“Trên thực tế, từ lâu nay miền Bắc vẫn đang chuẩn bị cho hoạt động thử nghiệm này”, ông Kim cho biết trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày hôm qua (24/10).
“Và khi thời gian chín muồi cho một quyết định chính trị, nước này có thể tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba này”, ông Kim nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin bày tỏ sự ủng hộ các nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng nối lại các vòng đàm phát 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân vốn đã bị đóng băng từ năm 2008. Ông Kim cũng miêu tả chính quyền mới ở Triều Tiên dưới thời Kim Jong-Un là “khá ổn định”.
Theo ông Kim, nhà lãnh đạo mới của Bình Nhưỡng đã cố gắng tiến hành cải cách kinh tế nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa rõ ràng.
Hai binh sỹ Triều Tiên bảo vệ tên lửa đẩy Unha-3 tại Trung tâm vũ trụ Tangachai –ri ngày 8/4/2012
Tuy nhiên, ông Kim cũng cho rằng, Kim Jong-Un dường như vẫn theo đuổi chính sách “quân sự hàng đầu” giống người cha quá cố trước khi thực sự nỗ lực đáp ứng các nhu cầu của người dân.
“Ông ấy vẫn còn trẻ, nghĩa là ông ta có thể mạnh bạo hơn so với thế hệ đi trước”, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nhận xét.
Trong khi đó, Leon Panetta, cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) nói rằng cách cư xử của nhà lãnh đạo Triều Tiên mới như thế nào vẫn còn là vấn đề để ngỏ.
“Tôi nghĩ mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta vẫn chưa biết liệu ông ta có theo hay không theo những bước đi của người cha hay ông ấy sẽ mang đến một phong cách lãnh đạo mới trong tương lai”.
Ông Panetta đã lên án lập trưởng “khiêu khích” của Triều Tiên và nói rằng Washington vẫn tái cam kết mạnh mẽ đối với an ninh trên Bán đảo Triều Tiên bằng số quân hiện đang đóng tại Hàn Quốc.
Mỹ hiện vẫn duy trì 28.500 binh sỹ ở Hàn Quốc cũng như nhiều hệ thống phòng thủ trong khu vực và sẽ đóng vai trò như một “cái ô hạt nhân” trong trường hợp bị Triều Tiên tấn công.
“Và khi thời gian chín muồi cho một quyết định chính trị, nước này có thể tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba này”, ông Kim nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin bày tỏ sự ủng hộ các nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng nối lại các vòng đàm phát 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân vốn đã bị đóng băng từ năm 2008. Ông Kim cũng miêu tả chính quyền mới ở Triều Tiên dưới thời Kim Jong-Un là “khá ổn định”.
Theo ông Kim, nhà lãnh đạo mới của Bình Nhưỡng đã cố gắng tiến hành cải cách kinh tế nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa rõ ràng.
Hai binh sỹ Triều Tiên bảo vệ tên lửa đẩy Unha-3 tại Trung tâm vũ trụ Tangachai –ri ngày 8/4/2012
Tuy nhiên, ông Kim cũng cho rằng, Kim Jong-Un dường như vẫn theo đuổi chính sách “quân sự hàng đầu” giống người cha quá cố trước khi thực sự nỗ lực đáp ứng các nhu cầu của người dân.
“Ông ấy vẫn còn trẻ, nghĩa là ông ta có thể mạnh bạo hơn so với thế hệ đi trước”, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nhận xét.
Trong khi đó, Leon Panetta, cựu Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) nói rằng cách cư xử của nhà lãnh đạo Triều Tiên mới như thế nào vẫn còn là vấn đề để ngỏ.
“Tôi nghĩ mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta vẫn chưa biết liệu ông ta có theo hay không theo những bước đi của người cha hay ông ấy sẽ mang đến một phong cách lãnh đạo mới trong tương lai”.
Ông Panetta đã lên án lập trưởng “khiêu khích” của Triều Tiên và nói rằng Washington vẫn tái cam kết mạnh mẽ đối với an ninh trên Bán đảo Triều Tiên bằng số quân hiện đang đóng tại Hàn Quốc.
Mỹ hiện vẫn duy trì 28.500 binh sỹ ở Hàn Quốc cũng như nhiều hệ thống phòng thủ trong khu vực và sẽ đóng vai trò như một “cái ô hạt nhân” trong trường hợp bị Triều Tiên tấn công.