Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong khi đó, việc Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự và có nhiều hành động gây hấn ở biển Đông khiến các nhà phân tích cho rằng, nước này muốn tăng trưởng kinh tế của mình đi liền với vị thế quốc tế và khu vực được nâng cao.
Với tư cách tổng thống, ông Obama đưa ra chiến lược trọng tâm châu Á, tăng cường vai trò của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi mở rộng quan hệ với Trung Quốc, với hy vọng thấy nước này trở thành một siêu cường có trách nhiệm. Ông Romney lại nói nhiều về một siêu cường có lợi ích và giá trị thường xuyên xung đột với Mỹ.
Điểm nóng khu vực
Tổng thống Obama đã có những bước đi đầu tiên để hiện thực hóa chính sách trọng tâm châu Á của mình, bao gồm việc thiết lập một căn cứ lâu dài dành cho lính thủy đánh bộ Mỹ ở Australia, đưa Mỹ tham gia các diễn đàn khu vực, phát triển quan hệ với những nước như Philippines, Việt Nam, thúc đẩy đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ông Obama cũng nỗ lực để Trung Quốc bớt lo ngại rằng Mỹ đang thách thức sự trỗi dậy và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Chính quyền Obama đã kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và từ chối bán máy bay phản lực F-16 cho Đài Loan.
Trong các bài phát biểu và báo cáo của mình, ứng viên Romney ngụ ý rằng, nếu đắc cử tổng thống đầu tháng 11 tới, chính quyền của ông sẽ giảm đáng kể việc xoa dịu Trung Quốc, tăng vai trò dẫn dắt của Mỹ ở châu Á và thúc giục Washington có hành động mạnh mẽ để thuyết phục Bắc Kinh đóng vai trò ôn hòa trong khu vực.
Trong một báo cáo chính sách của mình đối với Đông Á, ứng viên Romney viết “sẽ thực hiện một chiến lược làm cho tham vọng bá chủ khu vực của Trung Quốc tốn kém hơn rất nhiều con đường thay thế là trở thành đối tác có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế”.
Ông Romney nói Mỹ nên tăng cường có mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Ông cũng ngụ ý rằng, ông sẽ đảo nghịch chính sách của Tổng thống Obama và bán máy bay F-16 thế hệ mới cho Đài Loan.
Ông Obama phản đối việc bán máy bay F-16 cho Đài Loan, nhưng ông Roomney ủng hộ (Ảnh: Defense Industry News)
Đối thủ kinh tế
Với tư cách đối thủ kinh tế, Trung Quốc cần được đối xử như một "cậu bé khổng lồ" trong hệ thống quốc tế, hay vẫn là một nước đang phát triển phải tập trung trong nước về nhu cầu tạo việc làm cho dân số hơn 1,3 tỷ người? Trung Quốc luôn mong muốn vế thứ hai, nhưng cả hai ứng viên Obama và Romney đều hướng về vế thứ nhất. Hai ông đều coi chính sách mạnh tay với Trung Quốc là một cách để ép nước này trở thành thành viên có trách nhiệm hơn trong hệ thống kinh tế quốc tế.
Gần đây, chính quyền Obama tăng cường áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, từ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tế bào quang năng và tăng thuế đối với tháp phong điện. Hồi tháng 5, Tổng thống Obama tuyên bố chính quyền của ông đang xử lý những vấn đề khiếu nại, kiện tụng liên quan thương mại với Trung Quốc với tỷ lệ độ gấp đôi chính quyền Bush.
Chính quyền Obama cũng tăng cường xử lý các vấn đề tình báo kinh tế, tin tặc và vi phạm sở hữu trí tuệ (từ phần mềm Mỹ đến phim Hollywood) thông qua đối thoại chiến lược diện rộng với giới chức Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Romney nói rằng, “đối thoại” (ông coi đây là điểm yếu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama) không có tác dụng với Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế, giống như với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, hoặc với Nga về những vấn đề chiến lược.
Các trợ lý của ông Romney nêu kế hoạch mạnh mẽ đương đầu với Trung Quốc về thương mại, coi đây là thành phần chính trong chương trình kinh tế của ứng viên đảng Cộng hòa. Ngoài ra, ông Romney có thể sẽ theo đuổi một hiệp định thương mại với nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc có quan hệ kinh tế sâu rộng. Các trợ lý của ông Romney nói Trung Quốc sẽ không được mời tham gia hiệp định này.
Thao túng tiền tệ
Ông Romney chỉ trích Trung Quốc giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để hàng hóa của nước này có giá rẻ hơn trên thị trường thế giới. Hồi đầu tuần, ông nói rằng, nếu thắng cử thì ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông sẽ tuyên bố Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ (điều mà Mỹ không làm từ năm 1994), dọn đường cho việc áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với hàng Trung Quốc. Năm 2011, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên tới gần 300 tỷ USD.
Ông Obama luôn chống lại yêu cầu của nhiều thành viên cả đảng Dân chủ và Cộng hòa về việc cần tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ. Ông nói rằng, việc công bố như vậy có thể khơi mào cho chiến tranh thương mại. Theo ông, kiên trì gây áp lực ngoại giao cho kết quả tốt hơn. Thực tế cho thấy, tỷ giá nhân dân tệ so với dollar Mỹ tăng tăng gần 1/3 kể từ năm 2005, giúp tăng chi phí sản xuất và nhân công của Trung Quốc.
Nhân quyền
Khi thương lượng cho nhân vật bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành rời Trung Quốc sang Mỹ học hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không chỉ làm điều đó khi ở Trung Quốc mà còn thông qua đối thoại chiến lược dài ngày và mạnh mẽ với nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc.
Kết quả phản ánh nét đặc biệt trong chính sách của ông Obama đối với Trung Quốc về nhân quyền. Đó là tìm cách cân bằng việc ép Trung Quốc cải thiện vấn đề nhân quyền mà không khiến nước này xấu hổ hoặc khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc không cảm thấy như thể họ đang bị dồn vào chân tường.*
Ứng viên Romney nói ông sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc về nhân quyền. Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi về khả năng này, vì ứng viên George Bush hứa sẽ mạnh tay hơn với Trung Quốc, nhưng sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông có những động thái mềm dịu hơn.
Trong báo cáo của mình về Trung Quốc và Đông Á, Romney viết: “Một dân tộc trấn áp chính người dân của mình không thể là một đối tác đáng tin cậy trong hệ thống quốc tế dựa trên sự tự do chính trị và kinh tế”.
Ông Romney cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích một cuộc cách mạng Trung Quốc để hệ thống chính trị dân chủ hơn. Để làm được điều này, phải hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức xã hội dân sự chuyên thúc đẩy cải cách chính trị, quyền của phụ nữ và tự do tôn giáo.
Với tư cách tổng thống, ông Obama đưa ra chiến lược trọng tâm châu Á, tăng cường vai trò của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi mở rộng quan hệ với Trung Quốc, với hy vọng thấy nước này trở thành một siêu cường có trách nhiệm. Ông Romney lại nói nhiều về một siêu cường có lợi ích và giá trị thường xuyên xung đột với Mỹ.
Điểm nóng khu vực
Tổng thống Obama đã có những bước đi đầu tiên để hiện thực hóa chính sách trọng tâm châu Á của mình, bao gồm việc thiết lập một căn cứ lâu dài dành cho lính thủy đánh bộ Mỹ ở Australia, đưa Mỹ tham gia các diễn đàn khu vực, phát triển quan hệ với những nước như Philippines, Việt Nam, thúc đẩy đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ông Obama cũng nỗ lực để Trung Quốc bớt lo ngại rằng Mỹ đang thách thức sự trỗi dậy và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Chính quyền Obama đã kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và từ chối bán máy bay phản lực F-16 cho Đài Loan.
Trong các bài phát biểu và báo cáo của mình, ứng viên Romney ngụ ý rằng, nếu đắc cử tổng thống đầu tháng 11 tới, chính quyền của ông sẽ giảm đáng kể việc xoa dịu Trung Quốc, tăng vai trò dẫn dắt của Mỹ ở châu Á và thúc giục Washington có hành động mạnh mẽ để thuyết phục Bắc Kinh đóng vai trò ôn hòa trong khu vực.
Trong một báo cáo chính sách của mình đối với Đông Á, ứng viên Romney viết “sẽ thực hiện một chiến lược làm cho tham vọng bá chủ khu vực của Trung Quốc tốn kém hơn rất nhiều con đường thay thế là trở thành đối tác có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế”.
Ông Romney nói Mỹ nên tăng cường có mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Ông cũng ngụ ý rằng, ông sẽ đảo nghịch chính sách của Tổng thống Obama và bán máy bay F-16 thế hệ mới cho Đài Loan.
Ông Obama phản đối việc bán máy bay F-16 cho Đài Loan, nhưng ông Roomney ủng hộ (Ảnh: Defense Industry News)
Đối thủ kinh tế
Với tư cách đối thủ kinh tế, Trung Quốc cần được đối xử như một "cậu bé khổng lồ" trong hệ thống quốc tế, hay vẫn là một nước đang phát triển phải tập trung trong nước về nhu cầu tạo việc làm cho dân số hơn 1,3 tỷ người? Trung Quốc luôn mong muốn vế thứ hai, nhưng cả hai ứng viên Obama và Romney đều hướng về vế thứ nhất. Hai ông đều coi chính sách mạnh tay với Trung Quốc là một cách để ép nước này trở thành thành viên có trách nhiệm hơn trong hệ thống kinh tế quốc tế.
Gần đây, chính quyền Obama tăng cường áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, từ áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tế bào quang năng và tăng thuế đối với tháp phong điện. Hồi tháng 5, Tổng thống Obama tuyên bố chính quyền của ông đang xử lý những vấn đề khiếu nại, kiện tụng liên quan thương mại với Trung Quốc với tỷ lệ độ gấp đôi chính quyền Bush.
Chính quyền Obama cũng tăng cường xử lý các vấn đề tình báo kinh tế, tin tặc và vi phạm sở hữu trí tuệ (từ phần mềm Mỹ đến phim Hollywood) thông qua đối thoại chiến lược diện rộng với giới chức Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Romney nói rằng, “đối thoại” (ông coi đây là điểm yếu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama) không có tác dụng với Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế, giống như với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, hoặc với Nga về những vấn đề chiến lược.
Các trợ lý của ông Romney nêu kế hoạch mạnh mẽ đương đầu với Trung Quốc về thương mại, coi đây là thành phần chính trong chương trình kinh tế của ứng viên đảng Cộng hòa. Ngoài ra, ông Romney có thể sẽ theo đuổi một hiệp định thương mại với nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc có quan hệ kinh tế sâu rộng. Các trợ lý của ông Romney nói Trung Quốc sẽ không được mời tham gia hiệp định này.
Thao túng tiền tệ
Ông Romney chỉ trích Trung Quốc giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để hàng hóa của nước này có giá rẻ hơn trên thị trường thế giới. Hồi đầu tuần, ông nói rằng, nếu thắng cử thì ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông sẽ tuyên bố Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ (điều mà Mỹ không làm từ năm 1994), dọn đường cho việc áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với hàng Trung Quốc. Năm 2011, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên tới gần 300 tỷ USD.
Ông Obama luôn chống lại yêu cầu của nhiều thành viên cả đảng Dân chủ và Cộng hòa về việc cần tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ. Ông nói rằng, việc công bố như vậy có thể khơi mào cho chiến tranh thương mại. Theo ông, kiên trì gây áp lực ngoại giao cho kết quả tốt hơn. Thực tế cho thấy, tỷ giá nhân dân tệ so với dollar Mỹ tăng tăng gần 1/3 kể từ năm 2005, giúp tăng chi phí sản xuất và nhân công của Trung Quốc.
Nhân quyền
Khi thương lượng cho nhân vật bất đồng chính kiến khiếm thị Trần Quang Thành rời Trung Quốc sang Mỹ học hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không chỉ làm điều đó khi ở Trung Quốc mà còn thông qua đối thoại chiến lược dài ngày và mạnh mẽ với nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc.
Kết quả phản ánh nét đặc biệt trong chính sách của ông Obama đối với Trung Quốc về nhân quyền. Đó là tìm cách cân bằng việc ép Trung Quốc cải thiện vấn đề nhân quyền mà không khiến nước này xấu hổ hoặc khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc không cảm thấy như thể họ đang bị dồn vào chân tường.*
Ứng viên Romney nói ông sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc về nhân quyền. Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi về khả năng này, vì ứng viên George Bush hứa sẽ mạnh tay hơn với Trung Quốc, nhưng sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông có những động thái mềm dịu hơn.
Trong báo cáo của mình về Trung Quốc và Đông Á, Romney viết: “Một dân tộc trấn áp chính người dân của mình không thể là một đối tác đáng tin cậy trong hệ thống quốc tế dựa trên sự tự do chính trị và kinh tế”.
Ông Romney cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích một cuộc cách mạng Trung Quốc để hệ thống chính trị dân chủ hơn. Để làm được điều này, phải hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức xã hội dân sự chuyên thúc đẩy cải cách chính trị, quyền của phụ nữ và tự do tôn giáo.