Hôm nay (9/10), trong một tuyên bố phát đi trên hãng thông tấn KCNA, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho biết, miền Bắc sẵn sàng đối phó với bất kỳ mối đe dọa quân sự nào của Mỹ.
“Chúng tôi không che giấu thực tế rằng, các lực lượng vũ trang cách mạng Triều Tiên, gồm cả lực lượng tên lửa chiến lược đang đặt không chỉ ở các căn cứ quân đội Hàn Quốc và Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên mà còn có cả ở Nhật Bản, Guam và thậm chí nước Mỹ lục địa cũng nằm trong tầm tấn công”, KCNA cho biết.
Xe chở tên lửa Triều Tiên trong buổi diễu binh quân sự kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ngày 15/4/2012
Ngày 7/10, Hàn Quốc tiết lộ một thỏa thuận với Mỹ cho phép Seoul nâng cấp tầm bắn của các tên lửa đạn đạo ở giới hạn 300 km hiện nay lên đến 800 km nhằm ngăn chặn các cuộc gây hấn quân sự từ Bình Nhưỡng.
Triều Tiên được cho là đang phát triển một tên lửa tầm xa với tầm bắn khoảng 6.700 km hoặc xa hơn nhằm tấn công nước Mỹ, nhưng cả hai vụ bắn thử gần đây đều thất bại.
Tháng 4/2012, dưới thời nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un, Triều Tiên lại phóng một tên lửa đẩy với tuyên bố là để đưa vệ tinh lên quỹ đạo nhưng không thành công. Chiếc tên lửa đã rơi ngay sau khi phóng vài phút lúc mới chỉ bay được trên 100 km, rồi nổ tung trên vùng biển giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Các nước láng giềng Triều Tiên bày tỏ lo ngại Bình Nhưỡng đang lợi dụng các vụ phóng tên lửa đẩy (rocket) để hoàn thiện công nghệ chế tạo tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay tới Mỹ.
Tuy phủ nhận bất cứ ý định tấn công nào nhằm vào Triều Tiên nhưng Mỹ vẫn duy trì trên 20.000 quân đóng ở Hàn Quốc nhằm bảo vệ quốc gia đồng minh này đối phó với Bình Nhưỡng.
Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do cuộc xung đột 1950-1953 mới chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chứ chưa có hiệp định hòa bình nào được ký kết.
“Chúng tôi không che giấu thực tế rằng, các lực lượng vũ trang cách mạng Triều Tiên, gồm cả lực lượng tên lửa chiến lược đang đặt không chỉ ở các căn cứ quân đội Hàn Quốc và Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên mà còn có cả ở Nhật Bản, Guam và thậm chí nước Mỹ lục địa cũng nằm trong tầm tấn công”, KCNA cho biết.
Xe chở tên lửa Triều Tiên trong buổi diễu binh quân sự kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ngày 15/4/2012
Ngày 7/10, Hàn Quốc tiết lộ một thỏa thuận với Mỹ cho phép Seoul nâng cấp tầm bắn của các tên lửa đạn đạo ở giới hạn 300 km hiện nay lên đến 800 km nhằm ngăn chặn các cuộc gây hấn quân sự từ Bình Nhưỡng.
Triều Tiên được cho là đang phát triển một tên lửa tầm xa với tầm bắn khoảng 6.700 km hoặc xa hơn nhằm tấn công nước Mỹ, nhưng cả hai vụ bắn thử gần đây đều thất bại.
Tháng 4/2012, dưới thời nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un, Triều Tiên lại phóng một tên lửa đẩy với tuyên bố là để đưa vệ tinh lên quỹ đạo nhưng không thành công. Chiếc tên lửa đã rơi ngay sau khi phóng vài phút lúc mới chỉ bay được trên 100 km, rồi nổ tung trên vùng biển giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Các nước láng giềng Triều Tiên bày tỏ lo ngại Bình Nhưỡng đang lợi dụng các vụ phóng tên lửa đẩy (rocket) để hoàn thiện công nghệ chế tạo tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay tới Mỹ.
Tuy phủ nhận bất cứ ý định tấn công nào nhằm vào Triều Tiên nhưng Mỹ vẫn duy trì trên 20.000 quân đóng ở Hàn Quốc nhằm bảo vệ quốc gia đồng minh này đối phó với Bình Nhưỡng.
Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do cuộc xung đột 1950-1953 mới chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chứ chưa có hiệp định hòa bình nào được ký kết.