Bệnh nhân bị sốc thuốc?
Sở Y tế Hà Nội cho biết lãnh đạo phòng khám đa khoa Maria đã có báo cáo chi tiết về quá trình điều trị của bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong vào chiều tối ngày 14/7 vừa qua.
Theo đó, vào 17h30 ngày 14/7, chị Nguyễn Thị Thu Phong đến Phòng khám đa khoa Maria khám (do bác sỹ người TQ khám), được chẩn đoán là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Sau khi chẩn đoán bệnh, làm các xét nghiệm, chị Phong được vị bác sĩ người dùng dao Leep để điều trị lộ tuyến cổ tử cung, truyền dịch và sử dụng thuốc kháng sinh.
Chi tiết đáng chú ý trong bản tường trình mà phòng khám đa khoa Maria gửi đến Sở Y tế Hà Nội là những chi tiết liên quan đến phản ứng của bệnh nhân Phong sau khi được truyền thuốc.
Bảng kê các dịch vụ sử dụng cho chị Phong
Theo đó, khi được chuyển xuống tầng 5 theo dõi, chị Phong được truyền chai Gluco 5% 100ml và Negatidazol 0,4g/100ml. Lúc bắt đầu xuống tầng 5 bệnh nhân hơi mệt nhưng vẫn có thể nói chuyện bình thường. Khi truyền tiếp chai Levofloxacin bệnh nhân có biểu hiện mệt hơn, đồng thời phát ban ở tay, vai, có biểu hiện phản ứng thuốc.
Ngay sau đó các bác sỹ đã dừng truyền chai thuốc Levofloxacin, tiếp tục truyền chai Gluco 5% 100ml. Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện khó thở. Kíp trực liền tiến hành cấp cứu và trong khi cấp cứu, y tá trưởng tiêm 2 ống Dexamethazone 4mg/1ml trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tình trạng bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu, kíp trực vẫn thực hiện bóp bóng cho bệnh nhân và tiêm 2 ống Adrenalin rồi gọi cấp cứu nhưng khi cấp cứu 115 tới nơi thì bệnh nhân tử vong vào 21h35 ngày 14/7.
Trưởng phòng khám Maria nhận lỗi
Ngay sau khi sự cố xảy ra, trưởng phòng khám đa khoa Maria – bà Đỗ Y Na – đã được mời lên Sở Y tế làm việc. Tại đây, bà cho biết đã có đơn xin thôi giữ chức trưởng phòng khám từ tháng 2/2011 nên không biết gì về hoạt động của phòng khám.
Bà Đỗ Y Na – Trưởng phòng khám đa khoa Maria
Tuy nhiên, giải thích của bà không được chấp thuận. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã khẳng định về mặt pháp lý, bà Đỗ Y Na vẫn là trưởng phòng khám và bà phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến phòng khám này.
Ngay sau cuộc họp kín giữa Bộ Y tế với Sở Y tế Hà Nội về những vấn đề liên quan đến phòng khám Maria nói riêng và các phòng khám TQ trên địa bàn Hà Nội nói chung, bà Na đã có đơn tường trình gửi đến cơ quan chức năng để “nói rõ” một số việc liên quan đến phòng khám này.
Theo bà Na, việc xảy ra với phòng khám bây giờ là tất yếu cho một quá trình hoạt động lộn xộn, chỉ vì lợi nhuận với những sai sót trong chuyên môn.
“Từ thời điểm tháng 2/2011, với cương vị là trưởng phòng khám tôi dần phát hiện ra phòng khám đang có những dấu hiệu bất ổn, hoạt động trái với quy định và phạm vi được cấp phép. Đó là sự có mặt của những bác sỹ người Trung Quốc tại phòng khám một cách bí ẩn. Bên cạnh đó, tôi cũng có biết phòng khám kê khai giá dịch vụ không đầy đủ, không đúng quy định, rồi quảng cáo quá sự thật”, bà Na cho biết.
Về chuyện phòng khám quảng cáo rầm rộ, quá mức, bà Na cho hay, bà đã nhiều lần nhắc nhở công ty rằng quảng cáo như vậy không chỉ bệnh nhân bức xúc mà cả các phòng khám tư khác cũng bức xúc không kém, nhưng họ chưa thay đổi nhiều.
Bản tường trình của bà Na – trưởng phòng khám đa khoa Maria
Trong bản tường trình của mình, bà Na cho biết về vụ việc của chị Nguyễn Thị Thu Phong tử vong tại phòng khám Maria, bà xin “chia sẻ với gia đình và nhận lỗi trước linh hồn chị Phong”, đồng thời cam kết sẽ có trách nhiệm “cộng tác” và “đôn đốc” công ty An Thịnh (đơn vị quản lý phòng khám) chấp hành những yêu cầu của cơ quan pháp luật.
Hiện nay, nguyên nhân tử vong của chị Phong vẫn chưa được cơ quan công an điều tra công bố. Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khẳng định căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra, Sở sẽ ra quyết định có rút giấy phép hành nghề của phòng khám này hay không.
Sở Y tế Hà Nội cho biết lãnh đạo phòng khám đa khoa Maria đã có báo cáo chi tiết về quá trình điều trị của bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong vào chiều tối ngày 14/7 vừa qua.
Theo đó, vào 17h30 ngày 14/7, chị Nguyễn Thị Thu Phong đến Phòng khám đa khoa Maria khám (do bác sỹ người TQ khám), được chẩn đoán là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Sau khi chẩn đoán bệnh, làm các xét nghiệm, chị Phong được vị bác sĩ người dùng dao Leep để điều trị lộ tuyến cổ tử cung, truyền dịch và sử dụng thuốc kháng sinh.
Chi tiết đáng chú ý trong bản tường trình mà phòng khám đa khoa Maria gửi đến Sở Y tế Hà Nội là những chi tiết liên quan đến phản ứng của bệnh nhân Phong sau khi được truyền thuốc.
Bảng kê các dịch vụ sử dụng cho chị Phong
Theo đó, khi được chuyển xuống tầng 5 theo dõi, chị Phong được truyền chai Gluco 5% 100ml và Negatidazol 0,4g/100ml. Lúc bắt đầu xuống tầng 5 bệnh nhân hơi mệt nhưng vẫn có thể nói chuyện bình thường. Khi truyền tiếp chai Levofloxacin bệnh nhân có biểu hiện mệt hơn, đồng thời phát ban ở tay, vai, có biểu hiện phản ứng thuốc.
Ngay sau đó các bác sỹ đã dừng truyền chai thuốc Levofloxacin, tiếp tục truyền chai Gluco 5% 100ml. Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện khó thở. Kíp trực liền tiến hành cấp cứu và trong khi cấp cứu, y tá trưởng tiêm 2 ống Dexamethazone 4mg/1ml trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tình trạng bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu, kíp trực vẫn thực hiện bóp bóng cho bệnh nhân và tiêm 2 ống Adrenalin rồi gọi cấp cứu nhưng khi cấp cứu 115 tới nơi thì bệnh nhân tử vong vào 21h35 ngày 14/7.
Trưởng phòng khám Maria nhận lỗi
Ngay sau khi sự cố xảy ra, trưởng phòng khám đa khoa Maria – bà Đỗ Y Na – đã được mời lên Sở Y tế làm việc. Tại đây, bà cho biết đã có đơn xin thôi giữ chức trưởng phòng khám từ tháng 2/2011 nên không biết gì về hoạt động của phòng khám.
Bà Đỗ Y Na – Trưởng phòng khám đa khoa Maria
Tuy nhiên, giải thích của bà không được chấp thuận. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã khẳng định về mặt pháp lý, bà Đỗ Y Na vẫn là trưởng phòng khám và bà phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến phòng khám này.
Ngay sau cuộc họp kín giữa Bộ Y tế với Sở Y tế Hà Nội về những vấn đề liên quan đến phòng khám Maria nói riêng và các phòng khám TQ trên địa bàn Hà Nội nói chung, bà Na đã có đơn tường trình gửi đến cơ quan chức năng để “nói rõ” một số việc liên quan đến phòng khám này.
Theo bà Na, việc xảy ra với phòng khám bây giờ là tất yếu cho một quá trình hoạt động lộn xộn, chỉ vì lợi nhuận với những sai sót trong chuyên môn.
“Từ thời điểm tháng 2/2011, với cương vị là trưởng phòng khám tôi dần phát hiện ra phòng khám đang có những dấu hiệu bất ổn, hoạt động trái với quy định và phạm vi được cấp phép. Đó là sự có mặt của những bác sỹ người Trung Quốc tại phòng khám một cách bí ẩn. Bên cạnh đó, tôi cũng có biết phòng khám kê khai giá dịch vụ không đầy đủ, không đúng quy định, rồi quảng cáo quá sự thật”, bà Na cho biết.
Về chuyện phòng khám quảng cáo rầm rộ, quá mức, bà Na cho hay, bà đã nhiều lần nhắc nhở công ty rằng quảng cáo như vậy không chỉ bệnh nhân bức xúc mà cả các phòng khám tư khác cũng bức xúc không kém, nhưng họ chưa thay đổi nhiều.
Bản tường trình của bà Na – trưởng phòng khám đa khoa Maria
Trong bản tường trình của mình, bà Na cho biết về vụ việc của chị Nguyễn Thị Thu Phong tử vong tại phòng khám Maria, bà xin “chia sẻ với gia đình và nhận lỗi trước linh hồn chị Phong”, đồng thời cam kết sẽ có trách nhiệm “cộng tác” và “đôn đốc” công ty An Thịnh (đơn vị quản lý phòng khám) chấp hành những yêu cầu của cơ quan pháp luật.
Hiện nay, nguyên nhân tử vong của chị Phong vẫn chưa được cơ quan công an điều tra công bố. Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội khẳng định căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra, Sở sẽ ra quyết định có rút giấy phép hành nghề của phòng khám này hay không.