Ngôi trường mới được xây bên cạnh Trường Tiểu học Nà Ca cũ, khánh thành vào sáng thứ 7, ngày 13/10. Đây là món quà của Tập đoàn Dầu khí quốc gia tặng các thầy cô giáo và các em học sinh Nà Ca (Bảo Lâm, Cao Bằng), khởi nguồn từ phóng sự ảnh nặng tình người cách đây hơn 1 năm tựa đề “Bé 9 tuổi làm mẹ” về em Hoàng Thị Mũ.
Ghen tị với người vùng cao
Sáng thứ 7 trời hơi mưa, ngôi trường 2 tầng không lớn lắm, sơn màu xanh nhạt, nổi bật giữa vùng sơn cước nhìn xuống dòng sông Gâm mùa này cạn nước, hiền hòa khác hẳn mùa mưa lũ. Các em học sinh cổ đeo khăn quàng đỏ, tung tăng dưới sân trường xi măng. Mỗi đứa mặc một kiểu, nhưng được cái giống nhau dáng còi còi, nhỏ thó hơn so với tuổi và chân thì đậm màu bụi đất.
Trên sườn đồi cạnh trường lố nhố cả ********* lẫn trẻ con bồng bế nhau háo hức chờ buổi lễ cắt băng khánh thành. Cô giáo Hiệu trưởng Vi Thị Mỹ bảo: “Từ hôm trường xây xong lúc nào cũng có trẻ con, ********* đu tường rào sắt, chạy lên tầng 2”. “Để làm gì?” - tôi hỏi. “Ngắm nghía trường mới. Các em thích lắm!”.
Xem ra tôi phải ghen với những người xứ này. Ghen vì họ nghèo nhưng trong lòng vẫn tồn tại những xúc cảm tự nhiên khi được thấy, được hưởng thụ một ngôi trường học mới cũng giản dị thôi. Còn mình sống lâu ở thành phố rồi, cảm xúc chai lì cả với những cao ốc ngất ngưởng, những trung tâm thương mại lấp lóa ánh đèn...
Trường Tiểu học Nà Ca mới vừa được khánh thành
Nhà vệ sinh mới
Chúng tôi lên trao quà cho em Mũ và các em học sinh Trường Tiểu học Nà Ca lần đầu tiên vào ngày 7/3/2011. Hôm ấy, sau khi ngồi cả giờ đồng hồ làm thủ tục lễ lạt, rồi nhận vở, ba lô, kẹo bánh... vừa nghe tiếng cô Yến bảo “các em giải tán”, cả đám học sinh lớn nhỏ chạy túa ra các ngả quanh trường. Theo phản xạ nghề nghiệp, tôi chạy theo một tốp con trai. Rất nhiều chú nhóc vạch quần tè luôn ngay đầu lớp học, chú nào biết xấu hổ thì ra phía sau áp vách ta luy sườn đồi...
Tò mò tự hỏi: Còn các bé gái? Tôi theo dõi một tốp rủ nhau đi về phía xa có nhiều bụi cây. Nhưng chỗ ấy có lớp học của các bé mầm non. Các bé gái đàn chị phải tụt xuống sườn dốc thấp hơn nữa sát ruộng lúa, rồi chia nhau ra các bụi rậm. Rãnh mương lấp xấp nước. Tôi ngẩn người một lúc... Thương quá.
Những hôm trời mưa gió chỗ dốc này trơn trượt thì sao? Tò mò nữa, tôi tìm quanh quất một địa điểm khác: Vậy các cô đi vệ sinh ở đâu? (trường này toàn cô giáo). Từ đầu nọ tới góc kia, không có dấu hiệu nơi nào cho các cô giải quyết chuyện không thể nhịn.
Trở lại sân trường, tôi hỏi thẳng cô giáo Nông Thị Lới: “Khi cần đi vệ sinh thì các cô đi ở đâu?”. “Thì bọn em cũng làm như các em học sinh gái thôi anh!”. “Thật không?”. “Chứ sao nữa?”. “Thế nhỡ cần đi… nặng thì sao?”, “Thì... nhịn, dạy xong về nhà!”. “Thế nhỡ bị đau bụng?”. “Chạy xe về nhà gấp!”. “Từ đây về nhà bao xa?”. “Hơn 7 cây số”... Giời ạ! Toàn các cô giáo đẹp người, đẹp nết cả lại xuân trẻ nữa, vậy mà phải liều mình giải quyết “nỗi buồn” trốn “ai trông thấy thì ngượng chết” ấy sao?
Chẳng lẽ đây là nét “đặc trưng”của ngành giáo dục, vì ở ngay Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh thôi, dư luận cũng la ầm ĩ từ nhiều năm chuyện các em học sinh phải nhịn tiểu về nhà vì không có chỗ, hoặc do bẩn quá. Thiếu kinh phí?
Tôi nghe nhiều giáo viên ở Hà Nội kể rằng trong kho trường nào cũng chất đầy các giáo cụ giá chục triệu, thậm chí trăm triệu chẳng dùng đến, nhưng năm học mới vẫn cứ phải nhận thêm đồ mới...
Ngay bữa ấy, tôi đã nói ra ý muốn của mình: Chúng tôi sẽ tìm nguồn kinh phí giúp trường xây dựng khu vệ sinh cho cả giáo viên và học sinh... Và hôm nay, Trường Tiểu học Nà Ca không chỉ có nhà vệ sinh mà có thêm cả ngôi trường mới với 8 phòng học, một phòng dành cho chị em bé Mũ và một số bạn có thể ngủ lại qua đêm, nghỉ trưa. So với Hà Nội thì khu vệ sinh ở đây chẳng có gì đáng kể. Vậy mà cô Mỹ bảo: Các cháu thích lắm! Các cô chỉ cần nói nhà vệ sinh bẩn rồi đấy là các em tranh nhau đi cọ rửa, không cần phân công.
Và lời chúc chân thành nhất của tôi dành cho các cô giáo Nà Ca hôm khánh thành trường mới là “chúc mừng các cô đã thoát cảnh nấp bụi rậm”.
Ghen tị với người vùng cao
Sáng thứ 7 trời hơi mưa, ngôi trường 2 tầng không lớn lắm, sơn màu xanh nhạt, nổi bật giữa vùng sơn cước nhìn xuống dòng sông Gâm mùa này cạn nước, hiền hòa khác hẳn mùa mưa lũ. Các em học sinh cổ đeo khăn quàng đỏ, tung tăng dưới sân trường xi măng. Mỗi đứa mặc một kiểu, nhưng được cái giống nhau dáng còi còi, nhỏ thó hơn so với tuổi và chân thì đậm màu bụi đất.
Trên sườn đồi cạnh trường lố nhố cả ********* lẫn trẻ con bồng bế nhau háo hức chờ buổi lễ cắt băng khánh thành. Cô giáo Hiệu trưởng Vi Thị Mỹ bảo: “Từ hôm trường xây xong lúc nào cũng có trẻ con, ********* đu tường rào sắt, chạy lên tầng 2”. “Để làm gì?” - tôi hỏi. “Ngắm nghía trường mới. Các em thích lắm!”.
Xem ra tôi phải ghen với những người xứ này. Ghen vì họ nghèo nhưng trong lòng vẫn tồn tại những xúc cảm tự nhiên khi được thấy, được hưởng thụ một ngôi trường học mới cũng giản dị thôi. Còn mình sống lâu ở thành phố rồi, cảm xúc chai lì cả với những cao ốc ngất ngưởng, những trung tâm thương mại lấp lóa ánh đèn...
Trường Tiểu học Nà Ca mới vừa được khánh thành
Nhà vệ sinh mới
Chúng tôi lên trao quà cho em Mũ và các em học sinh Trường Tiểu học Nà Ca lần đầu tiên vào ngày 7/3/2011. Hôm ấy, sau khi ngồi cả giờ đồng hồ làm thủ tục lễ lạt, rồi nhận vở, ba lô, kẹo bánh... vừa nghe tiếng cô Yến bảo “các em giải tán”, cả đám học sinh lớn nhỏ chạy túa ra các ngả quanh trường. Theo phản xạ nghề nghiệp, tôi chạy theo một tốp con trai. Rất nhiều chú nhóc vạch quần tè luôn ngay đầu lớp học, chú nào biết xấu hổ thì ra phía sau áp vách ta luy sườn đồi...
Tò mò tự hỏi: Còn các bé gái? Tôi theo dõi một tốp rủ nhau đi về phía xa có nhiều bụi cây. Nhưng chỗ ấy có lớp học của các bé mầm non. Các bé gái đàn chị phải tụt xuống sườn dốc thấp hơn nữa sát ruộng lúa, rồi chia nhau ra các bụi rậm. Rãnh mương lấp xấp nước. Tôi ngẩn người một lúc... Thương quá.
Những hôm trời mưa gió chỗ dốc này trơn trượt thì sao? Tò mò nữa, tôi tìm quanh quất một địa điểm khác: Vậy các cô đi vệ sinh ở đâu? (trường này toàn cô giáo). Từ đầu nọ tới góc kia, không có dấu hiệu nơi nào cho các cô giải quyết chuyện không thể nhịn.
Trở lại sân trường, tôi hỏi thẳng cô giáo Nông Thị Lới: “Khi cần đi vệ sinh thì các cô đi ở đâu?”. “Thì bọn em cũng làm như các em học sinh gái thôi anh!”. “Thật không?”. “Chứ sao nữa?”. “Thế nhỡ cần đi… nặng thì sao?”, “Thì... nhịn, dạy xong về nhà!”. “Thế nhỡ bị đau bụng?”. “Chạy xe về nhà gấp!”. “Từ đây về nhà bao xa?”. “Hơn 7 cây số”... Giời ạ! Toàn các cô giáo đẹp người, đẹp nết cả lại xuân trẻ nữa, vậy mà phải liều mình giải quyết “nỗi buồn” trốn “ai trông thấy thì ngượng chết” ấy sao?
Chẳng lẽ đây là nét “đặc trưng”của ngành giáo dục, vì ở ngay Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh thôi, dư luận cũng la ầm ĩ từ nhiều năm chuyện các em học sinh phải nhịn tiểu về nhà vì không có chỗ, hoặc do bẩn quá. Thiếu kinh phí?
Tôi nghe nhiều giáo viên ở Hà Nội kể rằng trong kho trường nào cũng chất đầy các giáo cụ giá chục triệu, thậm chí trăm triệu chẳng dùng đến, nhưng năm học mới vẫn cứ phải nhận thêm đồ mới...
Ngay bữa ấy, tôi đã nói ra ý muốn của mình: Chúng tôi sẽ tìm nguồn kinh phí giúp trường xây dựng khu vệ sinh cho cả giáo viên và học sinh... Và hôm nay, Trường Tiểu học Nà Ca không chỉ có nhà vệ sinh mà có thêm cả ngôi trường mới với 8 phòng học, một phòng dành cho chị em bé Mũ và một số bạn có thể ngủ lại qua đêm, nghỉ trưa. So với Hà Nội thì khu vệ sinh ở đây chẳng có gì đáng kể. Vậy mà cô Mỹ bảo: Các cháu thích lắm! Các cô chỉ cần nói nhà vệ sinh bẩn rồi đấy là các em tranh nhau đi cọ rửa, không cần phân công.
Và lời chúc chân thành nhất của tôi dành cho các cô giáo Nà Ca hôm khánh thành trường mới là “chúc mừng các cô đã thoát cảnh nấp bụi rậm”.