuộc lòng thuở đã xưa mà không hề cũ. “Miền Trung bị bão lớn. Người của tiêu hao. Em nghe mẹ khuyên bảo. Con nên giúp đồng bào.”
4. Một nhà báo đang ở Copenhaghen, Đan Mạch trầm trồ về đất nước chỉ có hơn 5 triệu dân mà có rất nhiều lĩnh vực dẫn đầu thế giới, từ trò chơi trí tuệ Lego cho đến vận tải biển, dược phẩm… Có lẽ anh ấy còn chưa biết câu chuyện như huyền thoại rằng tiếng Đan Mạch không có từ “dạy” chỉ có từ “học”. Họ trọng sự học hỏi trong tinh thần khiêm tốn đến độ lập ban nhạc mà cũng chỉ “dám” đặt tên là Michael Learn To Rock. Người Singapore ít nhiều học hỏi điều đó nên khuyến khích người dân Teach less, learn more, dạy ít đi, học hỏi nhiều hơn.
Tuổi nào cũng có thể học hỏi mỗi ngày, học hỏi nhiều hơn.
Khiêm tốn học hỏi để biết chia sẻ, biết giữa mình, biết làm điều thiện giản dị. Và biết đi tới trong sự khiêm nhường.
Sầu khổ len vào tâm hồn con người chẳng cần độ tuổi. Nên dù bạn ở tuổi nào, hãy biết yêu thương và sẻ chia, dù chỉ bằng một cái vẫy tay cùng một nụ cười.
2. Trung Thu tuần trước. Ở một hành bánh được đồn là danh tiếng, có chuyện người mua xếp hàng dài từ sáng sớm đến khi nắng lên. Rồi khi không mua được bánh, người ta chửi bới nhau, ném gạch vào người bán hàng. Một chuyên gia tiếp thị gọi đó là sự sành ăn man rợ hay khoái cảm ẩm thực chỉ thấy ngon miệng hơn trong tình trạng bị lăng nhục. Anh xếp câu chuyện bánh Trung Thu ấy vào nhóm cháo quát, phở chửi, với “miếng ăn chan đầy nước mắt” từ thuở xưa rớt tơi vào hiện tại rồi hiểu lầm, thậm chí tự hào đấy cũng là thanh lịch văn hóa!
Tuổi nào cũng có thể rơi vào trạng thái dễ dãi rồi thành quen với lề thói lạc hậu mà lâu dần lại ngộ nhận đấy là sành, là cái thú thi vị. Nên tuổi nào cũng phải cảnh giác với chính mình, biết nhận ra đâu là cái giá trị đích thực, để đừng bị cuốn theo đám đông lầm lạc, cuốn theo những giá trị tầm thường thứ cấp.
3. Đúng dịp Rằm tháng Tám, bão quét qua miền Trung, mở đầu cho mùa bão lũ nơi đây. Thiên tai đến miền Trung mỗi năm nhưng năm nào đến độ rày cũng phập phồng âu lo. Chuyện mưa bão giờ đây còn tràn lên cả mạng xã hội. Chia sẻ trên trang mạng cũng là cách để an ủi cho vợi bớt âu lo buồn khổ. Không nên cực đoan đến độ châm chọc những chia sẻ trên mạng theo kiểu “Mẹ già không ở trên phây. Xin đừng báo hiếu ở đây làm gì.”
Tuổi nào cũng không là quá sớm hay quá muộn để chia sẻ với nơi, với người còn gian khó. Và cuộc sống thì luôn giản dị. Khi mưa gió về, có đôi lời chia sẻ trên phây cũng giản dị như bài học thuộc lòng thuở đã xưa mà không hề cũ. “Miền Trung bị bão lớn. Người của tiêu hao. Em nghe mẹ khuyên bảo. Con nên giúp đồng bào.”
4. Một nhà báo đang ở Copenhaghen, Đan Mạch trầm trồ về đất nước chỉ có hơn 5 triệu dân mà có rất nhiều lĩnh vực dẫn đầu thế giới, từ trò chơi trí tuệ Lego cho đến vận tải biển, dược phẩm… Có lẽ anh ấy còn chưa biết câu chuyện như huyền thoại rằng tiếng Đan Mạch không có từ “dạy” chỉ có từ “học”. Họ trọng sự học hỏi trong tinh thần khiêm tốn đến độ lập ban nhạc mà cũng chỉ “dám” đặt tên là Michael Learn To Rock. Người Singapore ít nhiều học hỏi điều đó nên khuyến khích người dân Teach less, learn more, dạy ít đi, học hỏi nhiều hơn.
Tuổi nào cũng có thể học hỏi mỗi ngày, học hỏi nhiều hơn.
Khiêm tốn học hỏi để biết chia sẻ, biết giữa mình, biết làm điều thiện giản dị. Và biết đi tới trong sự khiêm nhường.