Tranh luận - show diễn lớn
Đỉnh điểm chiến dịch tranh cử kéo dài hàng tháng trời dĩ nhiên rơi vào tháng 10 với 3 cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa ứng viên đảng Dân chủ Barack Obama và ứng viên đảng Cộng hoà Mitt Romney.
Đặc biệt quan trọng là cuộc tranh luận thứ ba (diễn ra ngày 22/10 vừa qua). Bất kỳ sơ suất nào cũng kéo theo hậu quả tai hại bởi vì không có điều kiện sửa chữa.
Để chuẩn bị cho các cuộc tranh luận, hai đối thủ đã có một thỏa thuận chính thức. Chẳng hạn, thỏa thuận đó quy định chính xác hình dạng bàn ghế và diễn đàn cũng như kích thước của chúng, nhất là chiều cao.
Mục đích là loại trừ cảnh tượng trong lúc tranh luận, một người phải nhìn lên với vẻ thảm hại còn người kia nhìn xuống với vẻ trịch thượng. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề chiều cao dễ dàng được giải quyết bởi vì cả 2 đối thủ đều cao xấp xỉ nhau.
Các ứng viên Barack Obama (trái) và Mitt Romney (phải)
Thỏa thuận đề cập đến cả màu sắc cánh gà sân khấu, cách phân bố màu bình đẳng nhau – màu xanh cho ứng viên đảng Dân chủ còn màu đỏ cho ứng viên đảng Cộng hoà.
Thậm chí, thoả thuận còn quy định cả nhiệt độ trên sân khấu, chắc hẳn để tránh lặp lại một sự cố trong quá khứ, khi ứng viên Nixon tranh luận với ứng viên Kennedy.
Những giọt mồ hôi “phản trắc” lấp lánh trên khuôn mặt Nixon đã khiến ông thua cuộc.
Tuy nhiên, các ứng viên thường vi phạm thoả thuận mà họ đã ký kết. Chẳng hạn, thoả thuận đạt được cấm hai đối thủ trực tiếp đặt câu hỏi cho nhau.
Ngoài người dẫn chương trình, không ai được phép rời khỏi chỗ ngồi của mình ở sau bàn khi người kia đang nói, không được phép tiến lại gần người kia cũng như không được phép đặt vài lần cùng một câu hỏi.
Tất cả những quy định này đều bị cả hai ứng viên nhiều lần vi phạm, đặc biệt trong thời gian diễn ra cuộc tranh luận thứ hai.
Ông Romney từ diều hâu biến thành bồ câu
Trong cuộc tranh luận thứ ba, ông Obama để ra một kế hoạch tối đa với mục tiêu chứng minh trước bàn dân thiên hạ là đối thủ của ông non kém về chính sách đối ngoại, về hoạt động ngoại giao và chiến lược quân sự.
Ông Romney chỉ có một kế hoạch tối thiểu - chứng minh cho người Mỹ thấy ông có năng lực của một Tổng tư lệnh và của một nhà ngoại giao tầm cỡ.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, ông Obama tuy thực hiện được kế hoạch tối đa của mình nhưng không hoàn toàn.
Còn ông Romney thực hiện được đầy đủ kế hoạch tối thiểu của mình. Ông đã từ diều hâu biến thành bồ câu. Ông đồng ý với nhiều quyết định trong chính sách đối ngoại của ông Obama, lờ đi những phát biểu cực đoan của mình về việc can thiệp vào Syria, về việc ném bom Iran, về việc đưa quân vào Iraq và về việc không rút quân khỏi Afghanistan.
Ông cũng không còn coi Nga là kẻ thù địa chính trị số 1 của Mỹ tuy vẫn không chịu nhìn Tổng thống Putin “qua cặp kính màu hồng”.
Theo CNN, sau ba vòng tranh luận, ông Obama chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ là 48% (ông Romney – 40%). Theo NBC, ông Obama chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 53% (ông Romney – 23%). Cuộc thăm dò do CBS thực hiện cũng cho thấy kết quả tương tự.
Ngoài ra, ông Obama còn chiến thắng về “mức độ thiện cảm” của cử tri (48% so với 42% của ông Romney).
Một nhà bình luận truyền hình đã khái quát bằng ngôn ngữ dễ hiểu như sau: “Ông Obama đã hạ thủ ông Romney nhưng ông Romney cũng có được dáng vẻ của một Tổng thống”.
Các phu nhân tham chiến
Trong khi các ông chồng “giao chiến”, các “bà xã” của họ - bà Michelle Obama và bà Ann Romney - cũng không chịu đứng ngoài cuộc.
Bà Michelle Obama (trái) và bà Ann Romney (phải)
Cả hai bà đều biểu lộ vẻ trẻ trung, duyên dáng, tâm trạng phấn chấn và những bộ trang phục thanh lịch.
Đồng thời, họ giới thiệu với công chúng nghệ thuật nấu nướng của họ, kể về lối sống lành mạnh và quan niệm của họ về một gia đình mẫu mực, hạnh phúc.
Người dân Mỹ bình thường có thể chọn lựa giữa việc tập thể dục vào lúc 5 giờ sáng của bà Michelle hoặc những buổi dạo chơi trên lưng ngựa của bà Ann.
Nếu bà Ann khích lệ người Mỹ bằng cách kể về việc cá nhân bà đã đấu tranh như thế nào với chứng đãng trí và bệnh ung thư vú, thì bà Michelle tiết lộ những bí quyết giúp cho thân hình bà được cân đối, kể về những luống rau xanh mà bà trồng ngay trong khuôn viên Nhà Trắng.
Nhưng trong lĩnh vực nấu nướng, bà Michelle hơn hẳn bà Ann. Trong số mới nhất ra tháng 10, tờ tạp chí Family Circle đã công bố kết quả cuộc thi nướng loại bánh ngọt sôcôla nhân hồ đào.
Loại bánh của bà Michelle được nhiều “cử tri” (51,5%) ưa thích hơn so với loại bánh của bà Ann.
Theo các con số thống kê, 4 trong số 5 người chiến trắng trong các cuộc thi trước đây đã trở thành bà chủ Nhà Trắng.
Đỉnh điểm chiến dịch tranh cử kéo dài hàng tháng trời dĩ nhiên rơi vào tháng 10 với 3 cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa ứng viên đảng Dân chủ Barack Obama và ứng viên đảng Cộng hoà Mitt Romney.
Đặc biệt quan trọng là cuộc tranh luận thứ ba (diễn ra ngày 22/10 vừa qua). Bất kỳ sơ suất nào cũng kéo theo hậu quả tai hại bởi vì không có điều kiện sửa chữa.
Để chuẩn bị cho các cuộc tranh luận, hai đối thủ đã có một thỏa thuận chính thức. Chẳng hạn, thỏa thuận đó quy định chính xác hình dạng bàn ghế và diễn đàn cũng như kích thước của chúng, nhất là chiều cao.
Mục đích là loại trừ cảnh tượng trong lúc tranh luận, một người phải nhìn lên với vẻ thảm hại còn người kia nhìn xuống với vẻ trịch thượng. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề chiều cao dễ dàng được giải quyết bởi vì cả 2 đối thủ đều cao xấp xỉ nhau.
Các ứng viên Barack Obama (trái) và Mitt Romney (phải)
Thỏa thuận đề cập đến cả màu sắc cánh gà sân khấu, cách phân bố màu bình đẳng nhau – màu xanh cho ứng viên đảng Dân chủ còn màu đỏ cho ứng viên đảng Cộng hoà.
Thậm chí, thoả thuận còn quy định cả nhiệt độ trên sân khấu, chắc hẳn để tránh lặp lại một sự cố trong quá khứ, khi ứng viên Nixon tranh luận với ứng viên Kennedy.
Những giọt mồ hôi “phản trắc” lấp lánh trên khuôn mặt Nixon đã khiến ông thua cuộc.
Tuy nhiên, các ứng viên thường vi phạm thoả thuận mà họ đã ký kết. Chẳng hạn, thoả thuận đạt được cấm hai đối thủ trực tiếp đặt câu hỏi cho nhau.
Ngoài người dẫn chương trình, không ai được phép rời khỏi chỗ ngồi của mình ở sau bàn khi người kia đang nói, không được phép tiến lại gần người kia cũng như không được phép đặt vài lần cùng một câu hỏi.
Tất cả những quy định này đều bị cả hai ứng viên nhiều lần vi phạm, đặc biệt trong thời gian diễn ra cuộc tranh luận thứ hai.
Ông Romney từ diều hâu biến thành bồ câu
Trong cuộc tranh luận thứ ba, ông Obama để ra một kế hoạch tối đa với mục tiêu chứng minh trước bàn dân thiên hạ là đối thủ của ông non kém về chính sách đối ngoại, về hoạt động ngoại giao và chiến lược quân sự.
Ông Romney chỉ có một kế hoạch tối thiểu - chứng minh cho người Mỹ thấy ông có năng lực của một Tổng tư lệnh và của một nhà ngoại giao tầm cỡ.
Theo đánh giá của các nhà phân tích, ông Obama tuy thực hiện được kế hoạch tối đa của mình nhưng không hoàn toàn.
Còn ông Romney thực hiện được đầy đủ kế hoạch tối thiểu của mình. Ông đã từ diều hâu biến thành bồ câu. Ông đồng ý với nhiều quyết định trong chính sách đối ngoại của ông Obama, lờ đi những phát biểu cực đoan của mình về việc can thiệp vào Syria, về việc ném bom Iran, về việc đưa quân vào Iraq và về việc không rút quân khỏi Afghanistan.
Ông cũng không còn coi Nga là kẻ thù địa chính trị số 1 của Mỹ tuy vẫn không chịu nhìn Tổng thống Putin “qua cặp kính màu hồng”.
Theo CNN, sau ba vòng tranh luận, ông Obama chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ là 48% (ông Romney – 40%). Theo NBC, ông Obama chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 53% (ông Romney – 23%). Cuộc thăm dò do CBS thực hiện cũng cho thấy kết quả tương tự.
Ngoài ra, ông Obama còn chiến thắng về “mức độ thiện cảm” của cử tri (48% so với 42% của ông Romney).
Một nhà bình luận truyền hình đã khái quát bằng ngôn ngữ dễ hiểu như sau: “Ông Obama đã hạ thủ ông Romney nhưng ông Romney cũng có được dáng vẻ của một Tổng thống”.
Các phu nhân tham chiến
Trong khi các ông chồng “giao chiến”, các “bà xã” của họ - bà Michelle Obama và bà Ann Romney - cũng không chịu đứng ngoài cuộc.
Bà Michelle Obama (trái) và bà Ann Romney (phải)
Cả hai bà đều biểu lộ vẻ trẻ trung, duyên dáng, tâm trạng phấn chấn và những bộ trang phục thanh lịch.
Đồng thời, họ giới thiệu với công chúng nghệ thuật nấu nướng của họ, kể về lối sống lành mạnh và quan niệm của họ về một gia đình mẫu mực, hạnh phúc.
Người dân Mỹ bình thường có thể chọn lựa giữa việc tập thể dục vào lúc 5 giờ sáng của bà Michelle hoặc những buổi dạo chơi trên lưng ngựa của bà Ann.
Nếu bà Ann khích lệ người Mỹ bằng cách kể về việc cá nhân bà đã đấu tranh như thế nào với chứng đãng trí và bệnh ung thư vú, thì bà Michelle tiết lộ những bí quyết giúp cho thân hình bà được cân đối, kể về những luống rau xanh mà bà trồng ngay trong khuôn viên Nhà Trắng.
Nhưng trong lĩnh vực nấu nướng, bà Michelle hơn hẳn bà Ann. Trong số mới nhất ra tháng 10, tờ tạp chí Family Circle đã công bố kết quả cuộc thi nướng loại bánh ngọt sôcôla nhân hồ đào.
Loại bánh của bà Michelle được nhiều “cử tri” (51,5%) ưa thích hơn so với loại bánh của bà Ann.
Theo các con số thống kê, 4 trong số 5 người chiến trắng trong các cuộc thi trước đây đã trở thành bà chủ Nhà Trắng.