Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về ý tưởng tổ chức ngày tưởng niệm.
- Thưa ông, ý tưởng về ngày tưởng niệm người thiệt mạng vì tai nạn giao thông xuất phát từ đâu?
Đây không phải là lần đầu tiên một quốc gia có ngày tưởng niệm này, nhiều quốc gia đã thực hiện. Liên hiệp quốc đã chọn ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 11 hằng năm làm ngày tưởng niệm.
Đây là ngày tưởng niệm nạn nhân chết vì TNGT chứ không phải là ngày quốc lễ hay quốc tế lễ. Nó là ngày của LHQ phát động và Việt Nam hưởng ứng, nhưng cách thức tổ chức theo phong tục, tập quán của người Việt.
Mục đích quan trọng nhất là thông qua các hoạt động của ngày tưởng niệm người chết để cảnh báo người đang sống, đang tham gia giao thông. Kêu gọi sự chấp hành luật lệ giao thông, đừng coi thường tính mạng của mình và người khác!
- Dư luận băn khoăn rằng nếu có lễ tưởng niệm người thiệt mạng vì TNGT, vậy tới đây lại phải có lễ tưởng niệm cho người thiệt mạng do bão lũ, thiên tai, người chết do bệnh tật?
Trong nhận thức văn hóa người Việt, người chết vì TNGT là chết ngoài đường chứ không phải ở nhà. Người ta coi đó là những oan hồn đau đớn. Những vụ TNGT nghiêm trọng, thảm khốc đều được tổ chức lễ cầu siêu ví dụ như tai nạn Serepok, Vinalines Queen... Còn những vụ tai nạn khác, cần có một lễ cầu siêu chung.
Tuy vậy, để tổ chức ngày tưởng niệm này không hề đơn giản. Sẽ xuất hiện nhiều ý kiến dư luận khác nhau. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao có nhiều người thiệt mạng cần dành phút tưởng niệm mà chỉ tưởng niệm người chết vì TNGT?
Người chết vì những nguyên nhân khác ở Việt Nam là rất nhiều, chẳng hạn người chết vì bão lũ còn thương tâm hơn nhiều và cần được tưởng niệm.
Thậm chí chắc chắn có những gia đình nạn nhân phản đối. Rất nhiều gia đình có người thiệt mạng vì TNGT không muốn khơi lại nỗi đau. Bởi khi người thân ra đi, cả gia đình tan nát, họ không muốn nhắc lại.
Nhưng ngày tưởng niệm người chết vì TNGT ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, còn mang tính giáo dục, đó mới là mục đích cao nhất. Chúng ta cần có sự động viên để gia đình các nạn nhân vượt qua nỗi đau đó để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Quan trọng hơn nữa là để chia sẻ với người khác
- Ngày tưởng niệm người thiệt mạng vì TNGT sẽ được tổ chức như thế nào?
Ngày tưởng niệm người thiệt mạng vì TNGT sẽ được tổ chức với quy mô toàn quốc.* Chúng tôi đang lấy ý kiến từ các cơ quan, ban ngành, truyền thông báo chí cũng như người dân về kế hoạch cách thức tổ chức ngày tưởng niệm.
Về ý tưởng, có thể sẽ có rất nhiều hoạt động từ trước và trong ngày đó như là triển lãm về chủ đề tưởng niệm người chết vì TNGT, tổ chức các cuộc thăm viếng gia đình nạn nhân.
Cũng tại lễ tưởng niệm, sẽ ra mắt quỹ hỗ trợ nạn nhân TNGT. Quỹ này không dùng ngân sách nhà nước mà chủ yếu kêu gọi lòng hảo tâm cư các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, người dân...
Ở một số nước phương Tây, tất cả nhà thờ rung chuông trong thời khắc tưởng niệm. Còn ở Việt Nam, cá nhân tôi* hy vọng tại thời điểm đó, bất kỳ ai, đang làm gì, ở đâu đều có thể dành một phút để hướng về, tưởng niệm những người đã chết. Nhưng trước khi tất cả toàn dân hưởng ứng, thì phút tưởng niệm đó sẽ dành cho người thân gia đình tưởng nhớ các nạn nhân là cha mẹ, con cái của họ…
Trong giây phút đó, theo tôi, có thể cất lên một bản giao hưởng. Bản giao hưởng sẽ mang sự sâu lắng nhất trong giây phút đó. Tuy nhiên bản giao hưởng đó là gì, được cất lên như thế nào, cần sự đóng góp ý kiến từ các nhà soạn nhạc, tác giả, nghệ sĩ.
Trong nghi lễ tưởng niệm, thả hoa đăng cũng là một cách phù hợp văn hóa người Việt, thể hiện sự siêu thoát.
Chúng tôi đang cần sự đóng góp ý tưởng từ các cơ quan ban ngành, người dân về nghi lễ tưởng niệm này!
- Cảm ơn ông!
- Thưa ông, ý tưởng về ngày tưởng niệm người thiệt mạng vì tai nạn giao thông xuất phát từ đâu?
Đây không phải là lần đầu tiên một quốc gia có ngày tưởng niệm này, nhiều quốc gia đã thực hiện. Liên hiệp quốc đã chọn ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 11 hằng năm làm ngày tưởng niệm.
Đây là ngày tưởng niệm nạn nhân chết vì TNGT chứ không phải là ngày quốc lễ hay quốc tế lễ. Nó là ngày của LHQ phát động và Việt Nam hưởng ứng, nhưng cách thức tổ chức theo phong tục, tập quán của người Việt.
Mục đích quan trọng nhất là thông qua các hoạt động của ngày tưởng niệm người chết để cảnh báo người đang sống, đang tham gia giao thông. Kêu gọi sự chấp hành luật lệ giao thông, đừng coi thường tính mạng của mình và người khác!
- Dư luận băn khoăn rằng nếu có lễ tưởng niệm người thiệt mạng vì TNGT, vậy tới đây lại phải có lễ tưởng niệm cho người thiệt mạng do bão lũ, thiên tai, người chết do bệnh tật?
Trong nhận thức văn hóa người Việt, người chết vì TNGT là chết ngoài đường chứ không phải ở nhà. Người ta coi đó là những oan hồn đau đớn. Những vụ TNGT nghiêm trọng, thảm khốc đều được tổ chức lễ cầu siêu ví dụ như tai nạn Serepok, Vinalines Queen... Còn những vụ tai nạn khác, cần có một lễ cầu siêu chung.
Tuy vậy, để tổ chức ngày tưởng niệm này không hề đơn giản. Sẽ xuất hiện nhiều ý kiến dư luận khác nhau. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao có nhiều người thiệt mạng cần dành phút tưởng niệm mà chỉ tưởng niệm người chết vì TNGT?
Người chết vì những nguyên nhân khác ở Việt Nam là rất nhiều, chẳng hạn người chết vì bão lũ còn thương tâm hơn nhiều và cần được tưởng niệm.
Thậm chí chắc chắn có những gia đình nạn nhân phản đối. Rất nhiều gia đình có người thiệt mạng vì TNGT không muốn khơi lại nỗi đau. Bởi khi người thân ra đi, cả gia đình tan nát, họ không muốn nhắc lại.
Nhưng ngày tưởng niệm người chết vì TNGT ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, còn mang tính giáo dục, đó mới là mục đích cao nhất. Chúng ta cần có sự động viên để gia đình các nạn nhân vượt qua nỗi đau đó để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Quan trọng hơn nữa là để chia sẻ với người khác
- Ngày tưởng niệm người thiệt mạng vì TNGT sẽ được tổ chức như thế nào?
Ngày tưởng niệm người thiệt mạng vì TNGT sẽ được tổ chức với quy mô toàn quốc.* Chúng tôi đang lấy ý kiến từ các cơ quan, ban ngành, truyền thông báo chí cũng như người dân về kế hoạch cách thức tổ chức ngày tưởng niệm.
Về ý tưởng, có thể sẽ có rất nhiều hoạt động từ trước và trong ngày đó như là triển lãm về chủ đề tưởng niệm người chết vì TNGT, tổ chức các cuộc thăm viếng gia đình nạn nhân.
Cũng tại lễ tưởng niệm, sẽ ra mắt quỹ hỗ trợ nạn nhân TNGT. Quỹ này không dùng ngân sách nhà nước mà chủ yếu kêu gọi lòng hảo tâm cư các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, người dân...
Ở một số nước phương Tây, tất cả nhà thờ rung chuông trong thời khắc tưởng niệm. Còn ở Việt Nam, cá nhân tôi* hy vọng tại thời điểm đó, bất kỳ ai, đang làm gì, ở đâu đều có thể dành một phút để hướng về, tưởng niệm những người đã chết. Nhưng trước khi tất cả toàn dân hưởng ứng, thì phút tưởng niệm đó sẽ dành cho người thân gia đình tưởng nhớ các nạn nhân là cha mẹ, con cái của họ…
Trong giây phút đó, theo tôi, có thể cất lên một bản giao hưởng. Bản giao hưởng sẽ mang sự sâu lắng nhất trong giây phút đó. Tuy nhiên bản giao hưởng đó là gì, được cất lên như thế nào, cần sự đóng góp ý kiến từ các nhà soạn nhạc, tác giả, nghệ sĩ.
Trong nghi lễ tưởng niệm, thả hoa đăng cũng là một cách phù hợp văn hóa người Việt, thể hiện sự siêu thoát.
Chúng tôi đang cần sự đóng góp ý tưởng từ các cơ quan ban ngành, người dân về nghi lễ tưởng niệm này!
- Cảm ơn ông!
"Ngày tưởng niệm người chết vì TNGT và ngày rằm tháng bảy xá tội vong nhân, về ý nghĩa nhân văn là giống nhau. Tuy nhiên, ngày xá tội vong nhân, trong đạo Phật, là ngày để tưởng nhớ đến những vong hồn, những người đã chết vì bất kỳ lý do nào. Còn ngày tưởng niệm người chết vì TNGT ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, chia sẻ, quan trọng nhất là tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông", Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp. |