Giữa cái nóng trưa hè gần 40 độ C, con đường Trần Phú rợp bóng cây trở thành nơi trú ngụ cho nhiều người làm nghề hái sấu. Tốp thanh niên khoảng 5, 6 người cười đua vui vẻ bên những bao tải sấu to, nhỏ. Thấy người qua đường đi xe chầm chậm, họ chào mời: “Chị ơi, mua sấu Hà Nội xịn đi”.
Hà Nội mùa trèo sấu
Vào khoảng tháng 5 âm lịch, những người hái sấu này từ Thanh Hóa lên Hà Nội để bắt đầu mùa kiếm sống. Người đang đi làm ở nhà máy cũng xin nghỉ để đi… trẩy sấu. Có người còn đi học thì tranh thủ nghỉ hè đi theo các anh… học hỏi kinh nghiệm.
Một người hái sấu đi khảo sát địa hình
Một ngày làm việc của những người trẩy sấu bắt đầu từ 6, 7 giờ sáng cho đến khoảng 5 giờ chiều. Họ dạo quanh các “phố sấu” như: Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng… để “khảo sát” địa hình để trẩy sấu.
Cả nhóm vừa ngồi túm tụm cười đùa. Vậy mà quay đi quay lại đã thấy chỉ còn 1 người ngồi đó. Thấy chúng tôi thắc mắc, Phúc- người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhóm giải thích: “Lên cây cả rồi”. Và tiếp tục kể: “Đối với dân trẩy sấu tụi tui thì thời gian bán sấu là lúc giải lao. Còn trên thời gian chính ở trên cây”.
Khách hỏi mua sấu
Mỗi vụ trẩy sấu, họ đầu tư mua một cuộn dây dù, một cái sào gỗ có móc sắt. Tổng chi phí cho 5, 6 người hết khoảng 200 nghìn đồng. Ngoài ra, họ cũng phải chi một ít “phí” cho người quản lý khu vực để được “giữ chỗ” hái sấu. Vì theo Phúc: “Có nhiều người tỉnh khác cùng đến hái sấu lắm, mình không nhanh người ta lấy mất”.
Một ngày, mỗi người trẩy sấu trong nhóm Phúc cũng hái được vài chục kg. “Vì thế, hôm nào 3 anh em mà chỉ thu được hơn 2 triệu đồng là thấp”- Phúc kể. “Vài hôm nữa đến độ sấu chín, chúng tôi còn bán với giá 90 nghìn đồng/kg. Vậy mà cũng chẳng còn hàng bán”. Mỗi vụ hái sấu (chỉ kéo dài khoảng 20 ngày), họ kiếm được đến chục triệu đồng sau khi đã trừ tất cả các chi phí ban đầu và ăn, ở, đi lại. Số tiền đó là không tưởng đối những lao động nghèo. Ở quê Phúc, ngày càng có nhiều người rủ nhau đi trẩy sấu. Hiện tại Phúc là người có thâm niên lâu nhất với 4 năm kinh nghiệm. Thấy kiếm được, ai cũng rủ bạn bè, anh em đi cùng, vì thế mùa sau luôn đông hơn mùa trước.
Nguy hiểm rình rập
Chỉ với một cuộn dây dù và cái sào gỗ, người hái sấu thoắt ẩn thoắt hiện trên cây. Muốn hái được sấu, họ phải chinh phục những thân cây to, cao đến vài chục mét được trồng từ thời Pháp và leo lên vị trí cuối cùng ở trên ngọn cây.
Người hái sấu thoắt ẩn thoắt hiện trên cây
“Cảm giác đứng trên đó nhiều khi cũng sợ, cành đung đưa, cứ nhún lên nhún xuống”, Phúc kể. Trong khi đó, người hái sấu phải một tay ôm cây, tay kia cầm sào móc sấu.
Chưa dứt câu chuyện, mấy người anh em trong nhóm Phúc thoăn thoắt trèo từ trên cây xuống mang theo một túi sấu. Tuy lần hái này không nhiều như lần trước nhưng cũng đủ để họ bán tiếp cho buổi chiều. Mặt đỏ gay và đầm đìa mồ hôi, người thanh niên đó chia sẻ: “Làm nghề này cũng nhọc lắm. Nhiều lúc đứng trên ngọn cây, nắng sói thẳng vào mắt, hoa mắt không nhìn thấy gì. Vì thế dù biết ngọn cây còn nhiều nhưng cũng không dám ra xa hơn. Có cây tôi phải trèo lên trèo xuống 4 lần để nghỉ”.
Lúc giải lao cũng là lúc bán sấu
Người thanh niên khác xen vào câu chuyện: “Ai nhát chết thì chỉ dám hái ở gần, ai liều thì ra chỗ xa hơn, sẽ hái được nhiều mà quả lại to. Đã làm nghề này là chấp nhận bán mạng cho tử thần”.
Thành quả của một ngày lao động vất vả
Không có bất cứ vật dụng bảo hộ nào như mũ, đai thắt an toàn,... khó ai có thể biết được hậu quả sẽ ra sao khi họ ngã. Nhưng đối với những người lao động ấy, nguồn thu nhập cao đáng để họ liều mình.
“Ở nhà chúng tôi cũng trèo cây quen rồi. Chưa hề có chuyện gì xảy ra. Còn trầy xước chân tay là chuyện bình thường. Đi làm cả năm vất vả cũng khó kiếm được nhiều tiền như thế. Đã là dân lao động thì phải chấp nhận thôi”, Phúc giãi bày.
Dù biết công việc này cực khổ và hiểm nguy nhưng họ vẫn nuôi hy vọng có thể đeo bám nghề: “Có rất nhiều cách để hái sấu nhanh mà không cần vất vả đến vậy. Nhiều người dùng móc sắt dài để bứt hẳn cành cây xuống. Nhưng như thế thì lấy gì cho năm sau làm”.
Hà Nội mùa trèo sấu
Vào khoảng tháng 5 âm lịch, những người hái sấu này từ Thanh Hóa lên Hà Nội để bắt đầu mùa kiếm sống. Người đang đi làm ở nhà máy cũng xin nghỉ để đi… trẩy sấu. Có người còn đi học thì tranh thủ nghỉ hè đi theo các anh… học hỏi kinh nghiệm.
Một người hái sấu đi khảo sát địa hình
Một ngày làm việc của những người trẩy sấu bắt đầu từ 6, 7 giờ sáng cho đến khoảng 5 giờ chiều. Họ dạo quanh các “phố sấu” như: Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng… để “khảo sát” địa hình để trẩy sấu.
Cả nhóm vừa ngồi túm tụm cười đùa. Vậy mà quay đi quay lại đã thấy chỉ còn 1 người ngồi đó. Thấy chúng tôi thắc mắc, Phúc- người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhóm giải thích: “Lên cây cả rồi”. Và tiếp tục kể: “Đối với dân trẩy sấu tụi tui thì thời gian bán sấu là lúc giải lao. Còn trên thời gian chính ở trên cây”.
Khách hỏi mua sấu
Mỗi vụ trẩy sấu, họ đầu tư mua một cuộn dây dù, một cái sào gỗ có móc sắt. Tổng chi phí cho 5, 6 người hết khoảng 200 nghìn đồng. Ngoài ra, họ cũng phải chi một ít “phí” cho người quản lý khu vực để được “giữ chỗ” hái sấu. Vì theo Phúc: “Có nhiều người tỉnh khác cùng đến hái sấu lắm, mình không nhanh người ta lấy mất”.
“Nhiều người mua cứ nói chúng tôi bán hàng còn kiêu, mặc cả kiểu gì cũng không giảm giá. Nhưng thực sự chúng tôi phải trả một cái giá rất đắt”, một người trẩy sấu tâm sự. |
Nguy hiểm rình rập
Chỉ với một cuộn dây dù và cái sào gỗ, người hái sấu thoắt ẩn thoắt hiện trên cây. Muốn hái được sấu, họ phải chinh phục những thân cây to, cao đến vài chục mét được trồng từ thời Pháp và leo lên vị trí cuối cùng ở trên ngọn cây.
Người hái sấu thoắt ẩn thoắt hiện trên cây
“Cảm giác đứng trên đó nhiều khi cũng sợ, cành đung đưa, cứ nhún lên nhún xuống”, Phúc kể. Trong khi đó, người hái sấu phải một tay ôm cây, tay kia cầm sào móc sấu.
Chưa dứt câu chuyện, mấy người anh em trong nhóm Phúc thoăn thoắt trèo từ trên cây xuống mang theo một túi sấu. Tuy lần hái này không nhiều như lần trước nhưng cũng đủ để họ bán tiếp cho buổi chiều. Mặt đỏ gay và đầm đìa mồ hôi, người thanh niên đó chia sẻ: “Làm nghề này cũng nhọc lắm. Nhiều lúc đứng trên ngọn cây, nắng sói thẳng vào mắt, hoa mắt không nhìn thấy gì. Vì thế dù biết ngọn cây còn nhiều nhưng cũng không dám ra xa hơn. Có cây tôi phải trèo lên trèo xuống 4 lần để nghỉ”.
Lúc giải lao cũng là lúc bán sấu
Người thanh niên khác xen vào câu chuyện: “Ai nhát chết thì chỉ dám hái ở gần, ai liều thì ra chỗ xa hơn, sẽ hái được nhiều mà quả lại to. Đã làm nghề này là chấp nhận bán mạng cho tử thần”.
Thành quả của một ngày lao động vất vả
Không có bất cứ vật dụng bảo hộ nào như mũ, đai thắt an toàn,... khó ai có thể biết được hậu quả sẽ ra sao khi họ ngã. Nhưng đối với những người lao động ấy, nguồn thu nhập cao đáng để họ liều mình.
“Ở nhà chúng tôi cũng trèo cây quen rồi. Chưa hề có chuyện gì xảy ra. Còn trầy xước chân tay là chuyện bình thường. Đi làm cả năm vất vả cũng khó kiếm được nhiều tiền như thế. Đã là dân lao động thì phải chấp nhận thôi”, Phúc giãi bày.
Dù biết công việc này cực khổ và hiểm nguy nhưng họ vẫn nuôi hy vọng có thể đeo bám nghề: “Có rất nhiều cách để hái sấu nhanh mà không cần vất vả đến vậy. Nhiều người dùng móc sắt dài để bứt hẳn cành cây xuống. Nhưng như thế thì lấy gì cho năm sau làm”.